Ứng dụng công nghệ sinh học để trồng nấm vì sức khỏe cộng đồng
Cập nhật ngày:
![]() |
Với tư duy đổi mới sáng tạo, Công ty TNHH Công nghệ sinh học TVT đã nghiên cứu thành công và đang chuyển giao quy trình nuôi trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu (nấm mối đen, nấm hầu thủ, nấm milky).
Được thành lập hồi tháng 10/2015, Công ty TNHH Công nghệ sinh học TVT (quận 2, TP.HCM) mang kỳ vọng phát triển mảng nuôi cấy và sản xuất đông trùng hạ thảo bằng công nghệ sinh học nhằm cung cấp nguồn sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ tiêu chuẩn lưu hành của Bộ Y tế.
Khởi đầu, TVT nhận chuyển giao công nghệ nuôi cấy đông trùng hạ thảo (chủng giống của Nhật Bản) từ Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường (thuộc ĐH Nông Lâm TP.HCM). Công nghệ này xuất phát từ là đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (mã số B2013-12-05) về nghiên cứu đông trùng hạ thảo đã được nghiệm thu tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, công ty cũng nhận sự tư vấn và hỗ trợ từ nhiều chuyên gia ở ĐH Cần Thơ, ĐH Thủ Dầu Một từ việc nuôi trồng, thu hoạch đến sản xuất các mẻ đông trùng hạ thảo. Ngoài ra, công ty còn hợp tác với ĐH Chiang Rai (Thái Lan) để cùng trao đổi công nghệ, hỗ trợ sản xuất kinh doanh một số sản phẩm tiêu biểu như đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, tỏi đen cùng các loại nấm ăn.
Không chỉ tập trung vào sản phẩm đông trùng hạ thảo, với tư duy đổi mới sáng tạo liên tục không ngừng, đội ngũ chuyên gia công nghệ sinh học ở TVT đã nghiên cứu nuôi trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu khác.
Cụ thể, dự án khởi nghiệp "Nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu (nấm mối đen, nấm hầu thủ, nấm milky)" của TVT đã được chọn là một trong 14 dự án được hỗ trợ của Chương trình Hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 (SpeedUp 2017) của Sở KHCN TP.HCM với kinh phí lên đến 1 tỷ đồng.
Dự án này hướng đến việc tạo lập quy trình và môi trường thích hợp nuôi trồng ba loại nấm (nấm mối đen, nấm hầu thủ, nấm milky), sản xuất nấm đạt chất lượng tốt có giá cả cạnh tranh hơn so với những sản phẩm ngoại nhập, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ những loại nấm có thành phần dinh dưỡng cao, được sử dụng như thực phẩm hàng ngày của người dân.
Hiện tại, TVT đã chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm mối đen, nấm milky, nấm hầu thủ trên 5 đơn vị có nhu cầu sản xuất. Bên cạnh đó, công ty còn sẵn sàng mở rộng hợp tác với người nông dân hoặc các cơ sở có nhu cầu nuôi trồng nấm, đồng thời tiến hành thu mua lại sản phẩm sau nuôi trồng nhằm cung ứng thêm nguồn hàng cho mục đích xuất khẩu.
Trong thời gian sắp tới, TVT đang phấn đấu trở thành công ty công nghệ sinh học hàng đầu chuyên sản xuất và phân phối những sản phẩm có ích phục vụ sức khỏe cho người tiêu dùng.
Theo pcworld.com.vn
Tin khác
- Sớm đưa gluten vào chế độ ăn có thể ngăn ngừa bệnh celiac ở trẻ
- 110 Sử dụng thường xuyên thuốc điều trị trào ngược axit có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
- Nghiên cứu quy trình tổng hợp erlotinib hydrochlorid làm nguyên liệu bào chế thuốc chống ung thư phổi
- Liệu pháp mới nhắm mục tiêu ung thư vú đi căn lên não
- Việt Nam phát triển thành công 2 bộ Kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2
- Xây dựng quy trình chiết xuất alkaloid từ lá đu đủ Carica papaya L. làm nguyên liệu tạo chế phẩm hỗ trợ điều trị ung thư
- Nghiên cứu tín hiệu điện sinh học trong ung thư vú di căn
- Màng phim siêu mỏng gắn bên dưới thiết bị smartwatch cho phép theo dõi nồng độ các chất hóa học cơ thể
- Phát hiện triệu chứng mới của Covid-19
- Vaccine Covid-19: Việt Nam tìm nghiệm bài toán khó
- Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân COVID-19 được phục hồi có khả năng bảo vệ miễn dịch lâu dài
- Hợp tác về công nghệ có ý nghĩa then chốt trong thế giới phân cực
- Nghiên cứu tìm ra tác nhân thúc đẩy ung thư tăng lên theo tuổi tác
- Nghiên cứu mới xác định 21 loại thuốc hiện có thể điều trị COVID-19
- Virus tạo ra trong phòng thí nghiệm hỗ trợ nghiên cứu COVID-19
- Thành lập Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam
- Hormone liên quan đến béo phì là một yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng huyết
- Nước giải khát dinh dưỡng từ phụ phẩm đảng sâm
- 70 vaccine đang được phát triển để chống Covid-19
- Biến thể virus SARS-CoV2 lây lan mạnh nhất