6 điều cần biết để tránh ung thư đường tiêu hóa
Nên hạn chế ăn thực phẩm ướp muối, lên men, hun khói, bị nấm mốc; ăn nhiều rau như súp lơ xanh, cà tím...
Theo giáo sư Đào Văn Long, nguyên trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ung thư đường tiêu hóa đứng thứ ba trong các loại ung thư gây tử vong trên thế giới. Hơn 90% trường hợp ung thư dạng này phát triển từ polyp u tuyến. Vì thế, phát hiện sớm, cắt bỏ polyp u tuyến có nguy cơ ác tính giúp làm giảm tỷ lệ ung thư.
Nếu phát hiện sớm, bệnh hầu như có thể chữa khỏi. Tuy nhiên do tâm lý sợ phát hiện ra bệnh nên người bệnh thường không đi khám sớm, chỉ đến khi thấy đau không chịu nổi, khó chịu, chán ăn, đi ngoài ra máu, sút cân... mới đến viện thì đã muộn.
Cần hạn chế thực phẩm ướp muối, hun khói.
Để phòng bệnh, cần lưu ý:
- Hạn chế dùng thực phẩm có chứa aflatoxin, nitrosamine (trong thực phẩm ướp muối, lên men, hun khói), nấm mốc và các chất độc hại khác. Không dùng các thực phẩm nghi ngờ bị hỏng hoặc bảo quản quá lâu ngày.
- Nên dùng rau quả, thực phẩm có nhiều chất xơ, selen, vitamin A, C có khả năng phòng chống ung thư tiêu hóa: trà xanh, súp lơ xanh, ngũ cốc, các loại rau xanh, cà tím...
- Thận trọng khi dùng các sản phẩm nhựa để đựng, che phủ thức ăn; đặc biệt là dùng sản phẩm nhựa để hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng.
- Hạn chế tối đa thuốc lá và rượu.
- Thận trọng với tất cả cơn đau về tiêu hóa; không tự ý dùng thuốc cho tiêu hóa.
- Khám sức khỏe tổng quát thường xuyên ít nhất từ 6 tháng đến một năm để phát hiện điều trị sớm các bệnh lý về tiêu hóa và ung thư.
Phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa bằng cách khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao hoặc có các triệu chứng đường tiêu hóa. Người có nguy cơ cao mắc ung thư tiêu hóa là trên 50 tuổi, tiền sử gia đình có người thân bị ung đường tiêu hóa, tiền sử viêm dạ dày, từng phát hiện có vi khuẩn HP, đại tiện ra máu... Những trường hợp này cần đi soi đại trực tràng, dạ dày thường xuyên hơn để phát hiện bệnh sớm.
Ung thư đường tiêu hóa thường có dấu hiệu như đầy hơi, khó tiêu, nuốt khó, đau bụng, ói. Trường hợp nặng hơn có thể nôn ra máu kèm sụt cân, thiếu máu và đại tiện phân đen. Triệu chứng nhóm ung thư này chủ yếu là rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy; trong đó đặc trưng nhất là đại tiện ra máu, rối loạn đại tiện...
Tin khác
- Đầu tư vào dinh dưỡng giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khoẻ sau này
- Cắt bỏ tử cung đơn thuần liên quan đến nguy cơ sức khỏe lâu dài
- Tổ chức sức khỏe tâm thần Châu Âu thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần phổ quát
- Ứng dụng công nghệ sinh học để trồng nấm vì sức khỏe cộng đồng
- Chất ngọt nhân tạo 'không gây hại” cho sức khỏe
- Nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin D không có lợi cho người già
- Vì sao cơ thể hay đau nhức sau khi vận động cường độ mạnh?
- Đột biến gen BRCA1 và BRCA2: Xét nghiệm di truyền cho ung thư vú
- 6 cấu phần chiếu sáng thông minh sử dụng dữ liệu tích tụ
- Thiết bị soi cổ tử cung đa bước sóng
- Ăn phô mai mỗi ngày có thể giúp bảo vệ sức khoẻ tim mạch
- Rượu vang có thể bảo vệ sức khỏe cho răng
- Chế độ dinh dưỡng 2018: Dữ liệu mới xác nhận lợi ích sức khỏe của chế độ ăn thuần thực vật
- Thuốc giảm đau thông thường gây nguy cơ cho sức khỏe tim mạch
- Các nhà nghiên cứu phát hiện ra thủ phạm tiềm ẩn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh suy tim
- Bệnh viện 4 nghiên cứu rối loạn chuyển hóa lipid và một số biến chứng sớm ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
- Điều trị rò bạch huyết bằng can thiệp qua da - một tiến bộ lớn của y học
- Kỹ thuật lấy đi khối u tuyến vú mà không cần phẫu thuật
- Những thứ chứa chất độc gây ung thư hàng đầu được quốc tế công nhận, nhiều người vẫn dùng
- Kỹ thuật gây tê mới thay thế morphin trong mổ tim hở