HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Diễn đàn GS1 toàn cầu 2022 và chiến lược ưu tiên dành cho tiêu chuẩn hoá
Nội dung:

GS1 Việt Nam đưa ra kế hoạch hoạt động từ nay đến 2025 tập trung xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng công nghệ, giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng và thuận lợi hơn trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tại Diễn đàn, GS1 Việt Nam tham gia các phiên làm việc và có 2 trình bày của ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ – CEO, GS1 Việt Nam và của ông Bùi Bá Chính, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số Mã vạch quốc gia (NBC) – COO, GS1 Việt Nam.

Trong khuôn khổ sự kiện toàn cầu này, các GS1 khu vực Bắc Mỹ, châu Mỹ Latinh, châu Phi, châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương cũng tổ chức các diễn đàn khu vực nhằm báo cáo kết quả và định hướng tương lai.

Ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – CEO, GS1 Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn AP.

Trong vai trò chủ trì phiên họp Diễn đàn GS1 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (AP), ông Hà Minh Hiệp đã phát biểu khai mạc và nhấn mạnh “Diễn đàn là dịp để các quốc gia khu vực AP điểm lại hoạt động đã thực hiện năm 2021 và đưa ra các kế hoạch năm 2022. Đại dịch Covid-19 gây ra những khó khăn và thách thức nhưng đó cũng là cơ hội để cộng đồng GS1 có các chiến lược ứng biến phù hợp với tình hình toàn cầu hiện nay”.

Tại Phiên họp, Ban điều hành GS1 khu vực AP tổng quan các hoạt động của GS1 trong năm 2021 và đưa ra chiến lược của khu vực năm 2022 – 2025 đối với các ưu tiên của GS1 toàn cầu bao gồm: Tiêu chuẩn toàn cầu, Mã số mã vạch, GS1 trong y tế, phát triển thị trường và chuyển đổi mã vạch 2D; Verified by GS1; triển khai các chính sách về mã số mã vạch, bán lẻ, chính sách công và phát triển bền vững.

Đồng thời, thảo luận triển khai các chiến lược khu vực về thương mại xuyên biên giới và hải quan, trong đó áp dụng truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn GS1.

Ông Bùi Bá Chính, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số Mã vạch quốc gia – COO, GS1 Việt Nam tham gia Diễn đàn.  

Kết thúc sự kiện GS1 Global forum 2022, trong phiên toàn thể bế mạc, ông Bùi Bá Chính đại diện các nước khu vực AP chia sẻ các hoạt động, đóng góp trong suốt năm 2021 của GS1 AP trong sự phát triển của GS1 toàn cầu cũng như trong cộng đồng GS1. Đồng thời, đưa ra kế hoạch và tầm nhìn của GS1 khu vực AP trong kế hoạch chung của GS1 toàn cầu.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực năng động, có khả năng phục hồi và cạnh tranh cao, có tầm quan trọng về mặt chiến lược đối với bất kỳ nền kinh tế nào tập trung vào đổi mới và tăng trưởng dài hạn.

Ông Chính nhấn mạnh, GS1 các nước khu vực AP năm vừa qua đã tập trung tăng cường hợp tác khu vực, hỗ trợ nền công nghiệp và làm sâu sắc hơn sự hợp tác liên chính phủ và các tổ chức chính phủ. Trong đó, GS1 khu vực AP đã hợp tác với các nhóm ngành công nghiệp, các quốc gia thành viên để hỗ trợ và áp dụng giải pháp “Verified by GS1” là nền tảng phát triển sáng kiến khác trong khu vực và toàn cầu.

Ngoài ra, GS1 khu vực AP cũng mang lại giá trị thực sự cho các quốc gia thành viên trong tương lai là hỗ trợ hiệu quả hợp tác thương mại xuyên biên giới, tạo thuận lợi thương mại giữa các quốc gia trong khu vực, trong đó bao gồm cơ quan Hải quan sử dụng các tiêu chuẩn GS1 và hỗ trợ chia sẻ dữ liệu để tránh rủi ro trong quản lý và xuất nhập khẩu.

Điển hình, GS1 Việt Nam cũng áp dụng Tiêu chuẩn GS1 về truy xuất nguồn gốc xuyên biên giới trong khuôn khổ dự án với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); GS1 Trung Quốc hợp tác với hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại; GS1 Úc thực hiện số hóa quy trình tuân thủ và chứng nhận…

GS1 tập trung ưu tiên vào thương mại điện tử và phát triển thị trường bằng cách hiện đại hóa GTIN, hợp tác với Google cũng như đồng hành cùng toàn cầu trong Chương trình chuyển đổi mã vạch 2 chiều (2D) từ nay cho đến 2027.

Diễn đàn GS1 toàn cầu năm 2022. 

Với cam kết của khu vực trước Diễn đàn toàn cầu, GS1 Việt Nam cũng đưa ra các kế hoạch hoạt động từ nay đến 2025 tập trung xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng công nghệ, giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng và thuận lợi hơn trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

GS1 Global Forum là sự kiện thường niên của GS1 nhằm chia sẻ thành tựu của GS1 MO trên toàn cầu trong năm 2021 và kế hoạch năm 2022 cũng như chiến lược dài hạn đến 2025. Sự kiện diễn ra từ ngày 21 – 24/2 với sự tham gia của 2682 đại biểu từ 112 GS1 MO và doanh nghiệp, đối tác, cơ quan nhà nước trên toàn cầu. Sự kiện bao gồm 4 phiên toàn thể, 4 buổi tọa đàm và hơn 50 phiên làm việc.

 Thanh Tùng




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Diễn đàn GS1 toàn cầu 2022 và chiến lược ưu tiên dành cho tiêu chuẩn hoá
Ngày xuất bản: Thứ sáu - 11/03/2022 05:46
Nội dung:

GS1 Việt Nam đưa ra kế hoạch hoạt động từ nay đến 2025 tập trung xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng công nghệ, giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng và thuận lợi hơn trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tại Diễn đàn, GS1 Việt Nam tham gia các phiên làm việc và có 2 trình bày của ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ – CEO, GS1 Việt Nam và của ông Bùi Bá Chính, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số Mã vạch quốc gia (NBC) – COO, GS1 Việt Nam.

Trong khuôn khổ sự kiện toàn cầu này, các GS1 khu vực Bắc Mỹ, châu Mỹ Latinh, châu Phi, châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương cũng tổ chức các diễn đàn khu vực nhằm báo cáo kết quả và định hướng tương lai.

Ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – CEO, GS1 Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn AP.

Trong vai trò chủ trì phiên họp Diễn đàn GS1 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (AP), ông Hà Minh Hiệp đã phát biểu khai mạc và nhấn mạnh “Diễn đàn là dịp để các quốc gia khu vực AP điểm lại hoạt động đã thực hiện năm 2021 và đưa ra các kế hoạch năm 2022. Đại dịch Covid-19 gây ra những khó khăn và thách thức nhưng đó cũng là cơ hội để cộng đồng GS1 có các chiến lược ứng biến phù hợp với tình hình toàn cầu hiện nay”.

Tại Phiên họp, Ban điều hành GS1 khu vực AP tổng quan các hoạt động của GS1 trong năm 2021 và đưa ra chiến lược của khu vực năm 2022 – 2025 đối với các ưu tiên của GS1 toàn cầu bao gồm: Tiêu chuẩn toàn cầu, Mã số mã vạch, GS1 trong y tế, phát triển thị trường và chuyển đổi mã vạch 2D; Verified by GS1; triển khai các chính sách về mã số mã vạch, bán lẻ, chính sách công và phát triển bền vững.

Đồng thời, thảo luận triển khai các chiến lược khu vực về thương mại xuyên biên giới và hải quan, trong đó áp dụng truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn GS1.

Ông Bùi Bá Chính, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số Mã vạch quốc gia – COO, GS1 Việt Nam tham gia Diễn đàn.  

Kết thúc sự kiện GS1 Global forum 2022, trong phiên toàn thể bế mạc, ông Bùi Bá Chính đại diện các nước khu vực AP chia sẻ các hoạt động, đóng góp trong suốt năm 2021 của GS1 AP trong sự phát triển của GS1 toàn cầu cũng như trong cộng đồng GS1. Đồng thời, đưa ra kế hoạch và tầm nhìn của GS1 khu vực AP trong kế hoạch chung của GS1 toàn cầu.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực năng động, có khả năng phục hồi và cạnh tranh cao, có tầm quan trọng về mặt chiến lược đối với bất kỳ nền kinh tế nào tập trung vào đổi mới và tăng trưởng dài hạn.

Ông Chính nhấn mạnh, GS1 các nước khu vực AP năm vừa qua đã tập trung tăng cường hợp tác khu vực, hỗ trợ nền công nghiệp và làm sâu sắc hơn sự hợp tác liên chính phủ và các tổ chức chính phủ. Trong đó, GS1 khu vực AP đã hợp tác với các nhóm ngành công nghiệp, các quốc gia thành viên để hỗ trợ và áp dụng giải pháp “Verified by GS1” là nền tảng phát triển sáng kiến khác trong khu vực và toàn cầu.

Ngoài ra, GS1 khu vực AP cũng mang lại giá trị thực sự cho các quốc gia thành viên trong tương lai là hỗ trợ hiệu quả hợp tác thương mại xuyên biên giới, tạo thuận lợi thương mại giữa các quốc gia trong khu vực, trong đó bao gồm cơ quan Hải quan sử dụng các tiêu chuẩn GS1 và hỗ trợ chia sẻ dữ liệu để tránh rủi ro trong quản lý và xuất nhập khẩu.

Điển hình, GS1 Việt Nam cũng áp dụng Tiêu chuẩn GS1 về truy xuất nguồn gốc xuyên biên giới trong khuôn khổ dự án với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); GS1 Trung Quốc hợp tác với hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại; GS1 Úc thực hiện số hóa quy trình tuân thủ và chứng nhận…

GS1 tập trung ưu tiên vào thương mại điện tử và phát triển thị trường bằng cách hiện đại hóa GTIN, hợp tác với Google cũng như đồng hành cùng toàn cầu trong Chương trình chuyển đổi mã vạch 2 chiều (2D) từ nay cho đến 2027.

Diễn đàn GS1 toàn cầu năm 2022. 

Với cam kết của khu vực trước Diễn đàn toàn cầu, GS1 Việt Nam cũng đưa ra các kế hoạch hoạt động từ nay đến 2025 tập trung xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng công nghệ, giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng và thuận lợi hơn trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

GS1 Global Forum là sự kiện thường niên của GS1 nhằm chia sẻ thành tựu của GS1 MO trên toàn cầu trong năm 2021 và kế hoạch năm 2022 cũng như chiến lược dài hạn đến 2025. Sự kiện diễn ra từ ngày 21 – 24/2 với sự tham gia của 2682 đại biểu từ 112 GS1 MO và doanh nghiệp, đối tác, cơ quan nhà nước trên toàn cầu. Sự kiện bao gồm 4 phiên toàn thể, 4 buổi tọa đàm và hơn 50 phiên làm việc.

 Thanh Tùng




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây