HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Tình hình triển khai các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2020 đến nay
Nội dung:
Ngày 23/10/2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã áp dụng biện pháp cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào EU do tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác IUU. Để tháo gỡ “thẻ vàng”, giữ uy tín thương hiệu thủy sản Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ quốc gia về chống khai thác IUU đã chỉ đạo các ban, bộ, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển nỗ lực, quyết liệt triển khai các giải pháp về chống khai thác IUU và đã được phía EC ghi nhận, đánh giá cao cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai thực hiện chống khai thác IUU.
Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 17/CT-TTg về cơ chế phối hợp liên ngành giữa các ban, bộ, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở vùng biển nước ngoài.
Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An đã có báo cáo kết Tình hình triển khai các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2020 đến nay.
  1. Tình hình xử lý tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài từ năm 2020 đến nay
Trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, Nghệ An có 22 tàu cá vi phạm vùng biển Trung Quốc, bị lực lượng chức năng Trung Quốc phát hiện và kêu gọi, yêu cầu rời đi; không có trường hợp tàu cá hay thuyền viên nào bị bắt giữ, xử lý. Để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở, Ngành và chính quyền các địa phương liên quan xác minh làm rõ nguyên nhân vi phạm và xử lý theo quy định. Năm 2020 có 13 tàu cá vi phạm. Qua kiểm tra, xác minh, nguyên nhân chủ yếu là do gặp sự cố hỏng máy, trong thời gian sửa chữa tàu cá bị trôi dạt sang vùng biển Trung Quốc hoặc do tàu đi theo đàn cá để khai thác, không kiểm soát được tọa độ nên vô tình khai thác vào vùng biển Trung Quốc 06 tháng đầu năm 2021có 09 tàu cá vi phạm. Công tác triển khai thực hiện việc giám sát tàu cá qua thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá (VMS) .
Đến 12/6/2021 tỉnh Nghệ An có 1.216 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên thuộc diện phải lắp đặt VMS theo quy định, trong đó có 1.136/1.216 tàu, đạt 93,42%. Quy trình lắp đặt đảm bảo thực hiện đúng quy định kẹp chì trên thiết bị VMS, chưa có xử lý vi phạm quy định về kẹp chì. Tuy nhiên, hiện nay số liệu tàu cá đã lắp đặt VMS được đồng bộ dữ liệu lên hệ thống Giám sát tàu cá là 993/1.136 chiếc. Qua rà soát, cho thấy có sự chênh lệch số liệu. 963 tàu cá đã trùng khớp dữ liệu giữa thực tế và trên Hệ thống giám sát tàu cá. Có 30 tàu cá có dữ liệu trên Hệ thống giám sát tàu cá nhưng không có trong danh sách tàu cá đã lắp đặt VMS thực tế. Nguyên nhân là do tàu cá đã xóa đăng ký, cắt ngừng dịch vụ chuyển thiết bị sang lắp tàu khác.Có 173 chiếc đã lắp đặt VMS thực tế nhưng hiện nay không có dữ liệu trên Hệ thống Giám sát tàu cá: Nguyên nhân là do cắt ngừng dịch vụ do chưa nạp cước thuê bao, một số tàu nhà cung cấp đã kích hoạt hoạt động thiết bị nhưng chưa được đồng bộ dữ liệu lên Hệ thống giám sát tàu cá. Có 80 tàu cá chưa lắp đặt VMS 80 chiếc, chiếm 6,58%. Nguyên nhân là do tàu thiếu lao động, đậu bờ không đi khai thác, lên đà sửa chữa, chờ bán và có một số tàu cá đã bán ra ngoại tỉnh, giải bản nhưng chủ tàu chưa làm thủ tục xóa đăng ký.
Công tác khai thác, vận hành, xử lý tàu mất kết nối VMS, tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài được thực hiện thường xuyên, kịp thời đúng theo Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên vượt qua ranh giới cho phép trên biển ban hành tại Quyết định số 575/QĐ-TCTS-TTTS ngày 21/10/2019; Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển ban hành tại Quyết định số 599/QĐ- TCTS-TTTS ngày 28/10/2019 của Tổng cục Thủy sản và Quy chế phối hợp khai thác, quản lý sử dụng thông tin giữ liệu giám sát tàu cá ban hành tại Quyết định số 59/QĐ- UBND ngày 12/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
Theo đó, để khắc phục tình trạng tàu cá thường xuyên mất kết nối VMS, vượt ranh giới cho phép trên biển; tăng cường công tác quản lý, giám sát tàu cá hoạt động trên các vùng biển qua VMS, Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An là cơ quan đầu mối cùng với Ủy ban nhân dân các huyện/thị xã ven biển, Đồn Biên phòng tuyến biển, Ban quản lý Cảng cá và các Tổ công tác Liên ngành Thanh tra kiểm soát nghề cá làm việc trực tiếp với các chủ tàu, xác minh làm rõ nguyên nhân vi phạm và xử lý vi phạm (nếu có). Không cho tàu cá bốc dỡ thủy sản, xuất lạch khi chưa có biên bản giải trình, làm rõ lý do mất kết nối, chưa nạp cước thuê bao duy trì hoạt động thiết bị VMS2 theo quy định. Đối với các đơn vị cung cấp thiết bị VMS, yêu cầu kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị VMS để làm rõ nguyên nhân tàu cá mất kết nối, thường xuyên kiểm tra, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế kịp thời và hướng dẫn chủ tàu cá quản lý, vận hành thiết bị VMS đảm bảo hoạt động theo đúng quy định. Căn cứ vào dữ liệu trích xuất từ Hệ thống Giám sát tàu cá và các Thông báo của Tổng cục Thủy sản, tính đến ngày 12/6/2021 tỉnh Nghệ An có 1.539 tàu cá mất kết nối thiết bị VMS trong quá trình hoạt động trên biển và 192 tàu cá vượt qua ranh giới cho phép trên biển kết quả xử lý.
2. Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ đối với hành vi khai thác IUU từ năm 2020 đến nay
Năm 2020, Chi cục Thủy sản đã thành lập 10 Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên vùng biển ven bờ, vùng lộng biển Nghệ An. Bên cạnh đó, sau khi tiếp nhận thông tin đường dây nóng, Chi cục đã chủ trì, phối hợp với lực lượng biên phòng tổ chức nhiều cuộc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển đột xuất và thu được nhiều kết quả nhất định, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
http://chicucthuysannghean.gov.vn/uploads/news/2020_09/image-20200907110650-1.jpeg
Kiểm ngư Nghệ An kiểm tra tàu cá vi phạm

Đã thực hiện tuần tra, kiểm soát trên biển 304 ngày công tác. Kiểm tra được 3.353 lượt phương tiện. Qua đó đã phát hiện xử phạt vi phạm hành chính đối 86 vụ/86 đối tượng/86 phương tiện với tổng số tiền phạt 676,1 triệu đồng. Trong đó Chi cục Thủy sản xử phạt 78 vụ/78 đối tượng/78 phương tiện với tổng số tiền phạt 624,8 triệu đồng, bàn giao các đồn Biên phòng tuyến biển xử phạt 08 vụ/08 đối tượng/08 phương tiện với tổng số tiền xử phạt 51,3 triệu đồng. Tang vật tịch thu: 04 chiếc kích điện, 04 lưới kéo, 80m dây điện.
Các đồn Biên phòng tuyến biển và Hải đội 2 tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát vùng biển được, kiểm tra kiểm soát tại các cửa lạch, bãi ngang được 404 đợt/67.893 lượt phương tiện/316.659 lượt người. Qua công tác tuần tra đã phát hiện xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực Thủy sản: 245 vụ/245 đối tượng/245 phương tiện, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 937,55 triệu đồng, tang vật thu giữ: 50 lồng bát quái, 14 bộ kích điện, 40m dây điện, 01 bộ lưới.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Chi cục Thủy sản đã thành lập 04 Đoàn kiểm tra liên ngành về kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác thủy sản, dịch vụ hậu cần trên vùng biển ven bờ, vùng lộng biển Nghệ An. Công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát có sự phối hợp giữa các đơn vị như: Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Báo Nghệ An, và các huyện/thị xã ven biển. Bên cạnh đó, sau khi tiếp nhận thông tin đường dây nóng, Chi cục đã chủ trì, phối hợp với lực lượng biên phòng tổ chức nhiều cuộc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển đột xuất và thu được nhiều kết quả nhất định, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Chi cục thành lập 17 Đoàn công tác sử dụng tàu Kiểm ngư, xuồng cao tốc thực hiện 153 ngày tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển. Kiểm tra được 1.442 lượt phương tiện. Qua kiểm tra đã xử phạt 43 vụ/43đối tượng/43 phương tiện với số tiền: 363,7 triệu đồng.Tang vật tịch thu: 13 chiếc kích điện, 01 lưới giã, 275m dây điện. Các Đồn Biên phòng tuyến biển và Hải đội 2 tổ chức phối hợp lực lượng tuần tra, kiểm soát vùng biển được, kiểm tra kiểm soát tại các cửa lạch, bãi ngang được 146đợt/54.441lượt phương tiện/156.648 lượt người. Qua công tác tuần tra đã phát hiện xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực Thủy sản: 88 vụ/88 đối tượng/88 phương tiện, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 364,2 triệu đồng, tang vật thu giữ: 03 bộ kích điện.
3. Kết quả kiểm soát tàu cá, giám sát sản lượng thủy sản qua cảng, truy xuất nguồn gốc tra tàu cá ra vào cảng kể từ ngày 01/01/2021 đến nay
Cảng cá đã thực hiện việc yêu cầu các chủ tàu cá phải thông báo ít nhất 01 tiếng trước khi cập hoặc rời cảng theo quy định. Việc thông báo này ngày càng được ngư dân chấp hành tốt hơn, tùy vào đặc điểm của nghề khai thác cũng như ý thức chấp hành của ngư dân. Đến nay, tỷ lệ thông báo của ngư dân trước khi cập/rời cảng đạt khoảng từ 70- 80% so với yêu cầu.

https://photo-cms-baonghean.zadn.vn/cw1000/Uploaded/2021/jgmztamzsnzm/2021_07_13/bna_doan_thuyen_noi_nhau_ra_khoi_khai_thac_hai_san_anh_xuan_hoang168238_1372021.jpg
Công tác giám sát sản lượng bốc dỡ hàng hóa qua cảng đã được Ban Quản cảng cá Nghệ An thực hiện ngày càng nghiêm túc hơn. Tỷ lệ giám sát sản lượng bốc dỡ qua cảng ngày càng tăng đối tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên giám sát 100%, đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 đến dưới 24m giám sát từ 10-20%.
Việc ghi, nộp nhật của ngư dân sau khi khai thác cũng dần được cải thiện hơn; trong năm 2018, thậm chí sang năm 2019, việc ghi chép của ngư dân là hoàn toàn bị động, đối phó; đến nay, ngư dân đã chủ động ghi nhật khai thác, nộp cho Cảng khá kịp thời, tuy chất lượng nhật khai thác chưa cao (ghi số mẻ khai thác còn ít, số lượng không chính xác... ). Cảng đã thực hiện việc tiếp nhận kiểm tra các thông tin trong nhật ký khai thác, đảm bảo nhật ký khai thác đầy đủ theo đúng quy định. Kết quả đến nay số tàu cập cảng 70-80% ghi nộp nhật theo quy định; số tàu không cập cảng có 30-50% ghi và nộp nhật ký cho cảng cá.
Trong thời gian qua, các Trạm kiểm soát Biên phòng cửa lạch thực hiện tốt công tác kiểm soát đăng ký, kiểm chứng làm thủ tục xuất nhập lạch tại các cửa sông, cửa lạch; kết quả đã kiểm tra đạt 100% số tàu cá ra vào cửa lạch.
Để có được kết quả đó, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với các Trạm kiểm soát Biên phòng tuyến biển, sử dụng tàu kiểm ngư, tàu Biên phòng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra/vào cửa lạch theo Kế hoạch 561/KH-UBND, nghiêm cấm không cho tàu cá chưa đủ điều kiện xuất lạch.
Qua đó có thể thấy, sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chúng ta đã đạt được một số kết quả tích cực, từ ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân đến công tác quản lý hoạt động khai thác, góp phần vào nhiệm vụ khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Ngư dân đã chủ động thông báo trước khi cập/rời cảng cá; tuân thủ thực hiện việc ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản theo quy định. Phần lớn ngư dân đã chủ động lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, tuân thủ các quy định trong khai thác thủy sản cũng như chấp hành tốt công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng, vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài ngày càng giảm thiểu...
Việc giám sát tàu cá từng bước được cải thiện, công tác giám sát sản lượng bốc dỡ thủy sản tại các cảng cá đã có những chuyển biến tích cực. Các cơ quan quản lý thực hiện ngày càng nghiêm túc trong hoạt động kiểm tra và xử lý, xử phạt các tàu cá vi phạm. Sự phối hợp hoạt động giữa các đơn vị ngày càng chặt chẽ, tạo nên hiệu quả chung trong quản lý khai thác./.
Thái Nam

 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Tình hình triển khai các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2020 đến nay
Ngày xuất bản: Chủ nhật - 25/07/2021 20:49
Nội dung:
Ngày 23/10/2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã áp dụng biện pháp cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào EU do tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác IUU. Để tháo gỡ “thẻ vàng”, giữ uy tín thương hiệu thủy sản Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ quốc gia về chống khai thác IUU đã chỉ đạo các ban, bộ, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển nỗ lực, quyết liệt triển khai các giải pháp về chống khai thác IUU và đã được phía EC ghi nhận, đánh giá cao cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai thực hiện chống khai thác IUU.
Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 17/CT-TTg về cơ chế phối hợp liên ngành giữa các ban, bộ, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở vùng biển nước ngoài.
Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An đã có báo cáo kết Tình hình triển khai các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2020 đến nay.
  1. Tình hình xử lý tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài từ năm 2020 đến nay
Trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, Nghệ An có 22 tàu cá vi phạm vùng biển Trung Quốc, bị lực lượng chức năng Trung Quốc phát hiện và kêu gọi, yêu cầu rời đi; không có trường hợp tàu cá hay thuyền viên nào bị bắt giữ, xử lý. Để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở, Ngành và chính quyền các địa phương liên quan xác minh làm rõ nguyên nhân vi phạm và xử lý theo quy định. Năm 2020 có 13 tàu cá vi phạm. Qua kiểm tra, xác minh, nguyên nhân chủ yếu là do gặp sự cố hỏng máy, trong thời gian sửa chữa tàu cá bị trôi dạt sang vùng biển Trung Quốc hoặc do tàu đi theo đàn cá để khai thác, không kiểm soát được tọa độ nên vô tình khai thác vào vùng biển Trung Quốc 06 tháng đầu năm 2021có 09 tàu cá vi phạm. Công tác triển khai thực hiện việc giám sát tàu cá qua thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá (VMS) .
Đến 12/6/2021 tỉnh Nghệ An có 1.216 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên thuộc diện phải lắp đặt VMS theo quy định, trong đó có 1.136/1.216 tàu, đạt 93,42%. Quy trình lắp đặt đảm bảo thực hiện đúng quy định kẹp chì trên thiết bị VMS, chưa có xử lý vi phạm quy định về kẹp chì. Tuy nhiên, hiện nay số liệu tàu cá đã lắp đặt VMS được đồng bộ dữ liệu lên hệ thống Giám sát tàu cá là 993/1.136 chiếc. Qua rà soát, cho thấy có sự chênh lệch số liệu. 963 tàu cá đã trùng khớp dữ liệu giữa thực tế và trên Hệ thống giám sát tàu cá. Có 30 tàu cá có dữ liệu trên Hệ thống giám sát tàu cá nhưng không có trong danh sách tàu cá đã lắp đặt VMS thực tế. Nguyên nhân là do tàu cá đã xóa đăng ký, cắt ngừng dịch vụ chuyển thiết bị sang lắp tàu khác.Có 173 chiếc đã lắp đặt VMS thực tế nhưng hiện nay không có dữ liệu trên Hệ thống Giám sát tàu cá: Nguyên nhân là do cắt ngừng dịch vụ do chưa nạp cước thuê bao, một số tàu nhà cung cấp đã kích hoạt hoạt động thiết bị nhưng chưa được đồng bộ dữ liệu lên Hệ thống giám sát tàu cá. Có 80 tàu cá chưa lắp đặt VMS 80 chiếc, chiếm 6,58%. Nguyên nhân là do tàu thiếu lao động, đậu bờ không đi khai thác, lên đà sửa chữa, chờ bán và có một số tàu cá đã bán ra ngoại tỉnh, giải bản nhưng chủ tàu chưa làm thủ tục xóa đăng ký.
Công tác khai thác, vận hành, xử lý tàu mất kết nối VMS, tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài được thực hiện thường xuyên, kịp thời đúng theo Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên vượt qua ranh giới cho phép trên biển ban hành tại Quyết định số 575/QĐ-TCTS-TTTS ngày 21/10/2019; Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển ban hành tại Quyết định số 599/QĐ- TCTS-TTTS ngày 28/10/2019 của Tổng cục Thủy sản và Quy chế phối hợp khai thác, quản lý sử dụng thông tin giữ liệu giám sát tàu cá ban hành tại Quyết định số 59/QĐ- UBND ngày 12/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
Theo đó, để khắc phục tình trạng tàu cá thường xuyên mất kết nối VMS, vượt ranh giới cho phép trên biển; tăng cường công tác quản lý, giám sát tàu cá hoạt động trên các vùng biển qua VMS, Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An là cơ quan đầu mối cùng với Ủy ban nhân dân các huyện/thị xã ven biển, Đồn Biên phòng tuyến biển, Ban quản lý Cảng cá và các Tổ công tác Liên ngành Thanh tra kiểm soát nghề cá làm việc trực tiếp với các chủ tàu, xác minh làm rõ nguyên nhân vi phạm và xử lý vi phạm (nếu có). Không cho tàu cá bốc dỡ thủy sản, xuất lạch khi chưa có biên bản giải trình, làm rõ lý do mất kết nối, chưa nạp cước thuê bao duy trì hoạt động thiết bị VMS2 theo quy định. Đối với các đơn vị cung cấp thiết bị VMS, yêu cầu kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị VMS để làm rõ nguyên nhân tàu cá mất kết nối, thường xuyên kiểm tra, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế kịp thời và hướng dẫn chủ tàu cá quản lý, vận hành thiết bị VMS đảm bảo hoạt động theo đúng quy định. Căn cứ vào dữ liệu trích xuất từ Hệ thống Giám sát tàu cá và các Thông báo của Tổng cục Thủy sản, tính đến ngày 12/6/2021 tỉnh Nghệ An có 1.539 tàu cá mất kết nối thiết bị VMS trong quá trình hoạt động trên biển và 192 tàu cá vượt qua ranh giới cho phép trên biển kết quả xử lý.
2. Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ đối với hành vi khai thác IUU từ năm 2020 đến nay
Năm 2020, Chi cục Thủy sản đã thành lập 10 Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên vùng biển ven bờ, vùng lộng biển Nghệ An. Bên cạnh đó, sau khi tiếp nhận thông tin đường dây nóng, Chi cục đã chủ trì, phối hợp với lực lượng biên phòng tổ chức nhiều cuộc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển đột xuất và thu được nhiều kết quả nhất định, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
http://chicucthuysannghean.gov.vn/uploads/news/2020_09/image-20200907110650-1.jpeg
Kiểm ngư Nghệ An kiểm tra tàu cá vi phạm

Đã thực hiện tuần tra, kiểm soát trên biển 304 ngày công tác. Kiểm tra được 3.353 lượt phương tiện. Qua đó đã phát hiện xử phạt vi phạm hành chính đối 86 vụ/86 đối tượng/86 phương tiện với tổng số tiền phạt 676,1 triệu đồng. Trong đó Chi cục Thủy sản xử phạt 78 vụ/78 đối tượng/78 phương tiện với tổng số tiền phạt 624,8 triệu đồng, bàn giao các đồn Biên phòng tuyến biển xử phạt 08 vụ/08 đối tượng/08 phương tiện với tổng số tiền xử phạt 51,3 triệu đồng. Tang vật tịch thu: 04 chiếc kích điện, 04 lưới kéo, 80m dây điện.
Các đồn Biên phòng tuyến biển và Hải đội 2 tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát vùng biển được, kiểm tra kiểm soát tại các cửa lạch, bãi ngang được 404 đợt/67.893 lượt phương tiện/316.659 lượt người. Qua công tác tuần tra đã phát hiện xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực Thủy sản: 245 vụ/245 đối tượng/245 phương tiện, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 937,55 triệu đồng, tang vật thu giữ: 50 lồng bát quái, 14 bộ kích điện, 40m dây điện, 01 bộ lưới.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Chi cục Thủy sản đã thành lập 04 Đoàn kiểm tra liên ngành về kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác thủy sản, dịch vụ hậu cần trên vùng biển ven bờ, vùng lộng biển Nghệ An. Công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát có sự phối hợp giữa các đơn vị như: Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Báo Nghệ An, và các huyện/thị xã ven biển. Bên cạnh đó, sau khi tiếp nhận thông tin đường dây nóng, Chi cục đã chủ trì, phối hợp với lực lượng biên phòng tổ chức nhiều cuộc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển đột xuất và thu được nhiều kết quả nhất định, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Chi cục thành lập 17 Đoàn công tác sử dụng tàu Kiểm ngư, xuồng cao tốc thực hiện 153 ngày tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển. Kiểm tra được 1.442 lượt phương tiện. Qua kiểm tra đã xử phạt 43 vụ/43đối tượng/43 phương tiện với số tiền: 363,7 triệu đồng.Tang vật tịch thu: 13 chiếc kích điện, 01 lưới giã, 275m dây điện. Các Đồn Biên phòng tuyến biển và Hải đội 2 tổ chức phối hợp lực lượng tuần tra, kiểm soát vùng biển được, kiểm tra kiểm soát tại các cửa lạch, bãi ngang được 146đợt/54.441lượt phương tiện/156.648 lượt người. Qua công tác tuần tra đã phát hiện xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực Thủy sản: 88 vụ/88 đối tượng/88 phương tiện, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 364,2 triệu đồng, tang vật thu giữ: 03 bộ kích điện.
3. Kết quả kiểm soát tàu cá, giám sát sản lượng thủy sản qua cảng, truy xuất nguồn gốc tra tàu cá ra vào cảng kể từ ngày 01/01/2021 đến nay
Cảng cá đã thực hiện việc yêu cầu các chủ tàu cá phải thông báo ít nhất 01 tiếng trước khi cập hoặc rời cảng theo quy định. Việc thông báo này ngày càng được ngư dân chấp hành tốt hơn, tùy vào đặc điểm của nghề khai thác cũng như ý thức chấp hành của ngư dân. Đến nay, tỷ lệ thông báo của ngư dân trước khi cập/rời cảng đạt khoảng từ 70- 80% so với yêu cầu.

https://photo-cms-baonghean.zadn.vn/cw1000/Uploaded/2021/jgmztamzsnzm/2021_07_13/bna_doan_thuyen_noi_nhau_ra_khoi_khai_thac_hai_san_anh_xuan_hoang168238_1372021.jpg
Công tác giám sát sản lượng bốc dỡ hàng hóa qua cảng đã được Ban Quản cảng cá Nghệ An thực hiện ngày càng nghiêm túc hơn. Tỷ lệ giám sát sản lượng bốc dỡ qua cảng ngày càng tăng đối tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên giám sát 100%, đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 đến dưới 24m giám sát từ 10-20%.
Việc ghi, nộp nhật của ngư dân sau khi khai thác cũng dần được cải thiện hơn; trong năm 2018, thậm chí sang năm 2019, việc ghi chép của ngư dân là hoàn toàn bị động, đối phó; đến nay, ngư dân đã chủ động ghi nhật khai thác, nộp cho Cảng khá kịp thời, tuy chất lượng nhật khai thác chưa cao (ghi số mẻ khai thác còn ít, số lượng không chính xác... ). Cảng đã thực hiện việc tiếp nhận kiểm tra các thông tin trong nhật ký khai thác, đảm bảo nhật ký khai thác đầy đủ theo đúng quy định. Kết quả đến nay số tàu cập cảng 70-80% ghi nộp nhật theo quy định; số tàu không cập cảng có 30-50% ghi và nộp nhật ký cho cảng cá.
Trong thời gian qua, các Trạm kiểm soát Biên phòng cửa lạch thực hiện tốt công tác kiểm soát đăng ký, kiểm chứng làm thủ tục xuất nhập lạch tại các cửa sông, cửa lạch; kết quả đã kiểm tra đạt 100% số tàu cá ra vào cửa lạch.
Để có được kết quả đó, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với các Trạm kiểm soát Biên phòng tuyến biển, sử dụng tàu kiểm ngư, tàu Biên phòng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra/vào cửa lạch theo Kế hoạch 561/KH-UBND, nghiêm cấm không cho tàu cá chưa đủ điều kiện xuất lạch.
Qua đó có thể thấy, sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chúng ta đã đạt được một số kết quả tích cực, từ ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân đến công tác quản lý hoạt động khai thác, góp phần vào nhiệm vụ khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Ngư dân đã chủ động thông báo trước khi cập/rời cảng cá; tuân thủ thực hiện việc ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản theo quy định. Phần lớn ngư dân đã chủ động lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, tuân thủ các quy định trong khai thác thủy sản cũng như chấp hành tốt công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng, vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài ngày càng giảm thiểu...
Việc giám sát tàu cá từng bước được cải thiện, công tác giám sát sản lượng bốc dỡ thủy sản tại các cảng cá đã có những chuyển biến tích cực. Các cơ quan quản lý thực hiện ngày càng nghiêm túc trong hoạt động kiểm tra và xử lý, xử phạt các tàu cá vi phạm. Sự phối hợp hoạt động giữa các đơn vị ngày càng chặt chẽ, tạo nên hiệu quả chung trong quản lý khai thác./.
Thái Nam

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây