HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Viện Hóa học sẽ nâng cấp quy trình tổng hợp dược chất Favipiravir
Nội dung:

Nhóm nghiên cứu cho biết sẽ nâng cấp quy mô, lập hồ sơ đăng ký thử nghiệm, tiến tới xin cấp phép đối với dược chất favipiravir dùng điều trị Covid-19.

Ngày 30/6, PGS Ngô Quốc Anh, Phó Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, bước đầu nhóm nghiên cứu của Viện đã rút ngắn 4 bước tổng hợp favipiravir - thuốc dùng trong điều trị Covid-19. "Ưu điểm của favipiravir là không độc với người và động vật", PGS Ngô Quốc Anh nói.

Việc nhóm nghiên cứu trong nước rút ngắn quy trình 4 bước so với quy trình chuẩn đã công bố trên thế giới nhờ thay đổi phương pháp tổng hợp, cách sử dụng nguyên liệu ban đầu, giúp tiết kiệm được vật tư, hóa chất và nâng cao hiệu suất của quy trình. "Chúng tôi sử dụng nguyên liệu dễ kiếm, rẻ hơn" PGS Quốc Anh nói.

Ông cho biết, nguyên liệu favipiravi tổng hợp thành công trong phòng thí nghiệm, bước đầu đạt tiêu chuẩn về dược dụng của nguyên liệu dùng làm thuốc. Để tiến tới làm chủ công nghệ, nhóm nghiên cứu sẽ hoàn thiện, nâng cấp quy trình ở quy mô cao hơn, "tiếp đến sẽ đăng ký thử nghiệm lâm sàng và xin cấp phép đưa vào sử dụng ở Việt Nam", PGS Quốc Anh nói. Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn kéo dài diễn biến phức tạp thì chiến lược vaccine vẫn là sự lựa chọn số một, tuy nhiên việc làm chủ được công nghệ sẽ giúp Việt Nam chủ động nguyên liệu favipiravi cung cấp thêm một lựa chọn điều trị đối với các bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam.

 
PGS Ngô Quốc Anh (bìa trái) và cộng sự tại phòng thí nghiệm. Ảnh: Ngọc Châu.

PGS Ngô Quốc Anh (bìa trái) và cộng sự tại phòng thí nghiệm. Ảnh: Ngọc Châu.

Theo một chuyên gia tại Đại học Dược Hà Nội, nghiên cứu tổng hợp này tiến tới sản xuất nguyên liệu thuốc favipiravir trong nước. Trước tiên nguyên liệu phải đạt tiêu chuẩn làm thuốc, tiếp đến cần nghiên cứu quy trình ổn định đủ lớn, được cấp phép lưu hành.

Ở quy mô sản xuất lớn hơn, nhà máy thuốc phải đạt chuẩn GMP về môi trường, thiết bị, dây chuyền sản xuất. Sau đó, thuốc cần được nghiên cứu dạng bào chế ở dạng viên nang hoặc viên nén.

Trước đó, nhóm nghiên cứu của Viện Hóa học công bố bước đầu đã cải tiến, rút ngắn quy trình tổng hợp favipiravir, chỉ qua ba bước phản ứng, từ nguyên liệu có sẵn trong nước. Theo GS.TS Nguyễn Văn Tuyến, Viện trưởng Viện Hóa học, nhóm nghiên cứu dự kiến đăng ký bằng sáng chế đối với quy trình này.

Hiện bằng sáng chế thuốc Favipiravir của Nhật Bản đã hết hiệu lực từ năm 2019, vì vậy các quốc gia khác được phép khai thác, sản xuất favipiravir dưới phiên bản thuốc generic giá rẻ (tức là dạng bản sao của thuốc biệt dược với thành phần hoạt chất tương tự nhau).

Favipiravir trên thế giới hiện được thử nghiệm lâm sàng trong điều trị Covid-19 đến pha 3 (thử nghiệm trên nhóm bệnh nhân lớn nhất trong 3 bước để đánh giá chính xác mức độ hiệu quả và độ an toàn của thuốc), cho hiệu quả tới 97%.

Đây là loại thuốc được chỉ định trong các trường hợp nhẹ hoặc trung bình. Favipiravir đóng vai trò tiền chất, khi uống vào cơ thể sẽ sinh ra hợp chất có tên gọi T-705-RPT. Chất T-705-RPT này tác động vào ARN của virus khiến nó không sinh sôi được, dẫn tới giảm nồng độ và bị đào thải.

Nguyễn Xuân - Ngọc Châu




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Viện Hóa học sẽ nâng cấp quy trình tổng hợp dược chất Favipiravir
Ngày xuất bản: Thứ ba - 29/06/2021 22:27
Nội dung:

Nhóm nghiên cứu cho biết sẽ nâng cấp quy mô, lập hồ sơ đăng ký thử nghiệm, tiến tới xin cấp phép đối với dược chất favipiravir dùng điều trị Covid-19.

Ngày 30/6, PGS Ngô Quốc Anh, Phó Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, bước đầu nhóm nghiên cứu của Viện đã rút ngắn 4 bước tổng hợp favipiravir - thuốc dùng trong điều trị Covid-19. "Ưu điểm của favipiravir là không độc với người và động vật", PGS Ngô Quốc Anh nói.

Việc nhóm nghiên cứu trong nước rút ngắn quy trình 4 bước so với quy trình chuẩn đã công bố trên thế giới nhờ thay đổi phương pháp tổng hợp, cách sử dụng nguyên liệu ban đầu, giúp tiết kiệm được vật tư, hóa chất và nâng cao hiệu suất của quy trình. "Chúng tôi sử dụng nguyên liệu dễ kiếm, rẻ hơn" PGS Quốc Anh nói.

Ông cho biết, nguyên liệu favipiravi tổng hợp thành công trong phòng thí nghiệm, bước đầu đạt tiêu chuẩn về dược dụng của nguyên liệu dùng làm thuốc. Để tiến tới làm chủ công nghệ, nhóm nghiên cứu sẽ hoàn thiện, nâng cấp quy trình ở quy mô cao hơn, "tiếp đến sẽ đăng ký thử nghiệm lâm sàng và xin cấp phép đưa vào sử dụng ở Việt Nam", PGS Quốc Anh nói. Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn kéo dài diễn biến phức tạp thì chiến lược vaccine vẫn là sự lựa chọn số một, tuy nhiên việc làm chủ được công nghệ sẽ giúp Việt Nam chủ động nguyên liệu favipiravi cung cấp thêm một lựa chọn điều trị đối với các bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam.

 
PGS Ngô Quốc Anh (bìa trái) và cộng sự tại phòng thí nghiệm. Ảnh: Ngọc Châu.

PGS Ngô Quốc Anh (bìa trái) và cộng sự tại phòng thí nghiệm. Ảnh: Ngọc Châu.

Theo một chuyên gia tại Đại học Dược Hà Nội, nghiên cứu tổng hợp này tiến tới sản xuất nguyên liệu thuốc favipiravir trong nước. Trước tiên nguyên liệu phải đạt tiêu chuẩn làm thuốc, tiếp đến cần nghiên cứu quy trình ổn định đủ lớn, được cấp phép lưu hành.

Ở quy mô sản xuất lớn hơn, nhà máy thuốc phải đạt chuẩn GMP về môi trường, thiết bị, dây chuyền sản xuất. Sau đó, thuốc cần được nghiên cứu dạng bào chế ở dạng viên nang hoặc viên nén.

Trước đó, nhóm nghiên cứu của Viện Hóa học công bố bước đầu đã cải tiến, rút ngắn quy trình tổng hợp favipiravir, chỉ qua ba bước phản ứng, từ nguyên liệu có sẵn trong nước. Theo GS.TS Nguyễn Văn Tuyến, Viện trưởng Viện Hóa học, nhóm nghiên cứu dự kiến đăng ký bằng sáng chế đối với quy trình này.

Hiện bằng sáng chế thuốc Favipiravir của Nhật Bản đã hết hiệu lực từ năm 2019, vì vậy các quốc gia khác được phép khai thác, sản xuất favipiravir dưới phiên bản thuốc generic giá rẻ (tức là dạng bản sao của thuốc biệt dược với thành phần hoạt chất tương tự nhau).

Favipiravir trên thế giới hiện được thử nghiệm lâm sàng trong điều trị Covid-19 đến pha 3 (thử nghiệm trên nhóm bệnh nhân lớn nhất trong 3 bước để đánh giá chính xác mức độ hiệu quả và độ an toàn của thuốc), cho hiệu quả tới 97%.

Đây là loại thuốc được chỉ định trong các trường hợp nhẹ hoặc trung bình. Favipiravir đóng vai trò tiền chất, khi uống vào cơ thể sẽ sinh ra hợp chất có tên gọi T-705-RPT. Chất T-705-RPT này tác động vào ARN của virus khiến nó không sinh sôi được, dẫn tới giảm nồng độ và bị đào thải.

Nguyễn Xuân - Ngọc Châu




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây