HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Giải pháp phát triển hạ tầng đo lường quốc gia trong bối cảnh mới
Nội dung:

Trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển hạ tầng đo lường quốc gia của Việt Nam đáp ứng bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Hệ thống đo lường ngày càng hoàn thiện

Ngày 20/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 08/SL quy định hệ thống đo lường áp dụng ở nước ta là Hệ mét. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên về đo lường, là nền tảng tạo nên sự trưởng thành của đo lường và quản lý đo lường ở nước ta ngày nay.

Qua thời gian, hệ thống đo lường nước ta ngày càng hoàn thiện và phát triển, góp phần quan trọng đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân trong các giao dịch kinh tế, dân sự, giúp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư năng lượng; bảo vệ sức khoẻ và môi trường, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước…; là công cụ đắc lực góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong đó, Viện Đo lường Việt Nam (VMI) là cơ quan quốc gia về đo lường, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống đo lường quốc gia, được chỉ định thực hiện việc thiết lập và duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia các đại lượng vật lý, hóa học với độ chính xác cao nhất ở quốc gia. Các chuẩn đo lường quốc gia được liên kết chuẩn tới hệ đơn vị quốc tế SI, dẫn xuất chuẩn đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn, tạo cơ sở pháp lý và khoa học thống nhất để thực hiện các hoạt động đo lường trong phạm vi cả nước và giữa các quốc gia/nền kinh tế cùng thiết lập, duy trì và bảo quản các chuẩn đo lường quốc gia với trình độ tương đương nhau.

Trong hệ thống chuẩn đo lường quốc gia Việt Nam hiện nay có 30 chuẩn đo lường quốc gia thuộc 12 lĩnh vực của Viện Đo lường Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt là chuẩn đo lường quốc gia. Ngoài ra, trong hệ thống đo lường quốc gia còn có các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường thuộc các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ, sản xuất, nghiên cứu khoa học. Trong cả nước hiện có hơn 600 phòng thí nghiệm được công nhận hoạt động đo lường phục vụ đảm bảo đo lường chính xác cho các ngành và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Trình độ chuẩn đo lường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm này ở mức chuẩn chính, chuẩn công tác, phương tiện đo có cấp độ chính xác thấp hơn chuẩn đo lường quốc gia. Các phòng thí nghiệm trong hệ thống đo lường quốc gia làm cơ sở kỹ thuật bảo đảm tính thống nhất và chính xác của các hoạt động đo lường trong phạm vi cả nước và hội nhập quốc tế.

Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục

Theo TS Cao Xuân Quân, hệ thống đo lường quốc gia hiện nay còn khó khăn, tồn tại một số vấn đề. Một là, hạ tầng kỹ thuật đo lường quốc gia còn thiếu tính đồng bộ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nghèo nàn, không đủ điều kiện để đảm bảo duy trì các hệ thống chuẩn đo lường có độ chính xác cao, do đó chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, cũng như nhu cầu của doanh nghiệp trong việc đảm bảo đo lường chính xác, số lượng các phép hiệu chuẩn CMCs-MRA còn hạn chế…

Hai là, nhận thức về vai trò, vị trí của hoạt động đo lường cũng như đầu tư hạ tầng đo lường của nhiều bộ, ngành, địa phương chưa đúng tầm, nhiều khi còn coi nhẹ…, dẫn đến chưa có sự thống nhất chung định hướng đầu tư hạ tầng kỹ thuật đo lường ở các bộ, ngành, vùng miền, địa phương phù hợp với hạ tầng kỹ thuật đo lường cấp quốc gia và với nhu cầu thực tế, hoạt động đầu tư còn chồng chéo, kém hiệu quả, gây lãng phí vốn đầu tư.

Ba là, nguồn nhân lực cho hoạt động đo lường còn thiếu, yếu và ít được đào tạo cơ bản cũng như chuyên sâu về nghiệp vụ đo lường, còn nhiều hạn chế về năng lực quản lý và trình độ kỹ thuật nghiệp vụ, chưa đáp ứng được hoạt động cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ đo lường của các doanh nghiệp…

Bốn là, công tác hội nhập quốc tế về đo lường chưa được chú trọng, chưa chủ động tích cực tham gia, tổ chức các chương trình để nâng tầm vị thế của đo lường Việt Nam trong khu vực và trên thế giới…

Giải pháp phát triển hạ tầng đo lường quốc gia trong bối cảnh mới

Cũng theo TS Cao Xuân Quân, một trong những mục tiêu quan trọng phát triển hạ tầng đo lường quốc gia giai đoạn đến năm 2025, định hướng 2030 chính là phát triển đo lường Việt Nam đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước, với quy hoạch phát triển của bộ, ngành, địa phương; hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên; xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp, tăng cường hoạt động đo lường gắn chặt với hoạt động doanh nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đo lường nhằm huy động đa dạng các nguồn lực đóng góp phát triển hoạt động đo lường…

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới ngành đo lường nước ta cần thực hiện các giải pháp như sửa đổi chính sách về đo lường, tạo thuận lợi cho hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp: cần xây dựng, ban hành Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế đến năm 2025, rà soát, bổ sung Danh mục đến năm 2030.

Ban hành chính sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đo lường, thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đo lường; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ đo lường. Rà soát, bổ sung phương tiện đo, chuẩn đo lường, chất chuẩn vào Danh mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

Ban hành bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường, thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường quốc gia: trong thời gian tới, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phải xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại và đáp ứng hội nhập quốc tế. Phát triển mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường đáp ứng các yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để phục vụ nhu cầu về đo lường của doanh nghiệp.

Duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, đảm bảo độ chính xác và tính liên kết chuẩn đo lường quốc gia của Việt Nam đến chuẩn đo lường quốc gia, chuẩn đo lường quốc tế có độ chính xác cao hơn của các Viện đo lường quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ đo lường. Nghiên cứu phát triển, thương mại hóa chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo phù hợp tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường: nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp về công tác quản lý hoạt động đo lường; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo.

Triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa: cụ thể, i) hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo; ii) cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo; iii) tham gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến trong quá trình sản xuất theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tăng cường hợp tác quốc tế: Viện Đo lường Việt Nam cần tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và khu vực về đo lường mà hiện Việt Nam là thành viên. Đẩy mạnh trao đổi, hợp tác nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ với các cơ quan, tổ chức đo lường các quốc gia/nền kinh tế trong khu vực và thế giới; mở rộng tham gia đàm phán, ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương nhằm thừa nhận lẫn nhau kết quả đo, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, sản phẩm hàng hóa tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động đo lường phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế.

Trong thời gian tới, các chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế đất nước, cũng như nhu cầu tất yếu về phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế thế giới đã đặt ra những nhiệm vụ ngày càng cao cho hoạt động đo lường. Bởi đây là hoạt động quan trọng, ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, góp phần không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp được coi là trọng tâm tạo ra giá trị cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế. Vì vậy, phát triển hệ thống đo lường quốc gia đồng bộ, hiện đại, và nhiều phép đo (CMCs-MRA) được thừa nhận quốc tế sẽ giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp không phải mang chuẩn, thiết bị ra nước ngoài để liên kết chuẩn; hạn chế việc phải tiến hành đo kiểm tra lại các chỉ tiêu chất lượng hàng hóa khi thông quan.

 

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đo lường, để tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa, ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 996/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đề án đang được triển khai thực hiện và hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều đột phá trong hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp thời gian tới.

Bảo Lâm




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Giải pháp phát triển hạ tầng đo lường quốc gia trong bối cảnh mới
Ngày xuất bản: Thứ hai - 06/09/2021 21:40
Nội dung:

Trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển hạ tầng đo lường quốc gia của Việt Nam đáp ứng bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Hệ thống đo lường ngày càng hoàn thiện

Ngày 20/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 08/SL quy định hệ thống đo lường áp dụng ở nước ta là Hệ mét. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên về đo lường, là nền tảng tạo nên sự trưởng thành của đo lường và quản lý đo lường ở nước ta ngày nay.

Qua thời gian, hệ thống đo lường nước ta ngày càng hoàn thiện và phát triển, góp phần quan trọng đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân trong các giao dịch kinh tế, dân sự, giúp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư năng lượng; bảo vệ sức khoẻ và môi trường, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước…; là công cụ đắc lực góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong đó, Viện Đo lường Việt Nam (VMI) là cơ quan quốc gia về đo lường, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống đo lường quốc gia, được chỉ định thực hiện việc thiết lập và duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia các đại lượng vật lý, hóa học với độ chính xác cao nhất ở quốc gia. Các chuẩn đo lường quốc gia được liên kết chuẩn tới hệ đơn vị quốc tế SI, dẫn xuất chuẩn đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn, tạo cơ sở pháp lý và khoa học thống nhất để thực hiện các hoạt động đo lường trong phạm vi cả nước và giữa các quốc gia/nền kinh tế cùng thiết lập, duy trì và bảo quản các chuẩn đo lường quốc gia với trình độ tương đương nhau.

Trong hệ thống chuẩn đo lường quốc gia Việt Nam hiện nay có 30 chuẩn đo lường quốc gia thuộc 12 lĩnh vực của Viện Đo lường Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt là chuẩn đo lường quốc gia. Ngoài ra, trong hệ thống đo lường quốc gia còn có các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường thuộc các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ, sản xuất, nghiên cứu khoa học. Trong cả nước hiện có hơn 600 phòng thí nghiệm được công nhận hoạt động đo lường phục vụ đảm bảo đo lường chính xác cho các ngành và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Trình độ chuẩn đo lường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm này ở mức chuẩn chính, chuẩn công tác, phương tiện đo có cấp độ chính xác thấp hơn chuẩn đo lường quốc gia. Các phòng thí nghiệm trong hệ thống đo lường quốc gia làm cơ sở kỹ thuật bảo đảm tính thống nhất và chính xác của các hoạt động đo lường trong phạm vi cả nước và hội nhập quốc tế.

Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục

Theo TS Cao Xuân Quân, hệ thống đo lường quốc gia hiện nay còn khó khăn, tồn tại một số vấn đề. Một là, hạ tầng kỹ thuật đo lường quốc gia còn thiếu tính đồng bộ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nghèo nàn, không đủ điều kiện để đảm bảo duy trì các hệ thống chuẩn đo lường có độ chính xác cao, do đó chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, cũng như nhu cầu của doanh nghiệp trong việc đảm bảo đo lường chính xác, số lượng các phép hiệu chuẩn CMCs-MRA còn hạn chế…

Hai là, nhận thức về vai trò, vị trí của hoạt động đo lường cũng như đầu tư hạ tầng đo lường của nhiều bộ, ngành, địa phương chưa đúng tầm, nhiều khi còn coi nhẹ…, dẫn đến chưa có sự thống nhất chung định hướng đầu tư hạ tầng kỹ thuật đo lường ở các bộ, ngành, vùng miền, địa phương phù hợp với hạ tầng kỹ thuật đo lường cấp quốc gia và với nhu cầu thực tế, hoạt động đầu tư còn chồng chéo, kém hiệu quả, gây lãng phí vốn đầu tư.

Ba là, nguồn nhân lực cho hoạt động đo lường còn thiếu, yếu và ít được đào tạo cơ bản cũng như chuyên sâu về nghiệp vụ đo lường, còn nhiều hạn chế về năng lực quản lý và trình độ kỹ thuật nghiệp vụ, chưa đáp ứng được hoạt động cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ đo lường của các doanh nghiệp…

Bốn là, công tác hội nhập quốc tế về đo lường chưa được chú trọng, chưa chủ động tích cực tham gia, tổ chức các chương trình để nâng tầm vị thế của đo lường Việt Nam trong khu vực và trên thế giới…

Giải pháp phát triển hạ tầng đo lường quốc gia trong bối cảnh mới

Cũng theo TS Cao Xuân Quân, một trong những mục tiêu quan trọng phát triển hạ tầng đo lường quốc gia giai đoạn đến năm 2025, định hướng 2030 chính là phát triển đo lường Việt Nam đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước, với quy hoạch phát triển của bộ, ngành, địa phương; hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên; xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp, tăng cường hoạt động đo lường gắn chặt với hoạt động doanh nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đo lường nhằm huy động đa dạng các nguồn lực đóng góp phát triển hoạt động đo lường…

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới ngành đo lường nước ta cần thực hiện các giải pháp như sửa đổi chính sách về đo lường, tạo thuận lợi cho hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp: cần xây dựng, ban hành Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế đến năm 2025, rà soát, bổ sung Danh mục đến năm 2030.

Ban hành chính sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đo lường, thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đo lường; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ đo lường. Rà soát, bổ sung phương tiện đo, chuẩn đo lường, chất chuẩn vào Danh mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

Ban hành bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường, thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường quốc gia: trong thời gian tới, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phải xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại và đáp ứng hội nhập quốc tế. Phát triển mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường đáp ứng các yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để phục vụ nhu cầu về đo lường của doanh nghiệp.

Duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, đảm bảo độ chính xác và tính liên kết chuẩn đo lường quốc gia của Việt Nam đến chuẩn đo lường quốc gia, chuẩn đo lường quốc tế có độ chính xác cao hơn của các Viện đo lường quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ đo lường. Nghiên cứu phát triển, thương mại hóa chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo phù hợp tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường: nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp về công tác quản lý hoạt động đo lường; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo.

Triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa: cụ thể, i) hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo; ii) cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo; iii) tham gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến trong quá trình sản xuất theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tăng cường hợp tác quốc tế: Viện Đo lường Việt Nam cần tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và khu vực về đo lường mà hiện Việt Nam là thành viên. Đẩy mạnh trao đổi, hợp tác nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ với các cơ quan, tổ chức đo lường các quốc gia/nền kinh tế trong khu vực và thế giới; mở rộng tham gia đàm phán, ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương nhằm thừa nhận lẫn nhau kết quả đo, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, sản phẩm hàng hóa tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động đo lường phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế.

Trong thời gian tới, các chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế đất nước, cũng như nhu cầu tất yếu về phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế thế giới đã đặt ra những nhiệm vụ ngày càng cao cho hoạt động đo lường. Bởi đây là hoạt động quan trọng, ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, góp phần không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp được coi là trọng tâm tạo ra giá trị cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế. Vì vậy, phát triển hệ thống đo lường quốc gia đồng bộ, hiện đại, và nhiều phép đo (CMCs-MRA) được thừa nhận quốc tế sẽ giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp không phải mang chuẩn, thiết bị ra nước ngoài để liên kết chuẩn; hạn chế việc phải tiến hành đo kiểm tra lại các chỉ tiêu chất lượng hàng hóa khi thông quan.

 

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đo lường, để tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa, ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 996/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đề án đang được triển khai thực hiện và hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều đột phá trong hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp thời gian tới.

Bảo Lâm




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây