HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, Nghệ An và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển
Nội dung:
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống-Nghệ An được thành lập từ năm 2001 với diện tích rừng được giao quản lý 49.806 ha, bao gồm lâm phần của 12 xã thuộc 5 huyện miền núi cao Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương và Con Cuông. Mục tiêu của Khu BTTN là quản lý phục hồi rừng hiện có để bảo vệ mặt đệm lưu vực sông, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn và phát triển đa dạng nguồn sinh học và tạo nên khu du lịch sinh thái. Đánh giá được cấu trúc thảm thực vật và tính đa dạng thành phần loài thực vật ở Khu BTTN Pù Huống.
Vừa qua, đề tài khoa học “Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển: do TS Đỗ Ngọc Đài thực hiện đã có nhiều nội dung nghiên cứu quan trọng. Đề tài đã bổ sung được 1-2 loài mới cho khoa học và hệ thực vật Việt Nam. Đánh giá về giá trị sử dụng và các loài thực vật nguy cấp. Lập bản đồ tỷ lệ 1/50.000 của các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cho 40-50 loài. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững của hệ thực vật Pù Huống và định hướng khai thác, phát triển 2-3 loài có giá trị kinh tế cao.
Đề tài tập trung vào 4 nội dung ngiên cứu: Điều tra, khảo sát mức độ đa dạng thực vật tại Khu BTTN Pù Huống. Đánh giá tính đa dạng sinh học về thành phần loài thực vật ở Khu BTTN Pù Huống. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của hoạt động kinh tế, xã hội đến đa dạng sinh học ở vùng nghiên cứu. Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển đa dạng thực vật tại Khu BTTN Pù Huống.
Tập trung điều tra được 9 tuyến của 5 huyện (Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong) với tổng số mẫu tiêu bản thu được là 4.800. Lập được 22 OTC. Xác định được 1.806 loài. Mô tả 3 loài mới cho khoa học và 01 loài mới cho HTV Việt Nam. Lên tiêu bản bách thảo 420. Mô tả được 6 kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Huống. Đề xuất được các giải pháp bảo tồn và định hướng 3 loài có giá trị tiềm năng khai thác là Khôi tía, Trà hoa vàng nghệ an và Trà hoa vàng Pù Huống.

Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng, và lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp (700-1.600 m)

Thành phần các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Huống được phân thành 6 kiểu: 1) Kiểu rừng kín thường xanh, mưa nhiệt đới (<700 m). 2) Kiểu rừng kín lá cứng hơi ẩm nhiệt đới (<700 m). 3) Kiểu rừng trên núi đá vôi (<700 m). 4) Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới (<700 m). 5 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh, mưa mùa á nhiệt đới núi thấp (700-1.600 m). 6) Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng, và lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp (700-1.600 m).
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giảo pháp bảo tồn. Tập trung thực hiện 4 nhóm giải pháp:
 Nhóm giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Nhóm các giải pháp về bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, gồm: Bảo tồn tại chỗ: Đánh giá được thực trạng các loài quý, hiếm, đặc hữu, loài mới cho khoa học, các loài có giá trị kinh tế cao để có hướng vừa bảo tồn vừa khai thác bền vững như: Trà hoa vàng Nghệ An (Camellia ngheanensis), Trà hoa vàng pù khạng (Camellia pukhangensis), Bo bo (Alpinia spp.), Lan kim tuyến, Khôi tía, Huyết rồng, Kim cang, Bách xanh, lan hài, Pơ mu, Sa mu dầu... Và bảo tồn chuyển chỗ: Thử nghiệm nhân giống và trồng bảo tồn một số loài thực vật nguy cấp, có gía trị (hạt trần, một số loài cây thuốc) trong phân khu dịch vụ hành chính, nơi có điều kiện phù hợp với nơi sống của loài hoặc trong khu vực dự kiến xây dựng vườn thực vật, nhằm bảo tồn nguồn gen thực vật.
Nhóm giải pháp tổ chức hoạt động kinh tế, khoa học và công nghệ nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học Xây dựng và nhân rộng các mô hình, các vườn ươm giống đạt chuẩn về các loài cây bản địa, cây dược liệu có giá trị cao đặc sản của địa phương như: Lựa chọn một số đối tượng, mô hình đã thành công để nhân rộng, phát triển thành hàng hóa như Trà hoa vàng (hiện nay đã được phát triển thành thương hiệu hàng hóa rất tốt ở huyện Quế Phong).  Ưu tiên thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về phân bố, đặc tính sinh học, sinh thái học các loài thực vật nguy cấp, có giá trị như hoặc có số lượng rất ít phân bố rất hẹp tại KBTTN như: Sa mộc dầu, Đỉnh tùng, Lan hài xanh, Hồi nước, Kê huyết đằng,… nhằm xây dựng các giải pháp khả thi bảo tồn và phát triển bền vững các loài này. Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách Xây dựng, bổ sung các cơ chế chính sách về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp, để người dân được thụ hưởng chính sách, tạo sinh kế và việc làm, giảm áp lực tác động tiêu cực đến rừng tự nhiên, đặc biệt là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; chính sách khoán bảo vệ rừng; chính sách vay vốn trồng rừng, chăn nuôi xóa đói giảm nghèo theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Trà hoa vàng được đề xuất giải pháp định hướng khai thác, phát triển vì giá trị kinh tế cao
Trong nghiên cứu này cũng đã đề xuất giải pháp định hướng khai thác, phát triển: Xác định được 2 loài thực vật có giá trị kinh tế cao, đây là những loài có tiềm năng khai thác mang lại thu nhập cho người dân vùng đệm để giảm áp lực về rừng. Trong đó có:
Trà hoa vàng: Hầu hết các loài Trà hoa vàng tìm thấy ở nước ta đều có các thành phần quý, có khả năng phòng bệnh và tốt cho sức khỏe. Giá của các loài Trà hoa vàng trên thị trường rất cao. Giá mỗi kg hoa trà đã sấy khô hiện nay dao động từ 3-17 triệu đồng tùy loài. Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8%, giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, giảm tới 36,1% lượng lipoprotein trong máu, cao hơn 10% so với các liệu pháp chữa trị sử dụng tây dược hiện nay.
Khôi tía phân bố rộng khắp trong các vùng của cả nước, là một loại dược liệu quý có chứa tanin và glucodid. Lá có tác dụng Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng với triệu chứng ợ hơi, ợ chua, bụng đầy trướng; chữa mẩn ngứa, mề đay và dị ứng; hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp; viêm phế quản và viêm họng; ghẻ lở; nổi mề đay do huyết trệ; phát ban do phong nhiệt./.
Thái Anh

 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, Nghệ An và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển
Ngày xuất bản: Thứ hai - 26/07/2021 20:51
Nội dung:
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống-Nghệ An được thành lập từ năm 2001 với diện tích rừng được giao quản lý 49.806 ha, bao gồm lâm phần của 12 xã thuộc 5 huyện miền núi cao Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương và Con Cuông. Mục tiêu của Khu BTTN là quản lý phục hồi rừng hiện có để bảo vệ mặt đệm lưu vực sông, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn và phát triển đa dạng nguồn sinh học và tạo nên khu du lịch sinh thái. Đánh giá được cấu trúc thảm thực vật và tính đa dạng thành phần loài thực vật ở Khu BTTN Pù Huống.
Vừa qua, đề tài khoa học “Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển: do TS Đỗ Ngọc Đài thực hiện đã có nhiều nội dung nghiên cứu quan trọng. Đề tài đã bổ sung được 1-2 loài mới cho khoa học và hệ thực vật Việt Nam. Đánh giá về giá trị sử dụng và các loài thực vật nguy cấp. Lập bản đồ tỷ lệ 1/50.000 của các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cho 40-50 loài. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững của hệ thực vật Pù Huống và định hướng khai thác, phát triển 2-3 loài có giá trị kinh tế cao.
Đề tài tập trung vào 4 nội dung ngiên cứu: Điều tra, khảo sát mức độ đa dạng thực vật tại Khu BTTN Pù Huống. Đánh giá tính đa dạng sinh học về thành phần loài thực vật ở Khu BTTN Pù Huống. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của hoạt động kinh tế, xã hội đến đa dạng sinh học ở vùng nghiên cứu. Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển đa dạng thực vật tại Khu BTTN Pù Huống.
Tập trung điều tra được 9 tuyến của 5 huyện (Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong) với tổng số mẫu tiêu bản thu được là 4.800. Lập được 22 OTC. Xác định được 1.806 loài. Mô tả 3 loài mới cho khoa học và 01 loài mới cho HTV Việt Nam. Lên tiêu bản bách thảo 420. Mô tả được 6 kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Huống. Đề xuất được các giải pháp bảo tồn và định hướng 3 loài có giá trị tiềm năng khai thác là Khôi tía, Trà hoa vàng nghệ an và Trà hoa vàng Pù Huống.

Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng, và lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp (700-1.600 m)

Thành phần các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Huống được phân thành 6 kiểu: 1) Kiểu rừng kín thường xanh, mưa nhiệt đới (<700 m). 2) Kiểu rừng kín lá cứng hơi ẩm nhiệt đới (<700 m). 3) Kiểu rừng trên núi đá vôi (<700 m). 4) Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới (<700 m). 5 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh, mưa mùa á nhiệt đới núi thấp (700-1.600 m). 6) Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng, và lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp (700-1.600 m).
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giảo pháp bảo tồn. Tập trung thực hiện 4 nhóm giải pháp:
 Nhóm giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Nhóm các giải pháp về bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, gồm: Bảo tồn tại chỗ: Đánh giá được thực trạng các loài quý, hiếm, đặc hữu, loài mới cho khoa học, các loài có giá trị kinh tế cao để có hướng vừa bảo tồn vừa khai thác bền vững như: Trà hoa vàng Nghệ An (Camellia ngheanensis), Trà hoa vàng pù khạng (Camellia pukhangensis), Bo bo (Alpinia spp.), Lan kim tuyến, Khôi tía, Huyết rồng, Kim cang, Bách xanh, lan hài, Pơ mu, Sa mu dầu... Và bảo tồn chuyển chỗ: Thử nghiệm nhân giống và trồng bảo tồn một số loài thực vật nguy cấp, có gía trị (hạt trần, một số loài cây thuốc) trong phân khu dịch vụ hành chính, nơi có điều kiện phù hợp với nơi sống của loài hoặc trong khu vực dự kiến xây dựng vườn thực vật, nhằm bảo tồn nguồn gen thực vật.
Nhóm giải pháp tổ chức hoạt động kinh tế, khoa học và công nghệ nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học Xây dựng và nhân rộng các mô hình, các vườn ươm giống đạt chuẩn về các loài cây bản địa, cây dược liệu có giá trị cao đặc sản của địa phương như: Lựa chọn một số đối tượng, mô hình đã thành công để nhân rộng, phát triển thành hàng hóa như Trà hoa vàng (hiện nay đã được phát triển thành thương hiệu hàng hóa rất tốt ở huyện Quế Phong).  Ưu tiên thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về phân bố, đặc tính sinh học, sinh thái học các loài thực vật nguy cấp, có giá trị như hoặc có số lượng rất ít phân bố rất hẹp tại KBTTN như: Sa mộc dầu, Đỉnh tùng, Lan hài xanh, Hồi nước, Kê huyết đằng,… nhằm xây dựng các giải pháp khả thi bảo tồn và phát triển bền vững các loài này. Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách Xây dựng, bổ sung các cơ chế chính sách về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp, để người dân được thụ hưởng chính sách, tạo sinh kế và việc làm, giảm áp lực tác động tiêu cực đến rừng tự nhiên, đặc biệt là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; chính sách khoán bảo vệ rừng; chính sách vay vốn trồng rừng, chăn nuôi xóa đói giảm nghèo theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Trà hoa vàng được đề xuất giải pháp định hướng khai thác, phát triển vì giá trị kinh tế cao
Trong nghiên cứu này cũng đã đề xuất giải pháp định hướng khai thác, phát triển: Xác định được 2 loài thực vật có giá trị kinh tế cao, đây là những loài có tiềm năng khai thác mang lại thu nhập cho người dân vùng đệm để giảm áp lực về rừng. Trong đó có:
Trà hoa vàng: Hầu hết các loài Trà hoa vàng tìm thấy ở nước ta đều có các thành phần quý, có khả năng phòng bệnh và tốt cho sức khỏe. Giá của các loài Trà hoa vàng trên thị trường rất cao. Giá mỗi kg hoa trà đã sấy khô hiện nay dao động từ 3-17 triệu đồng tùy loài. Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8%, giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, giảm tới 36,1% lượng lipoprotein trong máu, cao hơn 10% so với các liệu pháp chữa trị sử dụng tây dược hiện nay.
Khôi tía phân bố rộng khắp trong các vùng của cả nước, là một loại dược liệu quý có chứa tanin và glucodid. Lá có tác dụng Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng với triệu chứng ợ hơi, ợ chua, bụng đầy trướng; chữa mẩn ngứa, mề đay và dị ứng; hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp; viêm phế quản và viêm họng; ghẻ lở; nổi mề đay do huyết trệ; phát ban do phong nhiệt./.
Thái Anh

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây