HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Đảm bảo đo lường trong doanh nghiệp: Mục tiêu cốt lõi nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập
Nội dung:

Chương trình đảm bảo đo lường là mục tiêu xuyên suốt, cốt lõi của “Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 996/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (viết tắt là Đề án 996). Để triển khai nhiệm vụ này, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 82/QĐ-BKHCN ngày 16/01/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án 996.

Chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp (điểm b Khoản 1 Mục I Điều 1 Đề án 996). Mục tiêu cụ thể của các giai đoạn triển khai Đề án đều đề cập đến việc triển khai Chương trình đảm bảo đo lường cho ít nhất 50.000 doanh nghiệp trong giai đoạn đến năm 2025 và cho ít nhất 100.000 doanh nghiệp trong giai đoạn đến năm 2030 (điểm a, b Khoản 2 Mục I Điều 1 Đề án 996). Hơn nữa, một trong 6 nhóm giải pháp triển khai thực hiện Đề án là hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường (Khoản 4 Mục II Đề án 996).

 

Chương trình đảm bảo đo lường là mục tiêu xuyên suốt, cốt lõi của Đề án 996. (ảnh minh họa)

Vì vậy, Chương trình đảm bảo đo lường là mục tiêu xuyên suốt, cốt lõi của Đề án. Với sự cần thiết và tầm quan trọng như vậy, ngày 17/3/2021 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kèm theo Quyết định số 510/QĐ-BKHCN “Hướng dẫn xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp”.

Theo ông Trần Quý Giầu – Phó Vụ trưởng Vụ Đo lường (Tổng cục TCĐLCL) căn cứ “Hướng dẫn xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp”, doanh nghiệp sẽ lựa chọn, xây dựng Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô, loại hình doanh nghiệp nhằm bảo đảm tính khả thi và mạng lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.

Dự kiến hiệu quả mang lại từ việc xây dựng và áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp:

Thứ nhất, kinh tế hằng năm được thực hiện thông qua ước định các chỉ tiêu sau: Giảm tổn thất kinh tế của doanh nghiệp do rà soát, hoàn thiện, loại trừ, khắc phục các hạn chế, tồn tại trong thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện, thiết bị đo, thử nghiệm, kiểm tra và việc thực hiện các phương pháp đo, thử nghiệm, kiểm tra hiện đang áp dụng; Giảm chi phí nghiên cứu và vận hành quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do đổi mới, áp dụng phương pháp đo mới, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện, thiết bị đo, thử nghiệm, kiểm tra mới có chất lượng và công nghệ cao hơn;

Đánh giá mức độ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, giảm thất thoát, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ; Tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Thứ hai, dự kiến hiệu quả xã hội được thực hiện thông qua ước định mức độ tăng cường kiểm soát phát thải ra môi trường; bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thứ ba, dự kiến mức độ tăng cường hội nhập được thực hiện thông qua ước định mức độ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tham gia chuỗi cung cấp sản phẩm, hàng hóa toàn cầu.

Hà My




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Đảm bảo đo lường trong doanh nghiệp: Mục tiêu cốt lõi nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập
Ngày xuất bản: Thứ ba - 05/10/2021 03:47
Nội dung:

Chương trình đảm bảo đo lường là mục tiêu xuyên suốt, cốt lõi của “Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 996/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (viết tắt là Đề án 996). Để triển khai nhiệm vụ này, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 82/QĐ-BKHCN ngày 16/01/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án 996.

Chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp (điểm b Khoản 1 Mục I Điều 1 Đề án 996). Mục tiêu cụ thể của các giai đoạn triển khai Đề án đều đề cập đến việc triển khai Chương trình đảm bảo đo lường cho ít nhất 50.000 doanh nghiệp trong giai đoạn đến năm 2025 và cho ít nhất 100.000 doanh nghiệp trong giai đoạn đến năm 2030 (điểm a, b Khoản 2 Mục I Điều 1 Đề án 996). Hơn nữa, một trong 6 nhóm giải pháp triển khai thực hiện Đề án là hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường (Khoản 4 Mục II Đề án 996).

 

Chương trình đảm bảo đo lường là mục tiêu xuyên suốt, cốt lõi của Đề án 996. (ảnh minh họa)

Vì vậy, Chương trình đảm bảo đo lường là mục tiêu xuyên suốt, cốt lõi của Đề án. Với sự cần thiết và tầm quan trọng như vậy, ngày 17/3/2021 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kèm theo Quyết định số 510/QĐ-BKHCN “Hướng dẫn xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp”.

Theo ông Trần Quý Giầu – Phó Vụ trưởng Vụ Đo lường (Tổng cục TCĐLCL) căn cứ “Hướng dẫn xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp”, doanh nghiệp sẽ lựa chọn, xây dựng Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô, loại hình doanh nghiệp nhằm bảo đảm tính khả thi và mạng lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.

Dự kiến hiệu quả mang lại từ việc xây dựng và áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp:

Thứ nhất, kinh tế hằng năm được thực hiện thông qua ước định các chỉ tiêu sau: Giảm tổn thất kinh tế của doanh nghiệp do rà soát, hoàn thiện, loại trừ, khắc phục các hạn chế, tồn tại trong thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện, thiết bị đo, thử nghiệm, kiểm tra và việc thực hiện các phương pháp đo, thử nghiệm, kiểm tra hiện đang áp dụng; Giảm chi phí nghiên cứu và vận hành quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do đổi mới, áp dụng phương pháp đo mới, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện, thiết bị đo, thử nghiệm, kiểm tra mới có chất lượng và công nghệ cao hơn;

Đánh giá mức độ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, giảm thất thoát, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ; Tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Thứ hai, dự kiến hiệu quả xã hội được thực hiện thông qua ước định mức độ tăng cường kiểm soát phát thải ra môi trường; bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thứ ba, dự kiến mức độ tăng cường hội nhập được thực hiện thông qua ước định mức độ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tham gia chuỗi cung cấp sản phẩm, hàng hóa toàn cầu.

Hà My




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây