HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Tình hình thu hút các dự án đầu tư chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nội dung:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu như: Vùng nguyên liệu chè thực hiện tại các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, chè Tuyết shan chất lượng cao ở Kỳ Sơn; vùng cao su ở Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Thái Hòa, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Quế Phong; vùng mía nguyên liệu tại các huyện: Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thị xã Thái Hòa; vùng sản xuất lạc tại các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn; vùng cây ăn quả có múi tại các huyện Quỳ Hợp, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Anh Sơn...; cây Chanh leo tại huyện Quế Phong, Tương Dương; ...
Thời gian qua đã thu hút dự án đầu tư sản xuất và chế biến nông sản. Giai đoạn 2011-2015, tiếp tục đầu tư các dự án như: Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung của Công ty CP thực phẩm sữa TH, Dự án chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô Công nghiệp tại Nghệ An của Vinamilk, Dự án đầu tư và phát triển cao su tại Nghệ An, Dự án trồng và chế biến Chè chất lượng cao; Dự án nhà máy chế biến tinh bột sắn Hoa Sơn; Dự án Trồng rau và hoa trong nhà kính tại huyện Nghĩa Đàn; Dự án bảo tồn dược liệu và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển bền vững tại nghệ An; Dự án xây dựng vườn ươm giống chanh leo công nghệ cao cung cấp giống phát triển vùng chanh leo nguyên liệu quy mô 1.500 ha trên địa bàn huyện Quế Phong; Dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi bò tập trung tại huyện Tân Kỳ; Dự án Nông nghiệp ứng dụng CNC sản xuất - chế biến Cỏ ngọt của Công ty CP Dược liệu TH,... Giai đoạn 2016 - 2020 thu hút 29 dự án, đầu tư vào một số lĩnh vực: Chăn nuôi bò thịt và bò giống, chăn nuôi lợn, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến nông sản.
Qua các dự án thu hút đầu tư vào sản xuát và chế biến hàng nông sản có nhiều dự án đem lại hiệu quả. Như chế biến mía đường có 03 nhà máy chế biến mía đường, bao gồm: Nhà máy đường Sông Con -Tân Kỳ; Nhà máy đường Sông Lam - Anh Sơn và nhà máy đường NASU tại Quỳ Hợp.
 https://photo-cms-baonghean.zadn.vn/w607/Uploaded/2021/nkdkswkqoc/201503/original/images1142103_thumuamia.jpg
Năm 2020, toàn tỉnh có 55 cơ sở đầu tư xưởng chế biến chè tại các huyện: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Hợp, trong đó 36 cơ sở duy trì sản xuất ổn định, 19 cơ sở dừng sản xuất. Nhìn chung chế biến chè trên địa bàn tỉnh những năm gần đây phát triển mở rộng, tăng về sở chế biến đầu các máy móc thiết bị chế biến công nghiệp. Nguồn chè nguyên liệu trong tỉnh không đủ cho chế biến, đầu ra chè nguyên liệu tiêu thụ tốt. Tuy nhiên, sản phẩm chè chế biến chủ yếu sản phẩm nguyên liệu thô, chưa chế biến sâu; thị trường tiêu thụ chủ yếu xuất khẩu Trung Đông, Đài Loan và một phần trong nước. Sản lượng chè chế biến các loại năm 2020 đạt 12.560 tấn.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở chế biến mủ cao su tại huyện: Quỳ Hợp 02 cơ sở; Nghĩa Đàn 02 cơ sở; Tân Kỳ 02 cơ sở. Thiết bị chế biến đang còn ở dạng bán thủ công, trong đó có 4 cơ sở áp dụng chế biến mủ cốm và 02 cơ sở chế biến mủ tờ. Công suất chế biến mỗi cơ sở giao động từ 3,5 - 5 tấn mủ tươi/ngày. Sản lượng cao su mủ khô toàn tỉnh năm 2020 đạt 4.480 tấn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.
Chỉ có 01 nhà máy chế biến nước dứa cô đặc của Công ty CP Thực phẩm NaFoods với công suất 200 tấn dứa quả/ngày (tương đương 35.000 tấn dứa quả/năm) với sản lượng chế biến 8.750 tấn dứa cô đặc/năm. Công ty CP Thực phẩm NaFood mở thêm chế biến các loại quả khác như chanh leo, gấc,... Năm 2020, hoạt động nhà máy ổn định, thị trường xuất khẩu chủ yếu xuất sang các nước Châu Âu. Tuy nhiên, những năm gần đây quy mô chế biến của Nhà máy không mở rộng, sản phẩm chủ yếu chế biến nguyên liệu thô để cung cấp cho các nhà máy ngoài tỉnh thực hiện chế biến các sản phẩm trái cây xuất khẩu sang thị trường quốc tế.
Năm 2020, Tập đoàn TH đã đầu nhà máy Núi Tiên tại Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn để sản xuất nước tinh khiết và chế biến nước quả, nước thảo dược với công suất 360.000 chai/giờ, tuy nhiên, dây chuyền chế biến nước thảo dược, nước quả hiện nay chưa thực hiện chế biến hoa quả trong tỉnh. Tuy nhiên, chế biến trái cây trên địa bàn tỉnh đang hạn chế, sản phẩm trái cây sản xuất chủ yếu tiêu thụ từ trái cây tươi, thị trường tiêu thụ không ổn định.
Toàn tỉnh có 04 cơ sở chế biến tinh bột sắn với tổng công suất chế biến thực tế đạt khoảng 850-1.200 tấn củ tươi/ngày. Trong đó nhà máy chế biên tinh bột sắn Thanh Chương của Công ty CP Nông thuỷ sản Nghệ An có công suất 180 tấn nguyên liệu/ngày; Nhà máy Chế biến tinh bột sắn của Công ty cổ phần Á Châu Hoa Sơn có công suất 250 tấn nguyên liệu/ngày; Nhà máy tinh bột sắn Long Sơn Nghĩa Đàn có công suất 150 tấn nguyên liệu/ngày. Nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành hiện đang tạm dừng sản xuất. Năm 2020, nhà máy chế biến tinh bột sắn Á Châu Hoa Sơn đã đầu tư lắp đặt dây chuyền 2 sản xuất tinh bột và đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đường Gluco từ nguyên liệu tinh bột sắn. Thị trường tiêu thụ là nội địa và xuất khẩu Trung Quốc.
   https://bizweb.dktcdn.net/100/028/544/files/z1913852282397-e017e18229e4db08bf2b2ff652b3b36e-de009b4e-456c-4775-9501-4d2d3f803800.jpg?v=1610330895995
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Á Châu Hoa Sơn

Có thể thấy thực trạng chế biến nông sản chưa phát triển, quy mô chế biến nhỏ. Toàn tỉnh có 2 nhà máy chế biến gạo, 1 nhà máy chế biến dầu ăn và hàng ngàn cơ sở chế biến gạo, lạc, vừng quy mô hộ gia đình.. Chỉ có 01 nhà chế biến thịt tập trung là Công ty cổ phần chế biến Súc sản với công suất thiết kế: 10 tấn/ngày tương đương trên 3.000 tấn sản phẩm/năm. Mặc dù vậy hoạt động thực tế tại nhà máy gặp nhiều khó khăn, sản xuất thực tế mỗi năm chỉ đạt khoảng 500-800 tấn sản phẩm các loại. Ngoài ra có hơn 200 cơ sở chế biến giò chả. Sản lượng chế biến mỗi năm khoảng 6.500 – 8.000 tấn; thị trường tiêu thụ trong nước. Giò bê là sản phẩm đặc sản của tỉnh Nghệ An có thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng.
Trên địa bàn tỉnh có 2 nhà máy chế biến sữa: Công ty CP thực phẩm TH tại Nghĩa Đàn và Công ty chế biến sữa VinaMilk tại Cửa Lò với công suất 250 triệu lít/năm. Lượng sữa sản xuất ra tiêu thụ ổn định, năm 2019 Công ty CP thực phẩm TH đã xuất khẩu sữa vào thị trường Trung Quốc. Chế biến sữa thực hiện chuỗi khép kín nên quản lý tốt an toàn thực phẩm, xây dựng tốt thương hiệu sản phẩm.
Trong đầu tư chế biến lâm sản đã có nhiều dự án thu hút đầu tư như: Dự án trồng rừng nguyên liệu Công ty TNHH Thanh Thành Đạt, Dự án trồng rừng Công ty CP đầu tư tài chính và bất động sản Việt, Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển cây Lùng tạo vùng nguyên liệu phát triển làng nghề Mây tre đan xuất khẩu; nhà máy sản xuất ván sợ MDF và ván ghép thanh tại huyện Anh Sơn; nhà máy chế biến viên nén Thiên Minh Đức tại Khu công nghiệp Nam Cấm, nhà máy chế biến viên nén làm chất đốt Công ty Biomass Fuel tại Khu Công nghiệp VSIP Nghệ An. Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án xây dựng Trung tâm chế biến lâm sản Công nghệ cao, đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển mạnh về lâm nghiệp và chế biến lâm sản.
Hoạt động chế biến lâm sản hiện nay trên địa bàn tỉnh sản phẩm khá đa dạng, như: Đồ mộc (mộc dân dụng và hàng thủ công mỹ nghệ), ván nhân tạo (ván ghép thanh, ván bóc), viên nén (than), giấy và bột giấy, dăm nguyên liệu và chế biến phi gỗ (mây tre đan, dầu nhựa thông, tăm, đũa,...). Năm 2020, chế biến gỗ xẻ đạt trên 30 nghìn m3, chế biến đồ mộc trên 8 nghìn m3, dăm 1,055 triệu tấn. Hiện nay có nhiều nhà máy đầu tư chế biến lâm sản, điểm hình: Nhà máy chế biến gỗ Công ty CP lâm nghiệp tháng 5 của Tập đoàn TH với công suất thiết kế 130.000 m3 ván MDF/năm và 12.000 m3 ván ghép thanh/năm; Công ty TNHH Thanh Thành Đạt đầu tư 2 nhà máy chế biến gỗ dăm (Khu công nghiệp Nam Cấm và tại xã Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai), 01 nhà máy chế biến ván MDF và ván ghép thanh thại huyện Anh Sơn; nhà máy chế biến dăm của Liên doanh Đài Loan tại xã Nghi Hợp; nhà máy ván MDF liên doanh Trung Quốc tại Khu công nghiệp Nam Cấm; nhà máy chế biến viên nén làm chất đốt Công ty Biomass Fuel tại Khu Công nghiệp VSIP Nghệ An và Công ty Thiên Minh Đức tại Khu công nghiệp Nam Cấm; Một số Công ty đầu tư nhà máy chế biến lâm sản ngoài gỗ (mây, tre, gỗ mỹ nghệ) tại thành phố Vinh, Quế Phong, Nghi Lộc,... Ngoài ra có hơn 20 nhà máy chế biến ván ghép thanh, hàng trăm cơ sở ván bóc của các công ty và hộ gia đình đầu tư. Ngoài sản phẩm chế biến từ gỗ, Nghệ An có định hướng thu hút đầu tư phát triển sản phẩm phi gỗ, như: Dược liệu, nhựa thông; hiện nay một số công ty đã đầu tư chế biến dược liệu như: Tập đoàn TH đầu tư chế biến dược liệu ở Mường Lống, Kỳ Sơn; Công ty CP dược liệu Pù Mát, huyện Con Cuông.
Trong nuôi trồng và khai thác thuỷ sản toàn tỉnh hiện có 3.451 chiếc tàu, thuyền khai thác thủy sản, trong đó tàu cá có chiều dài ≥ 12m là 1.766 chiếc. Giai đoạn 2016 – 2020 đã thu hút được 04 dự án nuôi trồng thủy sản: Dự án nuôi cá rô phi Isreal công nghệ cao; Dự án sản xuất lồng nuôi cá; Dự án Khu sản xuất tôm giống biển; Dự án nuôi trồng thuỷ sản tại xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương; thu hút nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH ASKA Việt Nam Nghệ An tại Khu công nghiệp WHA và nhà máy sản xuất cá hộp Royal Foods tại Nam Cấm, Nghi Lộc mở rộng thêm dây chuyền chế biến cá ngừ.
Hoạt động chế biến thuỷ sản tương đối sôi động. Có nhiều nhà máy chế biến trên địa bàn như: Nhà máy chế biến thủy sản 38B tại Quỳnh Lưu; nhà máy sản xuất cá hộp Royal Foods tại Nam Cấm, Nghi Lộc, năm 2020, nhà máy mở rộng thêm dây chuyền chế biến cá ngừ; Nhà máy sản xuất nước mắm công nghiệp của tập đoàn MaSan tại KCN Nam Cấm có công suất thiết kế khoảng 100-120 triệu lít/năm; nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH ASKA Việt Nam Nghệ An tại Khu công nghiệp WHA; 8 cơ sở chế biến bột cá trong đó có 2 nhà máy có quy mô lớn và công nghệ chế biến hiện đại; có 10 công ty và hơn 300 cơ sở hộ gia đình chế biến nước mắm truyền thống. Ngoài ra còn có hơn 200 kho đông lạnh với công suất thiết kế 40.000 tấn, trữ lượng dự trữ thực tế mỗi năm 28.000-29.000 tấn sản phẩm.
Tuy nhiên, số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiểm tỷ lệ thấp (36 dự án/444 dự án cả tinh) đăng ký đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 (chiếm 8,12%); tổng mức đầu tư 8.426/50.577 tỷ đồng (chiếm 16,66%); Số lượng dự án có tính động lực, sức lan toả còn ít, số lượng các dự án đầu tư trong các lĩnh vực của ngành có giá trị gia tăng cao, đóng góp nhiều cho ngân sách còn hạn chế. Tiến độ thực hiện của một số dự án còn chậm trễ, đầu tư cầm chừng, thậm chí không triển khai kéo dài trong nhiều năm làm ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể của ngành như: Dự án trồng rừng nguyên liệu Công ty CP xuất nhập khẩu Tân Hồng, Dự án trồng rừng nguyên liệu của Công ty TNHH Innovgreen Nghệ An, Quy hoạch dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng do Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt Lào làm chủ đầu tư, Dự án nuôi cá nước ngọt hồ Sông Sào và hồ Khe Đá tại xã Nghĩa Đức và Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, Dự án trồng cây Ôliu tại huyện Nghĩa Đàn do Công ty CP Lâm nghiệp Tháng Năm làm chủ đầu tư, ... Nguồn vốn thu hút từ nước ngoài cho phát triển nông nghiệp còn rất hạn chế, tốc độ và lượng vốn tăng chậm, lượng vốn được thực hiện còn rất thấp so với nhu cầu vốn theo quy hoạch và vốn thu hút, chưa tạo ra được sự gắn kết giữa thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. Quỹ đất quy hoạch vùng nguyên liệu cho các dự án đầu tư chồng chéo, quy mô vùng nguyên liệu không đáp ứng, một số dự án đầu tư chế biến nông, lâm, thủy sản khi đi vào hoạt động xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu như: Chế biến đường, chè, thủy sản; liên kết trong sản xuất giữ người dân với dự án chưa hiệu quả./.
Thái Hà

 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Tình hình thu hút các dự án đầu tư chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Ngày xuất bản: Thứ hai - 26/07/2021 20:49
Nội dung:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu như: Vùng nguyên liệu chè thực hiện tại các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, chè Tuyết shan chất lượng cao ở Kỳ Sơn; vùng cao su ở Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Thái Hòa, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Quế Phong; vùng mía nguyên liệu tại các huyện: Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thị xã Thái Hòa; vùng sản xuất lạc tại các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn; vùng cây ăn quả có múi tại các huyện Quỳ Hợp, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Anh Sơn...; cây Chanh leo tại huyện Quế Phong, Tương Dương; ...
Thời gian qua đã thu hút dự án đầu tư sản xuất và chế biến nông sản. Giai đoạn 2011-2015, tiếp tục đầu tư các dự án như: Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung của Công ty CP thực phẩm sữa TH, Dự án chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô Công nghiệp tại Nghệ An của Vinamilk, Dự án đầu tư và phát triển cao su tại Nghệ An, Dự án trồng và chế biến Chè chất lượng cao; Dự án nhà máy chế biến tinh bột sắn Hoa Sơn; Dự án Trồng rau và hoa trong nhà kính tại huyện Nghĩa Đàn; Dự án bảo tồn dược liệu và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển bền vững tại nghệ An; Dự án xây dựng vườn ươm giống chanh leo công nghệ cao cung cấp giống phát triển vùng chanh leo nguyên liệu quy mô 1.500 ha trên địa bàn huyện Quế Phong; Dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi bò tập trung tại huyện Tân Kỳ; Dự án Nông nghiệp ứng dụng CNC sản xuất - chế biến Cỏ ngọt của Công ty CP Dược liệu TH,... Giai đoạn 2016 - 2020 thu hút 29 dự án, đầu tư vào một số lĩnh vực: Chăn nuôi bò thịt và bò giống, chăn nuôi lợn, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến nông sản.
Qua các dự án thu hút đầu tư vào sản xuát và chế biến hàng nông sản có nhiều dự án đem lại hiệu quả. Như chế biến mía đường có 03 nhà máy chế biến mía đường, bao gồm: Nhà máy đường Sông Con -Tân Kỳ; Nhà máy đường Sông Lam - Anh Sơn và nhà máy đường NASU tại Quỳ Hợp.
 https://photo-cms-baonghean.zadn.vn/w607/Uploaded/2021/nkdkswkqoc/201503/original/images1142103_thumuamia.jpg
Năm 2020, toàn tỉnh có 55 cơ sở đầu tư xưởng chế biến chè tại các huyện: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Hợp, trong đó 36 cơ sở duy trì sản xuất ổn định, 19 cơ sở dừng sản xuất. Nhìn chung chế biến chè trên địa bàn tỉnh những năm gần đây phát triển mở rộng, tăng về sở chế biến đầu các máy móc thiết bị chế biến công nghiệp. Nguồn chè nguyên liệu trong tỉnh không đủ cho chế biến, đầu ra chè nguyên liệu tiêu thụ tốt. Tuy nhiên, sản phẩm chè chế biến chủ yếu sản phẩm nguyên liệu thô, chưa chế biến sâu; thị trường tiêu thụ chủ yếu xuất khẩu Trung Đông, Đài Loan và một phần trong nước. Sản lượng chè chế biến các loại năm 2020 đạt 12.560 tấn.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở chế biến mủ cao su tại huyện: Quỳ Hợp 02 cơ sở; Nghĩa Đàn 02 cơ sở; Tân Kỳ 02 cơ sở. Thiết bị chế biến đang còn ở dạng bán thủ công, trong đó có 4 cơ sở áp dụng chế biến mủ cốm và 02 cơ sở chế biến mủ tờ. Công suất chế biến mỗi cơ sở giao động từ 3,5 - 5 tấn mủ tươi/ngày. Sản lượng cao su mủ khô toàn tỉnh năm 2020 đạt 4.480 tấn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.
Chỉ có 01 nhà máy chế biến nước dứa cô đặc của Công ty CP Thực phẩm NaFoods với công suất 200 tấn dứa quả/ngày (tương đương 35.000 tấn dứa quả/năm) với sản lượng chế biến 8.750 tấn dứa cô đặc/năm. Công ty CP Thực phẩm NaFood mở thêm chế biến các loại quả khác như chanh leo, gấc,... Năm 2020, hoạt động nhà máy ổn định, thị trường xuất khẩu chủ yếu xuất sang các nước Châu Âu. Tuy nhiên, những năm gần đây quy mô chế biến của Nhà máy không mở rộng, sản phẩm chủ yếu chế biến nguyên liệu thô để cung cấp cho các nhà máy ngoài tỉnh thực hiện chế biến các sản phẩm trái cây xuất khẩu sang thị trường quốc tế.
Năm 2020, Tập đoàn TH đã đầu nhà máy Núi Tiên tại Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn để sản xuất nước tinh khiết và chế biến nước quả, nước thảo dược với công suất 360.000 chai/giờ, tuy nhiên, dây chuyền chế biến nước thảo dược, nước quả hiện nay chưa thực hiện chế biến hoa quả trong tỉnh. Tuy nhiên, chế biến trái cây trên địa bàn tỉnh đang hạn chế, sản phẩm trái cây sản xuất chủ yếu tiêu thụ từ trái cây tươi, thị trường tiêu thụ không ổn định.
Toàn tỉnh có 04 cơ sở chế biến tinh bột sắn với tổng công suất chế biến thực tế đạt khoảng 850-1.200 tấn củ tươi/ngày. Trong đó nhà máy chế biên tinh bột sắn Thanh Chương của Công ty CP Nông thuỷ sản Nghệ An có công suất 180 tấn nguyên liệu/ngày; Nhà máy Chế biến tinh bột sắn của Công ty cổ phần Á Châu Hoa Sơn có công suất 250 tấn nguyên liệu/ngày; Nhà máy tinh bột sắn Long Sơn Nghĩa Đàn có công suất 150 tấn nguyên liệu/ngày. Nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành hiện đang tạm dừng sản xuất. Năm 2020, nhà máy chế biến tinh bột sắn Á Châu Hoa Sơn đã đầu tư lắp đặt dây chuyền 2 sản xuất tinh bột và đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đường Gluco từ nguyên liệu tinh bột sắn. Thị trường tiêu thụ là nội địa và xuất khẩu Trung Quốc.
   https://bizweb.dktcdn.net/100/028/544/files/z1913852282397-e017e18229e4db08bf2b2ff652b3b36e-de009b4e-456c-4775-9501-4d2d3f803800.jpg?v=1610330895995
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Á Châu Hoa Sơn

Có thể thấy thực trạng chế biến nông sản chưa phát triển, quy mô chế biến nhỏ. Toàn tỉnh có 2 nhà máy chế biến gạo, 1 nhà máy chế biến dầu ăn và hàng ngàn cơ sở chế biến gạo, lạc, vừng quy mô hộ gia đình.. Chỉ có 01 nhà chế biến thịt tập trung là Công ty cổ phần chế biến Súc sản với công suất thiết kế: 10 tấn/ngày tương đương trên 3.000 tấn sản phẩm/năm. Mặc dù vậy hoạt động thực tế tại nhà máy gặp nhiều khó khăn, sản xuất thực tế mỗi năm chỉ đạt khoảng 500-800 tấn sản phẩm các loại. Ngoài ra có hơn 200 cơ sở chế biến giò chả. Sản lượng chế biến mỗi năm khoảng 6.500 – 8.000 tấn; thị trường tiêu thụ trong nước. Giò bê là sản phẩm đặc sản của tỉnh Nghệ An có thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng.
Trên địa bàn tỉnh có 2 nhà máy chế biến sữa: Công ty CP thực phẩm TH tại Nghĩa Đàn và Công ty chế biến sữa VinaMilk tại Cửa Lò với công suất 250 triệu lít/năm. Lượng sữa sản xuất ra tiêu thụ ổn định, năm 2019 Công ty CP thực phẩm TH đã xuất khẩu sữa vào thị trường Trung Quốc. Chế biến sữa thực hiện chuỗi khép kín nên quản lý tốt an toàn thực phẩm, xây dựng tốt thương hiệu sản phẩm.
Trong đầu tư chế biến lâm sản đã có nhiều dự án thu hút đầu tư như: Dự án trồng rừng nguyên liệu Công ty TNHH Thanh Thành Đạt, Dự án trồng rừng Công ty CP đầu tư tài chính và bất động sản Việt, Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển cây Lùng tạo vùng nguyên liệu phát triển làng nghề Mây tre đan xuất khẩu; nhà máy sản xuất ván sợ MDF và ván ghép thanh tại huyện Anh Sơn; nhà máy chế biến viên nén Thiên Minh Đức tại Khu công nghiệp Nam Cấm, nhà máy chế biến viên nén làm chất đốt Công ty Biomass Fuel tại Khu Công nghiệp VSIP Nghệ An. Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án xây dựng Trung tâm chế biến lâm sản Công nghệ cao, đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển mạnh về lâm nghiệp và chế biến lâm sản.
Hoạt động chế biến lâm sản hiện nay trên địa bàn tỉnh sản phẩm khá đa dạng, như: Đồ mộc (mộc dân dụng và hàng thủ công mỹ nghệ), ván nhân tạo (ván ghép thanh, ván bóc), viên nén (than), giấy và bột giấy, dăm nguyên liệu và chế biến phi gỗ (mây tre đan, dầu nhựa thông, tăm, đũa,...). Năm 2020, chế biến gỗ xẻ đạt trên 30 nghìn m3, chế biến đồ mộc trên 8 nghìn m3, dăm 1,055 triệu tấn. Hiện nay có nhiều nhà máy đầu tư chế biến lâm sản, điểm hình: Nhà máy chế biến gỗ Công ty CP lâm nghiệp tháng 5 của Tập đoàn TH với công suất thiết kế 130.000 m3 ván MDF/năm và 12.000 m3 ván ghép thanh/năm; Công ty TNHH Thanh Thành Đạt đầu tư 2 nhà máy chế biến gỗ dăm (Khu công nghiệp Nam Cấm và tại xã Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai), 01 nhà máy chế biến ván MDF và ván ghép thanh thại huyện Anh Sơn; nhà máy chế biến dăm của Liên doanh Đài Loan tại xã Nghi Hợp; nhà máy ván MDF liên doanh Trung Quốc tại Khu công nghiệp Nam Cấm; nhà máy chế biến viên nén làm chất đốt Công ty Biomass Fuel tại Khu Công nghiệp VSIP Nghệ An và Công ty Thiên Minh Đức tại Khu công nghiệp Nam Cấm; Một số Công ty đầu tư nhà máy chế biến lâm sản ngoài gỗ (mây, tre, gỗ mỹ nghệ) tại thành phố Vinh, Quế Phong, Nghi Lộc,... Ngoài ra có hơn 20 nhà máy chế biến ván ghép thanh, hàng trăm cơ sở ván bóc của các công ty và hộ gia đình đầu tư. Ngoài sản phẩm chế biến từ gỗ, Nghệ An có định hướng thu hút đầu tư phát triển sản phẩm phi gỗ, như: Dược liệu, nhựa thông; hiện nay một số công ty đã đầu tư chế biến dược liệu như: Tập đoàn TH đầu tư chế biến dược liệu ở Mường Lống, Kỳ Sơn; Công ty CP dược liệu Pù Mát, huyện Con Cuông.
Trong nuôi trồng và khai thác thuỷ sản toàn tỉnh hiện có 3.451 chiếc tàu, thuyền khai thác thủy sản, trong đó tàu cá có chiều dài ≥ 12m là 1.766 chiếc. Giai đoạn 2016 – 2020 đã thu hút được 04 dự án nuôi trồng thủy sản: Dự án nuôi cá rô phi Isreal công nghệ cao; Dự án sản xuất lồng nuôi cá; Dự án Khu sản xuất tôm giống biển; Dự án nuôi trồng thuỷ sản tại xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương; thu hút nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH ASKA Việt Nam Nghệ An tại Khu công nghiệp WHA và nhà máy sản xuất cá hộp Royal Foods tại Nam Cấm, Nghi Lộc mở rộng thêm dây chuyền chế biến cá ngừ.
Hoạt động chế biến thuỷ sản tương đối sôi động. Có nhiều nhà máy chế biến trên địa bàn như: Nhà máy chế biến thủy sản 38B tại Quỳnh Lưu; nhà máy sản xuất cá hộp Royal Foods tại Nam Cấm, Nghi Lộc, năm 2020, nhà máy mở rộng thêm dây chuyền chế biến cá ngừ; Nhà máy sản xuất nước mắm công nghiệp của tập đoàn MaSan tại KCN Nam Cấm có công suất thiết kế khoảng 100-120 triệu lít/năm; nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH ASKA Việt Nam Nghệ An tại Khu công nghiệp WHA; 8 cơ sở chế biến bột cá trong đó có 2 nhà máy có quy mô lớn và công nghệ chế biến hiện đại; có 10 công ty và hơn 300 cơ sở hộ gia đình chế biến nước mắm truyền thống. Ngoài ra còn có hơn 200 kho đông lạnh với công suất thiết kế 40.000 tấn, trữ lượng dự trữ thực tế mỗi năm 28.000-29.000 tấn sản phẩm.
Tuy nhiên, số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiểm tỷ lệ thấp (36 dự án/444 dự án cả tinh) đăng ký đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 (chiếm 8,12%); tổng mức đầu tư 8.426/50.577 tỷ đồng (chiếm 16,66%); Số lượng dự án có tính động lực, sức lan toả còn ít, số lượng các dự án đầu tư trong các lĩnh vực của ngành có giá trị gia tăng cao, đóng góp nhiều cho ngân sách còn hạn chế. Tiến độ thực hiện của một số dự án còn chậm trễ, đầu tư cầm chừng, thậm chí không triển khai kéo dài trong nhiều năm làm ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể của ngành như: Dự án trồng rừng nguyên liệu Công ty CP xuất nhập khẩu Tân Hồng, Dự án trồng rừng nguyên liệu của Công ty TNHH Innovgreen Nghệ An, Quy hoạch dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng do Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt Lào làm chủ đầu tư, Dự án nuôi cá nước ngọt hồ Sông Sào và hồ Khe Đá tại xã Nghĩa Đức và Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, Dự án trồng cây Ôliu tại huyện Nghĩa Đàn do Công ty CP Lâm nghiệp Tháng Năm làm chủ đầu tư, ... Nguồn vốn thu hút từ nước ngoài cho phát triển nông nghiệp còn rất hạn chế, tốc độ và lượng vốn tăng chậm, lượng vốn được thực hiện còn rất thấp so với nhu cầu vốn theo quy hoạch và vốn thu hút, chưa tạo ra được sự gắn kết giữa thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. Quỹ đất quy hoạch vùng nguyên liệu cho các dự án đầu tư chồng chéo, quy mô vùng nguyên liệu không đáp ứng, một số dự án đầu tư chế biến nông, lâm, thủy sản khi đi vào hoạt động xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu như: Chế biến đường, chè, thủy sản; liên kết trong sản xuất giữ người dân với dự án chưa hiệu quả./.
Thái Hà

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây