HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nhà khoa học Việt tìm nguồn gốc nCoV từ dơi
Nội dung:

Nhóm nghiên cứu thu thập mẫu dơi, muỗi tại Sơn La để phân tích, xác định chủng virus truyền bệnh cho người.

Các nhà khoa học Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Sơn La (CDC), Trung tâm Y tế (TTYT) Thành phố Sơn La và TTYT Mộc Châu thu thập mẫu dơi đợt hai từ 4-13/7 để nghiên cứu nguồn gốc, sự lây truyền và phát tán của chủng SARS-CoV-2.

 
Các loài dơi được đoàn nghiên cứu tìm kiếm và lấy mẫu. Ảnh: CDC Sơn La.

Các loài dơi được đoàn nghiên cứu tìm kiếm và lấy mẫu. Ảnh: CDC Sơn La.

GS Vũ Sinh Nam, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trưởng đoàn nghiên cứu cho biết, nhóm tìm cơ sở dữ liệu, góp phần tìm câu trả lời cho vấn đề các nhà khoa học thế giới đang quan tâm về nguồn gốc của loài virus này.

Tại Sơn La, nhóm khảo sát thực địa và đặt bẫy bắt dơi tại ba hang của bản Hụm và bản Tông, xã Chiềng Xôm. Muỗi và dơi được bẫy trong hang Thẳm Cọng, bản Cá, phường Chiềng An. Một số mẫu dơi tiếp tục được thu thập tại xã Lóng Sập và thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu.

Kết quả thu được 135 con muỗi (thuộc loài muỗi cát), 119 con dơi ăn quả và dơi ăn muỗi thuộc 12 loài (dơi lá mũi, nếp mũi, dơi cáo, dơi nếp mũi quạ, dơi nếp mũi sám lớn, dơi bao đuôi, dơi lá mũi nhỏ, dơi lá tô ma, dơi tai sọ cao, dơi lá péc sông, dơi muỗi nhỏ, dơi ma nam).

Các cá thể này được lấy mẫu máu, nước tiểu, dịch họng, phân. Một số cá thể đại diện và loài dơi lạ (nghi là loài mới) được mang về nghiên cứu tiếp, số còn lại thả về tự nhiên.

 
Nhóm tìm kiếm và thu thập các loài dơi trong một số hang động tỉnh Sơn La. Ảnh: CDC Sơn La.

Nhóm tìm kiếm và thu thập các loài dơi trong một số hang động tỉnh Sơn La. Ảnh: CDC Sơn La.

GS Nam cho biết, các mẫu được đưa về phòng thí nghiệm để phân lập, tách chiết và xét nghiệm để xác định có virus truyền bệnh cho người không. "Nếu xác định được loài dơi nào cụ thể, nhóm sẽ trở lại Sơn La thu thập thêm mẫu loài dơi đó", ông nói.

Trước đó, vào tháng 3, đoàn đã thu thập mẫu dơi đợt một tại huyện Sốp Cộp và Mộc Châu. Mẫu được gửi Viện Pasteur Paris Pháp phân tích.

Từ năm 2019 nhiều nghiên cứu phân tích chuỗi trình tự gene của virus corona trên dơi đã được thực hiện để chứng minh nguồn gốc nCoV từ động vật nhưng chưa phát hiện được virus ở dơi hoặc các loài khác có dấu hiệu di truyền tương đồng nCoV.

Trong đó nhóm chuyên gia ở Trung Quốc nhận thấy nCoV có quan hệ gần nhất với hai virus corona bắt nguồn từ dơi. Cả hai loài virus corona đó có chung 88% trình tự gene với 2019-nCoV. Trong khi đó, trình tự gene của 2019-nCoV giống virus corona gây dịch SARS tới 79% và MERS tới 50%.

Thạch Chính Lệ, nhà virus học tại Viện Virus học Vũ Hán công bố nghiên cứu mới hồi năm 2020 cho rằng, dơi móng ngựa có thể là vật chủ tự nhiên của các virus corona. Theo nghiên cứu, mọi protein gai của SARS-CoV-2 ở dơi trong thí nghiệm có khả năng bám vào thụ thể ACE2 của người cao hơn ACE2 của dơi. Tuy nhiên, khả năng chúng bám vào ACE2 của người vẫn thấp hơn 10 lần so với virus SARS.

Nguyễn Xuân




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nhà khoa học Việt tìm nguồn gốc nCoV từ dơi
Ngày xuất bản: Thứ năm - 22/07/2021 21:10
Nội dung:

Nhóm nghiên cứu thu thập mẫu dơi, muỗi tại Sơn La để phân tích, xác định chủng virus truyền bệnh cho người.

Các nhà khoa học Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Sơn La (CDC), Trung tâm Y tế (TTYT) Thành phố Sơn La và TTYT Mộc Châu thu thập mẫu dơi đợt hai từ 4-13/7 để nghiên cứu nguồn gốc, sự lây truyền và phát tán của chủng SARS-CoV-2.

 
Các loài dơi được đoàn nghiên cứu tìm kiếm và lấy mẫu. Ảnh: CDC Sơn La.

Các loài dơi được đoàn nghiên cứu tìm kiếm và lấy mẫu. Ảnh: CDC Sơn La.

GS Vũ Sinh Nam, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trưởng đoàn nghiên cứu cho biết, nhóm tìm cơ sở dữ liệu, góp phần tìm câu trả lời cho vấn đề các nhà khoa học thế giới đang quan tâm về nguồn gốc của loài virus này.

Tại Sơn La, nhóm khảo sát thực địa và đặt bẫy bắt dơi tại ba hang của bản Hụm và bản Tông, xã Chiềng Xôm. Muỗi và dơi được bẫy trong hang Thẳm Cọng, bản Cá, phường Chiềng An. Một số mẫu dơi tiếp tục được thu thập tại xã Lóng Sập và thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu.

Kết quả thu được 135 con muỗi (thuộc loài muỗi cát), 119 con dơi ăn quả và dơi ăn muỗi thuộc 12 loài (dơi lá mũi, nếp mũi, dơi cáo, dơi nếp mũi quạ, dơi nếp mũi sám lớn, dơi bao đuôi, dơi lá mũi nhỏ, dơi lá tô ma, dơi tai sọ cao, dơi lá péc sông, dơi muỗi nhỏ, dơi ma nam).

Các cá thể này được lấy mẫu máu, nước tiểu, dịch họng, phân. Một số cá thể đại diện và loài dơi lạ (nghi là loài mới) được mang về nghiên cứu tiếp, số còn lại thả về tự nhiên.

 
Nhóm tìm kiếm và thu thập các loài dơi trong một số hang động tỉnh Sơn La. Ảnh: CDC Sơn La.

Nhóm tìm kiếm và thu thập các loài dơi trong một số hang động tỉnh Sơn La. Ảnh: CDC Sơn La.

GS Nam cho biết, các mẫu được đưa về phòng thí nghiệm để phân lập, tách chiết và xét nghiệm để xác định có virus truyền bệnh cho người không. "Nếu xác định được loài dơi nào cụ thể, nhóm sẽ trở lại Sơn La thu thập thêm mẫu loài dơi đó", ông nói.

Trước đó, vào tháng 3, đoàn đã thu thập mẫu dơi đợt một tại huyện Sốp Cộp và Mộc Châu. Mẫu được gửi Viện Pasteur Paris Pháp phân tích.

Từ năm 2019 nhiều nghiên cứu phân tích chuỗi trình tự gene của virus corona trên dơi đã được thực hiện để chứng minh nguồn gốc nCoV từ động vật nhưng chưa phát hiện được virus ở dơi hoặc các loài khác có dấu hiệu di truyền tương đồng nCoV.

Trong đó nhóm chuyên gia ở Trung Quốc nhận thấy nCoV có quan hệ gần nhất với hai virus corona bắt nguồn từ dơi. Cả hai loài virus corona đó có chung 88% trình tự gene với 2019-nCoV. Trong khi đó, trình tự gene của 2019-nCoV giống virus corona gây dịch SARS tới 79% và MERS tới 50%.

Thạch Chính Lệ, nhà virus học tại Viện Virus học Vũ Hán công bố nghiên cứu mới hồi năm 2020 cho rằng, dơi móng ngựa có thể là vật chủ tự nhiên của các virus corona. Theo nghiên cứu, mọi protein gai của SARS-CoV-2 ở dơi trong thí nghiệm có khả năng bám vào thụ thể ACE2 của người cao hơn ACE2 của dơi. Tuy nhiên, khả năng chúng bám vào ACE2 của người vẫn thấp hơn 10 lần so với virus SARS.

Nguyễn Xuân




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây