Đại học Harvard: Hàng triệu người đang tốn công uống thuốc aspirin để phòng bệnh tim
Những ai có suy nghĩ rằng, uống thuốc aspirin sẽ phòng ngừa bệnh tim mạch hay đột quỵ sẽ phải suy nghĩ lại khi công bố mới đây tiết lộ, aspirin hầu như không có tác dụng chống bệnh tim mạch với người khỏe mạnh, chưa kể đến hàng loạt các tác dụng phụ nguy hiểm khác.
Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard, hàng triệu người trên thế giới đang uống aspirin để ngăn bệnh tim mạch có thể phải suy nghĩ lại về việc uống loại thuốc này.
Hầu hết các bác sỹ tim mạch đều khuyên dùng aspirin liều thấp cho bệnh nhân bị mắc hoặc chẩn đoán mắc bệnh tim mạch và có nguy cơ cao bị đột quỵ. Tuy nhiên với những người khỏe mạnh, lời khuyên đó hoàn toàn không có tác dụng. Mặc dù vậy, đang có hàng triệu người khỏe mạnh trên thế giới, đặc biệt là người lớn tuổi đang uống aspirin hàng ngày vì họ tin rằng thuốc có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Suy nghĩ sai lầm đó nay đã được giới y học chỉ ra nhưng có vẻ như số lượng người biết thông tin này có vẻ không nhiều.
Đối với những người khỏe mạnh, thuốc aspirin không có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.
Nghiên cứu của các nhà khoa học sử dụng dữ liệu khảo sát trong vài năm trở lại đây để có được một bức tranh tổng thể việc sử dụng aspirin của mọi người. Kết quả cho thấy đang có một lượng lớn người uống aspirin dù rằng nó không đem lại lợi ích rõ ràng nào về mặt sức khỏe.
Theo báo cáo Annals of Internal Medicine, ước tính có khoảng 10 triệu người trên 70 tuổi không có tiền sử bệnh tim vẫn đang dùng aspirin hàng ngày như một biện pháp phòng ngừa. Cũng theo một nghiên cứu mới từ Trung tâm y tế Harvard và Beth Israel Deaconess, có khoảng 29 triệu người từ 40 tuổi trở lên dùng aspirin mỗi ngày mặc dù không có bệnh tim mạch trong năm 2017. Đặc biệt có khoảng 6,6 triệu người đã uống mà không theo lời khuyên của các bác sỹ.
Sự nhầm lẫn là điều không thể tránh khỏi vì chưa có một nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng của aspirin với sức khỏe tim mạch. Trong nhiều năm qua, các bác sỹ thường khuyên các bệnh nhân lớn tuổi nên uống aspirin ngay cả khi không mắc bệnh tim. Trước đó, các bác sỹ cho rằng, đặc tính làm loãng máu của aspirin có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Nhưng sau đó vào năm ngoái, ba nghiên cứu mới đã thách thức những quan niệm sai lầm này.
Loạt nghiên cứu kéo dài đã tiến hành thử nghiệm aspirin ở những người có nguy cơ đau tim thấp và trung bình. Trong đó, kết quả nghiên cứu chỉ tìm một vài lợi ích không đáng kể, đặc biệt là với người lớn tuổi. Tuy nhiên tác dụng phụ của việc uống aspirin lại dễ nhận thấy, đó là tình trạng chảy máu đường tiêu hóa và các tác dụng phụ khác.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ trước đó đã rút lại các khuyến nghị về việc sử dụng aspirin hàng ngày kể từ đầu năm 2019. Ngoài ra hiệp hội này cũng lưu ý, những người trên 70 tuổi không mắc bệnh tim nên tránh dùng aspirin hàng ngày. Thông báo cũng chỉ ra, người từ 40-70 tuổi có thể uống aspirin hàng ngày nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Lời khuyên dành cho những người có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ trước đó vẫn "nên" uống aspirin theo chỉ dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên với những người "không mắc bệnh tim", họ không nên uống loại thuốc này chỉ để phòng ngừa bệnh tim.
Bây giờ, những rủi ro và lợi ích của việc uống aspirin khi không mắc bệnh tim đã được chia sẻ rộng rãi. Do đó mỗi người cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin và tránh sử dụng thuốc sai mục đích.
Tin khác
- Các nhà nghiên cứu Israel phát triển lớp phủ chống vi khuẩn đa mục đích
- Trung Quốc đã thành lập một trung tâm nghiên cứu về kỹ thuật và trị liệu gen
- Phát hiện Vitamin E acetate là thủ phạm gây tử vong liên quan đến hút thuốc lá điện tử
- Liệu pháp phage mang lại hứa hẹn cho bệnh gan do rượu
- Nghiên cứu biến chứng hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An.
- Giải trình tự gen để chẩn đoán chính xác một số bệnh hiếm gặp
- Hợp chất trà xanh giúp kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc
- Sóng siêu âm có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
- Điều trị rối loạn nhịp tim bằng bản đồ giải phẫu điện học 3 chiều
- Hợp tác nghiên cứu quốc tế về virut cúm và trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis
- Giường bệnh bằng đồng có tác dụng diệt khuẩn
- Nghiên cứu mới giải thích cách thức virus HIV có thể né tránh ZAPped
- Cholesterol, chất béo khi sinh liên quan đến sức khỏe tâm lý ở trẻ 5 tuổi
- Chủng vi khuẩn ăn thịt kết hợp với nhau gây nhiễm trùng chết người
- Nghiên cứu cho thấy hormone tăng trưởng của con người có thể đảo ngược lão hóa biểu sinh
- Hành và tỏi có thể là công thức để giảm nguy cơ ung thư vú
- Miếng dán da cho phép đo nồng độ kháng sinh trong cơ thể bệnh nhân trong thời gian thực
- Vắc-xin mới có khả năng ngăn chặn loài siêu vi khuẩn mới nổi
- Sàng lọc các cây thuốc Việt Nam theo hướng diệt tế bào ung thư và phân lập các hoạt chất để nghiên cứu làm thuốc chữa bệnh
- RNA có thể bảo vệ tim