HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Chuyên san KHXH&NV số 4/2019
Nội dung:

Nguyễn Thanh Điệp

Gần đến Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), ký ức về những trận chiến trên biển không thể nào quên lại tràn về với cựu chiến binh Trần Ngọc Tuấn - người chính trị viên của Đoàn tàu Không Số năm xưa…

Nha Trang thời tiết chuyển sang hè, trời nóng bức, ngồi tâm sự cùng bác Tuấn tại ngôi nhà nhỏ số 62/33/8, phố Đặng Tất mà mồ hôi nhễ nhại nhưng bác vẫn say sưa kể về những kỷ niệm một thời cùng đồng đội vượt biển chở vũ khí, lương thực chi viện chiến trường miền Nam, trong đó có nhiều trận chiến không cân sức khi tàu của ta giáp mặt kẻ thù. Đang say sưa kể, giọng bác bỗng chùng xuống và xúc động khi nhắc tới các đồng đội hy sinh trên biển, hòa mình vào biển cả mãi không ngày trở về…

Những trận chiến không thể nào quên

Năm 1964, sau khi tập kết ra Bắc, bác Tuấn được cấp trên điều về công tác tại "Đoàn tàu Không Số" với nhiệm vụ là chính trị viên các tàu 43, 55 và 56. Những tháng ngày chiến tranh ác liệt, bác cùng đồng đội tổ chức 9 chuyến vận chuyển vũ khí vào các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Quảng Ngãi; trong đó có 2 chuyến đặc biệt phục vụ Chiến dịch Bình Giã và Chiến dịch Mậu Thân 1968. Trong các lần vượt biển thì 2 lần bị địch bủa vây nhưng bác và đồng đội vẫn mưu trí thoát khỏi vòng vây địch. Bác cùng đồng đội đã trải qua nhiều thời khắc khi cái chết và sự sống chỉ trong gang tấc.

Nhấp một chén trà đặc, bác say sưa kể, trong số các chuyến đi vượt biển thì bác nhớ nhất là chuyến vượt biển chở 37 tấn vũ khí vào Đức Phổ, Quảng Ngãi. Theo kế hoạch tối ngày 27/2/1968, tàu 43 do thuyền trưởng Nguyễn Đức Thắng và bác là chính trị viên được lệnh xuất bến. Đến 0h50phút ngày 1/3/1968 khi tàu còn cách bờ khoảng mười lăm hải lý thì có 4 tàu địch rất to bí mật vây chặn phía sau. Lúc này thuyền trưởng đứng trên đài chỉ huy quan sát sẵn sàng phát lệnh nổ súng, còn Chính trị viên Tuấn lao đến từng vị trí kiểm tra và động viên anh em chiến đấu. Sau khi địch bắn pháo sáng thì đạn pháo từ 4 chiến hạm phía sau bắn cấp tập vào tàu. Khi pháo địch vừa dứt, lập tức từ mạn phải xuất hiện 10 tàu cao tốc, mỗi đợt 2 chiếc lao vào tấn công, ta bình tĩnh cơ động tàu, bí mật chờ tàu địch vào 200m rồi 150m thì thuyền trưởng ra lệnh bắn. Lập tức các loại súng của ta nhả đạn chính xác diệt một tàu địch ngay loạt đạn đầu và bắn bị thương 2 chiếc khác trong đợt tấn công sau. Tiếp theo có 3 máy bay trực thăng HU1A đến bắn súng máy cực nhanh, đạn trút như mưa, chỉ huy ra lệnh súng 12,7 ly bắn trả chính xác trúng 1 chiếc đâm đầu xuống biển, bắn rơi 2 chiếc khác trong đợt tấn công sau của địch. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt trong 3 giờ liền, tàu ta bị trúng đạn nặng, 3 đồng chí hy sinh, nhiều đồng chí bị thương. Tình thế mỗi lúc thêm bất lợi, nếu tiếp tục chiến đấu, trời sẽ sáng và nhất định địch sẽ tăng cường lực lượng vây tàu. Vì vậy cấp ủy và chỉ huy tàu quyết định hủy tàu để không lọt vào tay địch. Khi tiếng nổ ầm ầm vang dậy cả một vùng biển cũng là lúc bác và đồng đội đã bơi 200m vào bờ và bắt được liên lạc với địa phương, được nhân dân đưa xuống hầm bí mật để tránh cuộc càn quét của 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ đóng trên núi Vàng liên tục 10 ngày liền. Sau khi bác và các đồng đội được du kích thôn Quy Thiện, xã Phổ Hiệp tìm đường đến lần thứ hai mới vượt qua được ấp chiến lược để lên Phổ Cường và đến bệnh xá của bác sĩ Đặng Thùy Trâm chữa trị vết thương hơn 1 tháng, rồi từ đây đơn vị tiếp tục hành quân bộ vượt Trường Sơn ra Bắc.

Nhớ mãi bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Bác trầm ngâm một lát như hồi tưởng lại cuộc chiến ngày trước rồi chậm rãi kể tiếp, "Bác có rất nhiều kỷ niệm về thời ở Đoàn tàu Không Số, nhưng một trong các kỷ niệm khó phai là những tháng ngày nằm điều trị vết thương ở bệnh xá của bác sĩ Đặng Thùy Trâm ở Đức Phổ". Bác vừa nói vừa trao cho tôi cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" và nói tiếp, trong cuốn này Thùy Trâm đã viết về bác và các đồng đội của bác đấy. Quả thực tôi cũng đã đọc cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" nhưng không thể nghĩ rằng người có tên "anh Tuấn" trong cuốn nhật ký này chính là bác Tuấn: "Vậy là chiều nay các anh lên đường, để lại cho mỗi người một nỗi nhớ mênh mông giữa khu rừng vắng vẻ. Các anh đi rồi nhưng tất cả ở nơi đây còn ghi lại bóng dáng các anh: những con đường đi, những chiếc ghế ngồi chơi xinh đẹp, những câu thơ thắm thiết yêu thương. Nghe anh Tuấn ra lệnh:"Tất cả ba lô lên đường!". Những chiếc ba lô vụng về may bằng những tấm bao Mỹ đã gọn gàng trên vai, mọi người còn nấn ná đứng lại trước mình bắt tay chào mừng một lần cuối...".

Dừng một lát, bác nói tiếp, bác sống được là nhờ bác sĩ Đặng Thùy Trâm ở Bệnh xá dân y Đức Phổ. Mười ngày đêm nằm hầm trong tình trạng thương vong, nếu không có sự đùm bọc, tận tình chăm sóc của nhân dân thì bác và đồng đội đã bị địch bắt. Nếu ở lâu dưới hầm bí mật nguy cơ sẽ bị lộ, nên bác và đồng đội được du kích cáng lên bệnh xá của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Hai lần đi đều gặp địch buộc phải quay lại và đến đêm thứ ba mới về tới trạm xá. Trong thời gian điều trị, bác và đồng đội được bác sĩ Thùy Trâm chăm sóc tận tình, chu đáo. Hình ảnh cô gái thủ đô động viên, canh giữ suốt đêm nhưng rất lạc quan thôi thúc bác cố gắng lành bệnh để trở về đơn vị. Bác không bao giờ quên được giây phút chia tay trước khi vượt Trường Sơn trở lại đơn vị, bác có nói: "chúc Trâm ở lại mạnh giỏi, hẹn gặp lại trong ngày hội thống nhất Trâm nhé", Thùy Trâm mắt đẫm lệ, nắm chặt tay bác nói: "Thôi! Các anh đi mạnh giỏi, bình yên, hẹn một ngày gặp lại trên miền Bắc thân yêu". Lúc đó, Thùy Trâm bật khóc khiến bác và đồng đội không kìm được lòng mình… Và không ngờ lần chia tay ấy, vĩnh viễn bác chẳng bao giờ được gặp lại Thùy Trâm nữa!

Giữ mãi tình đồng đội và cuộc sống bình dị giữa đời thường

Qua tâm sự được biết, bác vui sướng nhất là cả 3 con tàu huyền thoại 56, 55 và 43 một thời bác làm Chính trị viên đều được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, riêng tàu 43 có thuyền trưởng Nguyễn Đắc Thắng và thuyền phó Sáu Đức cũng đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Bác cho biết thêm, năm 2016 niềm vui đến với bác như được nhân đôi, đó là tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Di tích lịch sử: Điểm cập bến Tàu Không Số 43, tại bãi biển Quy Thiện, xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ. Với di tích lịch sử này, người dân cả nước có điều kiện đến thăm lại chiến trường xưa, nơi mà 17 cán bộ, chiến sĩ trên Tàu Không Số 43 chiến đấu anh dũng và thắp nén hương tưởng nhớ đến những đồng đội của bác đã anh dũng hy sinh tại nơi đây.

Anh dũng, kiên trung trong đấu tranh, trở về với đời thường, người cựu chiến binh Đoàn tàu Không Số năm xưa Trần Ngọc Tuấn vẫn luôn giữ vững phẩm chất của một người lính Cụ Hồ. Sau ngày đất nước thống nhất, bác Tuấn vào định cư ở thành phố biển Nha Trang, tiếp tục tham gia công tác xã hội và qua nhiều chức vụ khác nhau. Những cống hiến không mệt mỏi của bác đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng… Ở khu phố bác tham gia hội cựu chiến binh và vận động con cháu lên đường nhập ngũ. Bằng tấm gương mẫu mực của mình bác luôn vận động, thuyết phục thanh niên hư hỏng tiến bộ. Thỉnh thoảng bác lại thăm hỏi, gặp gỡ những đồng đội ở Đoàn tàu Không Số năm xưa.

Kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975-30/4/2019), chúng ta - những người được sống trong thời đại hòa bình phải luôn khắc ghi những chiến công của các thế hệ đi trước, trong đó có bác Tuấn và những người đồng đội của bác. Hình ảnh những con tàu và các anh vẫn còn sống mãi! Đó là bản hùng ca trên biển! Những tháng năm không thể nào quên với những người lính của Đoàn tàu Không Số, các anh và những con tàu huyền thoại là những cánh chim báo mùa Xuân và sự trường tồn của Đất nước.



 

Nguyễn Quốc Hồng

 

Sau khi tiếng súng của phong trào Cần Vương ở vùng rừng núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) chấm dứt (năm 1869), thực dân Pháp mới ổn định được bộ máy cai trị và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa vùng Bắc Trung kỳ.

Với vị trí chiến lược lại nằm trên trục đường giao thông Bắc - Nam, thành phố Vinh - Bến Thủy được người Pháp xem như   "Mông-tơ-vi-đi-ô của Việt Nam" là "Cửa ngõ của Lào"(1). Sau gần 20 năm, người Pháp đã đầu tư xây dựng ở Vinh - Bến Thủy nhiều nhà máy như: Nhà máy Sửa chữa xe lửa Trường Thi, Nhà máy Diêm, Nhà máy Điện, Nhà máy   Cưa-xi-ri, cảng Bến Thủy, biến Vinh - Bến Thủy thành trung tâm công nghiệp Bắc Trung kỳ. Cùng với quá trình hình thành trung tâm công nghiệp là sự ra đời đội ngũ công nhân Vinh - Bến Thủy và phát triển không ngừng cả số lượng và chất lượng. Giai cấp công nhân ra đời thì ngay lập tức phong trào đấu tranh của công nhân xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Dấu ấn đầu tiên của phong trào đấu tranh của công nhân Bến Thủy là cuộc biểu tình ngày 1/5/1930, diễn ra tại ngã ba Bến Thủy của hàng ngàn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc và công nhân các nhà máy ở Bến Thủy. Tại cuộc biểu tình này, kẻ thù đã chứng kiến người công nhân dũng cảm Trần Cảnh Bình trèo lên cột đèn ở giữa ngã ba Bến Thủy treo lá cờ Đảng, vừa treo xong anh đã bị kẻ thù bắn chết. Đây là sự kiện lịch sử mở đầu cho Cao trào cách mạng 1930-1931, với đỉnh Cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, "Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng nước ta công - nông - binh bắt tay nhau giữa trận tiền"(2). Nếu như những năm đầu thế kỷ XX, các nhà tư bản Pháp đánh giá Vinh - Bến Thủy là "Mông-đê-vi-đe-ơ của Việt Nam", là "cửa ngõ của Lào", thì trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Bến Thủy được coi là huyết mạch giao thông, là điểm thắt cổ chai, là một trọng điểm chiến lược chia cắt Bắc - Nam của kẻ thù nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam, là một thách thức lớn nhất trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Do vậy trong cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, địa danh Bến Thủy đã diễn ra nhiều trận ném bom hủy diệt của kẻ thù hòng cắt đứt mạch máu giao thông, đồng thời cũng diễn ra những gương chiến đấu kiên cường của quân và dân trên địa bàn Bến Thủy. Ngày 5/8/1964, sau khi dựng nên "sự kiện Vịnh Bắc bộ", đế quốc Mỹ đã cho nhiều tốp máy bay đồng loạt đánh phá các vùng trọng điểm: Đồng Hới (Quảng Bình), Vinh - Bến Thủy (Nghệ An), Lạch Trường (Thanh Hóa) và Hòn Gai (Quảng Ninh). Đúng 12h25 phút, 4 chiếc phản lực A4D của không quân Mỹ đã bay thẳng vào thành phố Vinh mở đầu cho cuộc đánh phá miền Bắc nước ta. Chỉ sau 5 phút nổ súng, các đơn vị cao xạ thuộc Trung đoàn 280 và súng bộ binh của dân quân tự vệ phà Bến Thủy, xã Hưng Thủy một chiếc A4D trúng đạn. Đây là chiếc máy bay đầu tiên bị bắn rơi trên miền Bắc. Sau sự kiện ngày 5/8/1964 quân và dân thành phố Vinh nói chung, Bến Thủy nói riêng đối mặt với cuộc chiến tranh hủy diệt bằng không quân và hải quân Mỹ vô cùng ác liệt. Là nút thắt trên đường chiến lược Bắc - Nam, khu vực Bến Thủy chưa đầy 3 km2 phải chịu nhiều đợt không kích của không quân Mỹ. Có tháng máy bay Mỹ ném bom 28 ngày, có ngày chúng đánh 15 trận. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và lần thứ hai, không quân Mỹ đã đánh xuống khu vực Bến Thủy 2.912 trận, bình quân mỗi người dân ở đây phải chịu 3.422 quả bom, đạn(3). Nhưng với tinh thần yêu nước cao độ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, công nhân viên chức Nhà máy Điện, Nhà máy Gỗ, cảng Bến Thủy… đã quyết tâm "thà quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Phà Bến Thủy quyết tâm "thà tim ngừng đập chứ không để phà tắc", Nhà máy Điện quyết tâm cho "dòng điện không bao giờ tắt"(4). Hiếm có trọng điểm nào ác liệt, dai dẳng như ở ngã ba Bến Thủy lại tỏa sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng như nơi đây. Ra khỏi 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ, tọa độ lửa Bến Thủy trở thành nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử hào hùng của những người con Xô viết, là nơi khẳng định lòng yêu nước, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam.

Kết thúc 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ trên vùng đất Bến Thủy, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang cho các tập thể cán bộ, công nhân viên phà Bến Thủy (hai lần); Nhân dân và Lực lượng vũ trang nhân dân xã Hưng Thủy (Bến Thủy); Nhân dân và Lực lượng vũ trang nhân dân khu phố 5 (Trung Đô); Lực lượng tự vệ cảng Bến Thủy. Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động: Tập thể Nhà máy Điện Vinh; tập thể Nhà máy Gỗ Bến Thủy(5). Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho các cá nhân: Huỳnh Ngọc Đủ: Tổ trưởng tổ vận hành tuốc pin Nhà máy Điện Vinh; Trương Quang Thâm: Tổ trưởng tổ sửa chữa Nhà máy Điện Vinh; Nguyễn Hữu Tùng: Tổ trưởng lái ca nô phà Bến Thủy; Nguyễn Trọng Tường: lái ca nô phà Bến Thủy; Hoàng Thị Liên: phụ trách cửa hàng ăn uống Bến Thủy. Phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang: Nguyễn Đăng Chế: Trưởng phà kiêm tự vệ trưởng phà Bến Thủy, đó là chưa kể những tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn(6). Cũng trong cuộc chiến đấu quyết liệt trên tọa độ lửa Bến Thủy đã có nhiều gương hi sinh dũng cảm được nhà nước công nhận liệt sĩ chống Mỹ cứu nước: Phà Bến Thủy 23 liệt sĩ, Nhà máy Gỗ Vinh (Bến Thủy) 16 liệt sĩ, Nhà máy Điện Vinh 13 liệt sĩ và các liệt sĩ khác là bộ đội, công nhân giao thông, nhân viên các cơ quan khác và quân dân khu phố.

Bến Thủy một địa danh anh hùng ghi đậm dấu tích lịch sử hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Đó thực sự là một địa danh quý hiếm trên đất thành phố Vinh, trên đất Nghệ An và cả nước. Địa danh ấy cần được tôn vinh một cách xứng đáng.

Sau ngày thống nhất đất nước, Nghệ An cùng cả nước tập trung xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Với sự nỗ lực của ngành văn hóa và các ngành liên quan đã tiến hành kiểm kê, đánh giá và xếp hạng các di tích lịch sử trên địa bàn phường Bến Thủy và Trung Đô ngày nay.

Hiện nay, trên vùng đất Bến Thủy có 4 di tích lịch sử cấp quốc gia: Ngã ba Bến Thủy (đã xây dựng tượng đài Trường Thi - Bến Thủy 1930-1931); địa điểm Cồn Mô; Nhà máy Điện Vinh (hiện nay tại di tích ngoài ống khói của nhà máy đã xây dựng nhà truyền thống và đài tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh cho "dòng điện không bao giờ tắt"); núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô và 1 di tích lịch sử cấp tỉnh: Nhà thờ đại tôn và khu mộ tổ họ Lê Viết. Còn lại 9 di tích đã được kiểm kê nhưng chưa xếp hạng: Địa điểm cảng Bến Thủy; đền Đức thánh Đô; lăng mộ Đậu Yên, cột mốc Cầu Phao.v.v... Để bảo tồn và phát huy hiệu quả các di tích trên địa bàn Bến Thủy, ngày 18 tháng 12 năm 2017, UBND tỉnh đã ra Quyết định 6103/QĐ-UBND về việc phê duyệt "Quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2050", trong đó vùng 2 cụm di tích Đông Bắc Vinh gồm 4 di tích: Ngã ba Bến Thủy, địa điểm Cồn Mô, Nhà máy Điện Vinh, Nhà thờ họ Lê Viết, với diện tích quy hoạch là 92 ha. Đó là những việc hết sức có ý nghĩa trong công tác bảo tồn các di tích trên địa bàn Bến Thủy.

Tuy nhiên cho đến nay các cơ quan quản lý văn hóa mới làm được việc kiểm kê, xếp hạng di tích. Việc tôn vinh, phát huy các di tích trên vùng đất anh hùng này còn nhiều bất cập.

Để Bến Thủy thực sự trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ thanh niên, là điểm đến cho du khách khi về Nghệ An, tìm hiểu, nghiên cứu vùng đất này, chúng tôi xin đề xuất một số nội dung:

Thứ nhất: cơ quan quản lý các di tích lịch sử - văn hóa đánh giá lại việc bảo tồn, nhất là phát huy các di tích, danh thắng trên vùng đất Bến Thủy. Từ đó đề xuất giải pháp để phát huy trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ thanh niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn. Kết nối các di tích lịch sử - văn hóa tạo thành sản phẩm du lịch điểm đến của du khách khi về tham quan tại Nghệ An.

Thứ hai: Ủy ban nhân dân tổ chức cuộc hội thảo khoa học cấp tỉnh để các chuyên gia, nhà khoa học, nhân chứng lịch sử thảo luận, đánh giá giá trị của các di tích trên vùng đất Bến Thủy, đề xuất chiến lược, giải pháp bảo tồn và phát huy di tích.

Thứ ba: Ngày 5/8/1964 là ngày Trung đoàn 280 và dân quân, tự vệ phà Bến Thủy bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên của không quân Mỹ trên miền Bắc, để có ngày kỷ niệm về cuộc chiến đấu anh dũng và hi sinh to lớn của quân và dân tỉnh nhà nói chung, của các đơn vị trên địa bàn Bến Thủy nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xin đề nghị chọn ngày 5/8/1964 làm ngày Kỷ niệm chiến thắng quân và dân Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Thứ tư: Xây dựng kế hoạch dài hạn sưu tầm các tư liệu, hiện vật, di vật về những sự kiện, những chiến công và cả sự hi sinh mất mát trên địa bàn Bến Thủy làm cơ sở xây dựng một bảo tàng chứng tích chiến tranh trong lộ trình triển khai Quy hoạch 1063 ngày 18/12/2017 của tỉnh.

Việc bảo tồn, tôn vinh và phát huy địa bàn Bến Thủy cần có sự vào cuộc của các ngành chức năng, nhất là các chuyên gia, nhà khoa học và nhân chứng lịch sử để xứng đáng với tầm vóc địa danh anh hùng.

 

Chú thích

1. Mông-tơ-vi-di-ô là thủ đô của Urugoay, cửa ngõ của cao nguyên Manta, Nam Mỹ, chuyên xuất khẩu thịt, len, dạ (tác giả).

2. Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Nghệ Tĩnh - NXB Lao động, Hà Nội, 1986, tr 61.

3. Thế giới di sản số 9, 2013, tr 24.

4. Nguyễn Quốc Hồng (chủ biên), Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn thành phố Vinh - NXB Nghệ An, 2004, trang 159.

5. BCH Đảng bộ-HĐND-UBND thành phố Vinh: Lịch sử thành phố Vinh, tập II (1945-1975), NXB Nghệ An, 2003, tr 241.

6. HĐTĐ khen thưởng TW - Ban VHTTTW: Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, tập 1, NXB Lao động, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2000, tr 314, 999,1184,1215…




NHUẬN BÚT


Tác giả: article?img id=1424554
Tiêu đề: Chuyên san KHXH&NV số 4/2019
Ngày xuất bản: ngày 24 tháng 04 năm 2019
Nội dung:

Nguyễn Thanh Điệp

Gần đến Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), ký ức về những trận chiến trên biển không thể nào quên lại tràn về với cựu chiến binh Trần Ngọc Tuấn - người chính trị viên của Đoàn tàu Không Số năm xưa…

Nha Trang thời tiết chuyển sang hè, trời nóng bức, ngồi tâm sự cùng bác Tuấn tại ngôi nhà nhỏ số 62/33/8, phố Đặng Tất mà mồ hôi nhễ nhại nhưng bác vẫn say sưa kể về những kỷ niệm một thời cùng đồng đội vượt biển chở vũ khí, lương thực chi viện chiến trường miền Nam, trong đó có nhiều trận chiến không cân sức khi tàu của ta giáp mặt kẻ thù. Đang say sưa kể, giọng bác bỗng chùng xuống và xúc động khi nhắc tới các đồng đội hy sinh trên biển, hòa mình vào biển cả mãi không ngày trở về…

Những trận chiến không thể nào quên

Năm 1964, sau khi tập kết ra Bắc, bác Tuấn được cấp trên điều về công tác tại "Đoàn tàu Không Số" với nhiệm vụ là chính trị viên các tàu 43, 55 và 56. Những tháng ngày chiến tranh ác liệt, bác cùng đồng đội tổ chức 9 chuyến vận chuyển vũ khí vào các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Quảng Ngãi; trong đó có 2 chuyến đặc biệt phục vụ Chiến dịch Bình Giã và Chiến dịch Mậu Thân 1968. Trong các lần vượt biển thì 2 lần bị địch bủa vây nhưng bác và đồng đội vẫn mưu trí thoát khỏi vòng vây địch. Bác cùng đồng đội đã trải qua nhiều thời khắc khi cái chết và sự sống chỉ trong gang tấc.

Nhấp một chén trà đặc, bác say sưa kể, trong số các chuyến đi vượt biển thì bác nhớ nhất là chuyến vượt biển chở 37 tấn vũ khí vào Đức Phổ, Quảng Ngãi. Theo kế hoạch tối ngày 27/2/1968, tàu 43 do thuyền trưởng Nguyễn Đức Thắng và bác là chính trị viên được lệnh xuất bến. Đến 0h50phút ngày 1/3/1968 khi tàu còn cách bờ khoảng mười lăm hải lý thì có 4 tàu địch rất to bí mật vây chặn phía sau. Lúc này thuyền trưởng đứng trên đài chỉ huy quan sát sẵn sàng phát lệnh nổ súng, còn Chính trị viên Tuấn lao đến từng vị trí kiểm tra và động viên anh em chiến đấu. Sau khi địch bắn pháo sáng thì đạn pháo từ 4 chiến hạm phía sau bắn cấp tập vào tàu. Khi pháo địch vừa dứt, lập tức từ mạn phải xuất hiện 10 tàu cao tốc, mỗi đợt 2 chiếc lao vào tấn công, ta bình tĩnh cơ động tàu, bí mật chờ tàu địch vào 200m rồi 150m thì thuyền trưởng ra lệnh bắn. Lập tức các loại súng của ta nhả đạn chính xác diệt một tàu địch ngay loạt đạn đầu và bắn bị thương 2 chiếc khác trong đợt tấn công sau. Tiếp theo có 3 máy bay trực thăng HU1A đến bắn súng máy cực nhanh, đạn trút như mưa, chỉ huy ra lệnh súng 12,7 ly bắn trả chính xác trúng 1 chiếc đâm đầu xuống biển, bắn rơi 2 chiếc khác trong đợt tấn công sau của địch. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt trong 3 giờ liền, tàu ta bị trúng đạn nặng, 3 đồng chí hy sinh, nhiều đồng chí bị thương. Tình thế mỗi lúc thêm bất lợi, nếu tiếp tục chiến đấu, trời sẽ sáng và nhất định địch sẽ tăng cường lực lượng vây tàu. Vì vậy cấp ủy và chỉ huy tàu quyết định hủy tàu để không lọt vào tay địch. Khi tiếng nổ ầm ầm vang dậy cả một vùng biển cũng là lúc bác và đồng đội đã bơi 200m vào bờ và bắt được liên lạc với địa phương, được nhân dân đưa xuống hầm bí mật để tránh cuộc càn quét của 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ đóng trên núi Vàng liên tục 10 ngày liền. Sau khi bác và các đồng đội được du kích thôn Quy Thiện, xã Phổ Hiệp tìm đường đến lần thứ hai mới vượt qua được ấp chiến lược để lên Phổ Cường và đến bệnh xá của bác sĩ Đặng Thùy Trâm chữa trị vết thương hơn 1 tháng, rồi từ đây đơn vị tiếp tục hành quân bộ vượt Trường Sơn ra Bắc.

Nhớ mãi bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Bác trầm ngâm một lát như hồi tưởng lại cuộc chiến ngày trước rồi chậm rãi kể tiếp, "Bác có rất nhiều kỷ niệm về thời ở Đoàn tàu Không Số, nhưng một trong các kỷ niệm khó phai là những tháng ngày nằm điều trị vết thương ở bệnh xá của bác sĩ Đặng Thùy Trâm ở Đức Phổ". Bác vừa nói vừa trao cho tôi cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" và nói tiếp, trong cuốn này Thùy Trâm đã viết về bác và các đồng đội của bác đấy. Quả thực tôi cũng đã đọc cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" nhưng không thể nghĩ rằng người có tên "anh Tuấn" trong cuốn nhật ký này chính là bác Tuấn: "Vậy là chiều nay các anh lên đường, để lại cho mỗi người một nỗi nhớ mênh mông giữa khu rừng vắng vẻ. Các anh đi rồi nhưng tất cả ở nơi đây còn ghi lại bóng dáng các anh: những con đường đi, những chiếc ghế ngồi chơi xinh đẹp, những câu thơ thắm thiết yêu thương. Nghe anh Tuấn ra lệnh:"Tất cả ba lô lên đường!". Những chiếc ba lô vụng về may bằng những tấm bao Mỹ đã gọn gàng trên vai, mọi người còn nấn ná đứng lại trước mình bắt tay chào mừng một lần cuối...".

Dừng một lát, bác nói tiếp, bác sống được là nhờ bác sĩ Đặng Thùy Trâm ở Bệnh xá dân y Đức Phổ. Mười ngày đêm nằm hầm trong tình trạng thương vong, nếu không có sự đùm bọc, tận tình chăm sóc của nhân dân thì bác và đồng đội đã bị địch bắt. Nếu ở lâu dưới hầm bí mật nguy cơ sẽ bị lộ, nên bác và đồng đội được du kích cáng lên bệnh xá của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Hai lần đi đều gặp địch buộc phải quay lại và đến đêm thứ ba mới về tới trạm xá. Trong thời gian điều trị, bác và đồng đội được bác sĩ Thùy Trâm chăm sóc tận tình, chu đáo. Hình ảnh cô gái thủ đô động viên, canh giữ suốt đêm nhưng rất lạc quan thôi thúc bác cố gắng lành bệnh để trở về đơn vị. Bác không bao giờ quên được giây phút chia tay trước khi vượt Trường Sơn trở lại đơn vị, bác có nói: "chúc Trâm ở lại mạnh giỏi, hẹn gặp lại trong ngày hội thống nhất Trâm nhé", Thùy Trâm mắt đẫm lệ, nắm chặt tay bác nói: "Thôi! Các anh đi mạnh giỏi, bình yên, hẹn một ngày gặp lại trên miền Bắc thân yêu". Lúc đó, Thùy Trâm bật khóc khiến bác và đồng đội không kìm được lòng mình… Và không ngờ lần chia tay ấy, vĩnh viễn bác chẳng bao giờ được gặp lại Thùy Trâm nữa!

Giữ mãi tình đồng đội và cuộc sống bình dị giữa đời thường

Qua tâm sự được biết, bác vui sướng nhất là cả 3 con tàu huyền thoại 56, 55 và 43 một thời bác làm Chính trị viên đều được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, riêng tàu 43 có thuyền trưởng Nguyễn Đắc Thắng và thuyền phó Sáu Đức cũng đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Bác cho biết thêm, năm 2016 niềm vui đến với bác như được nhân đôi, đó là tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Di tích lịch sử: Điểm cập bến Tàu Không Số 43, tại bãi biển Quy Thiện, xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ. Với di tích lịch sử này, người dân cả nước có điều kiện đến thăm lại chiến trường xưa, nơi mà 17 cán bộ, chiến sĩ trên Tàu Không Số 43 chiến đấu anh dũng và thắp nén hương tưởng nhớ đến những đồng đội của bác đã anh dũng hy sinh tại nơi đây.

Anh dũng, kiên trung trong đấu tranh, trở về với đời thường, người cựu chiến binh Đoàn tàu Không Số năm xưa Trần Ngọc Tuấn vẫn luôn giữ vững phẩm chất của một người lính Cụ Hồ. Sau ngày đất nước thống nhất, bác Tuấn vào định cư ở thành phố biển Nha Trang, tiếp tục tham gia công tác xã hội và qua nhiều chức vụ khác nhau. Những cống hiến không mệt mỏi của bác đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng… Ở khu phố bác tham gia hội cựu chiến binh và vận động con cháu lên đường nhập ngũ. Bằng tấm gương mẫu mực của mình bác luôn vận động, thuyết phục thanh niên hư hỏng tiến bộ. Thỉnh thoảng bác lại thăm hỏi, gặp gỡ những đồng đội ở Đoàn tàu Không Số năm xưa.

Kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975-30/4/2019), chúng ta - những người được sống trong thời đại hòa bình phải luôn khắc ghi những chiến công của các thế hệ đi trước, trong đó có bác Tuấn và những người đồng đội của bác. Hình ảnh những con tàu và các anh vẫn còn sống mãi! Đó là bản hùng ca trên biển! Những tháng năm không thể nào quên với những người lính của Đoàn tàu Không Số, các anh và những con tàu huyền thoại là những cánh chim báo mùa Xuân và sự trường tồn của Đất nước.



 

Nguyễn Quốc Hồng

 

Sau khi tiếng súng của phong trào Cần Vương ở vùng rừng núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) chấm dứt (năm 1869), thực dân Pháp mới ổn định được bộ máy cai trị và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa vùng Bắc Trung kỳ.

Với vị trí chiến lược lại nằm trên trục đường giao thông Bắc - Nam, thành phố Vinh - Bến Thủy được người Pháp xem như   "Mông-tơ-vi-đi-ô của Việt Nam" là "Cửa ngõ của Lào"(1). Sau gần 20 năm, người Pháp đã đầu tư xây dựng ở Vinh - Bến Thủy nhiều nhà máy như: Nhà máy Sửa chữa xe lửa Trường Thi, Nhà máy Diêm, Nhà máy Điện, Nhà máy   Cưa-xi-ri, cảng Bến Thủy, biến Vinh - Bến Thủy thành trung tâm công nghiệp Bắc Trung kỳ. Cùng với quá trình hình thành trung tâm công nghiệp là sự ra đời đội ngũ công nhân Vinh - Bến Thủy và phát triển không ngừng cả số lượng và chất lượng. Giai cấp công nhân ra đời thì ngay lập tức phong trào đấu tranh của công nhân xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Dấu ấn đầu tiên của phong trào đấu tranh của công nhân Bến Thủy là cuộc biểu tình ngày 1/5/1930, diễn ra tại ngã ba Bến Thủy của hàng ngàn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc và công nhân các nhà máy ở Bến Thủy. Tại cuộc biểu tình này, kẻ thù đã chứng kiến người công nhân dũng cảm Trần Cảnh Bình trèo lên cột đèn ở giữa ngã ba Bến Thủy treo lá cờ Đảng, vừa treo xong anh đã bị kẻ thù bắn chết. Đây là sự kiện lịch sử mở đầu cho Cao trào cách mạng 1930-1931, với đỉnh Cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, "Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng nước ta công - nông - binh bắt tay nhau giữa trận tiền"(2). Nếu như những năm đầu thế kỷ XX, các nhà tư bản Pháp đánh giá Vinh - Bến Thủy là "Mông-đê-vi-đe-ơ của Việt Nam", là "cửa ngõ của Lào", thì trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Bến Thủy được coi là huyết mạch giao thông, là điểm thắt cổ chai, là một trọng điểm chiến lược chia cắt Bắc - Nam của kẻ thù nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam, là một thách thức lớn nhất trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Do vậy trong cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, địa danh Bến Thủy đã diễn ra nhiều trận ném bom hủy diệt của kẻ thù hòng cắt đứt mạch máu giao thông, đồng thời cũng diễn ra những gương chiến đấu kiên cường của quân và dân trên địa bàn Bến Thủy. Ngày 5/8/1964, sau khi dựng nên "sự kiện Vịnh Bắc bộ", đế quốc Mỹ đã cho nhiều tốp máy bay đồng loạt đánh phá các vùng trọng điểm: Đồng Hới (Quảng Bình), Vinh - Bến Thủy (Nghệ An), Lạch Trường (Thanh Hóa) và Hòn Gai (Quảng Ninh). Đúng 12h25 phút, 4 chiếc phản lực A4D của không quân Mỹ đã bay thẳng vào thành phố Vinh mở đầu cho cuộc đánh phá miền Bắc nước ta. Chỉ sau 5 phút nổ súng, các đơn vị cao xạ thuộc Trung đoàn 280 và súng bộ binh của dân quân tự vệ phà Bến Thủy, xã Hưng Thủy một chiếc A4D trúng đạn. Đây là chiếc máy bay đầu tiên bị bắn rơi trên miền Bắc. Sau sự kiện ngày 5/8/1964 quân và dân thành phố Vinh nói chung, Bến Thủy nói riêng đối mặt với cuộc chiến tranh hủy diệt bằng không quân và hải quân Mỹ vô cùng ác liệt. Là nút thắt trên đường chiến lược Bắc - Nam, khu vực Bến Thủy chưa đầy 3 km2 phải chịu nhiều đợt không kích của không quân Mỹ. Có tháng máy bay Mỹ ném bom 28 ngày, có ngày chúng đánh 15 trận. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và lần thứ hai, không quân Mỹ đã đánh xuống khu vực Bến Thủy 2.912 trận, bình quân mỗi người dân ở đây phải chịu 3.422 quả bom, đạn(3). Nhưng với tinh thần yêu nước cao độ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, công nhân viên chức Nhà máy Điện, Nhà máy Gỗ, cảng Bến Thủy… đã quyết tâm "thà quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Phà Bến Thủy quyết tâm "thà tim ngừng đập chứ không để phà tắc", Nhà máy Điện quyết tâm cho "dòng điện không bao giờ tắt"(4). Hiếm có trọng điểm nào ác liệt, dai dẳng như ở ngã ba Bến Thủy lại tỏa sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng như nơi đây. Ra khỏi 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ, tọa độ lửa Bến Thủy trở thành nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử hào hùng của những người con Xô viết, là nơi khẳng định lòng yêu nước, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam.

Kết thúc 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ trên vùng đất Bến Thủy, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang cho các tập thể cán bộ, công nhân viên phà Bến Thủy (hai lần); Nhân dân và Lực lượng vũ trang nhân dân xã Hưng Thủy (Bến Thủy); Nhân dân và Lực lượng vũ trang nhân dân khu phố 5 (Trung Đô); Lực lượng tự vệ cảng Bến Thủy. Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động: Tập thể Nhà máy Điện Vinh; tập thể Nhà máy Gỗ Bến Thủy(5). Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho các cá nhân: Huỳnh Ngọc Đủ: Tổ trưởng tổ vận hành tuốc pin Nhà máy Điện Vinh; Trương Quang Thâm: Tổ trưởng tổ sửa chữa Nhà máy Điện Vinh; Nguyễn Hữu Tùng: Tổ trưởng lái ca nô phà Bến Thủy; Nguyễn Trọng Tường: lái ca nô phà Bến Thủy; Hoàng Thị Liên: phụ trách cửa hàng ăn uống Bến Thủy. Phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang: Nguyễn Đăng Chế: Trưởng phà kiêm tự vệ trưởng phà Bến Thủy, đó là chưa kể những tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn(6). Cũng trong cuộc chiến đấu quyết liệt trên tọa độ lửa Bến Thủy đã có nhiều gương hi sinh dũng cảm được nhà nước công nhận liệt sĩ chống Mỹ cứu nước: Phà Bến Thủy 23 liệt sĩ, Nhà máy Gỗ Vinh (Bến Thủy) 16 liệt sĩ, Nhà máy Điện Vinh 13 liệt sĩ và các liệt sĩ khác là bộ đội, công nhân giao thông, nhân viên các cơ quan khác và quân dân khu phố.

Bến Thủy một địa danh anh hùng ghi đậm dấu tích lịch sử hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Đó thực sự là một địa danh quý hiếm trên đất thành phố Vinh, trên đất Nghệ An và cả nước. Địa danh ấy cần được tôn vinh một cách xứng đáng.

Sau ngày thống nhất đất nước, Nghệ An cùng cả nước tập trung xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Với sự nỗ lực của ngành văn hóa và các ngành liên quan đã tiến hành kiểm kê, đánh giá và xếp hạng các di tích lịch sử trên địa bàn phường Bến Thủy và Trung Đô ngày nay.

Hiện nay, trên vùng đất Bến Thủy có 4 di tích lịch sử cấp quốc gia: Ngã ba Bến Thủy (đã xây dựng tượng đài Trường Thi - Bến Thủy 1930-1931); địa điểm Cồn Mô; Nhà máy Điện Vinh (hiện nay tại di tích ngoài ống khói của nhà máy đã xây dựng nhà truyền thống và đài tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh cho "dòng điện không bao giờ tắt"); núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô và 1 di tích lịch sử cấp tỉnh: Nhà thờ đại tôn và khu mộ tổ họ Lê Viết. Còn lại 9 di tích đã được kiểm kê nhưng chưa xếp hạng: Địa điểm cảng Bến Thủy; đền Đức thánh Đô; lăng mộ Đậu Yên, cột mốc Cầu Phao.v.v... Để bảo tồn và phát huy hiệu quả các di tích trên địa bàn Bến Thủy, ngày 18 tháng 12 năm 2017, UBND tỉnh đã ra Quyết định 6103/QĐ-UBND về việc phê duyệt "Quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2050", trong đó vùng 2 cụm di tích Đông Bắc Vinh gồm 4 di tích: Ngã ba Bến Thủy, địa điểm Cồn Mô, Nhà máy Điện Vinh, Nhà thờ họ Lê Viết, với diện tích quy hoạch là 92 ha. Đó là những việc hết sức có ý nghĩa trong công tác bảo tồn các di tích trên địa bàn Bến Thủy.

Tuy nhiên cho đến nay các cơ quan quản lý văn hóa mới làm được việc kiểm kê, xếp hạng di tích. Việc tôn vinh, phát huy các di tích trên vùng đất anh hùng này còn nhiều bất cập.

Để Bến Thủy thực sự trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ thanh niên, là điểm đến cho du khách khi về Nghệ An, tìm hiểu, nghiên cứu vùng đất này, chúng tôi xin đề xuất một số nội dung:

Thứ nhất: cơ quan quản lý các di tích lịch sử - văn hóa đánh giá lại việc bảo tồn, nhất là phát huy các di tích, danh thắng trên vùng đất Bến Thủy. Từ đó đề xuất giải pháp để phát huy trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ thanh niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn. Kết nối các di tích lịch sử - văn hóa tạo thành sản phẩm du lịch điểm đến của du khách khi về tham quan tại Nghệ An.

Thứ hai: Ủy ban nhân dân tổ chức cuộc hội thảo khoa học cấp tỉnh để các chuyên gia, nhà khoa học, nhân chứng lịch sử thảo luận, đánh giá giá trị của các di tích trên vùng đất Bến Thủy, đề xuất chiến lược, giải pháp bảo tồn và phát huy di tích.

Thứ ba: Ngày 5/8/1964 là ngày Trung đoàn 280 và dân quân, tự vệ phà Bến Thủy bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên của không quân Mỹ trên miền Bắc, để có ngày kỷ niệm về cuộc chiến đấu anh dũng và hi sinh to lớn của quân và dân tỉnh nhà nói chung, của các đơn vị trên địa bàn Bến Thủy nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xin đề nghị chọn ngày 5/8/1964 làm ngày Kỷ niệm chiến thắng quân và dân Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Thứ tư: Xây dựng kế hoạch dài hạn sưu tầm các tư liệu, hiện vật, di vật về những sự kiện, những chiến công và cả sự hi sinh mất mát trên địa bàn Bến Thủy làm cơ sở xây dựng một bảo tàng chứng tích chiến tranh trong lộ trình triển khai Quy hoạch 1063 ngày 18/12/2017 của tỉnh.

Việc bảo tồn, tôn vinh và phát huy địa bàn Bến Thủy cần có sự vào cuộc của các ngành chức năng, nhất là các chuyên gia, nhà khoa học và nhân chứng lịch sử để xứng đáng với tầm vóc địa danh anh hùng.

 

Chú thích

1. Mông-tơ-vi-di-ô là thủ đô của Urugoay, cửa ngõ của cao nguyên Manta, Nam Mỹ, chuyên xuất khẩu thịt, len, dạ (tác giả).

2. Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Nghệ Tĩnh - NXB Lao động, Hà Nội, 1986, tr 61.

3. Thế giới di sản số 9, 2013, tr 24.

4. Nguyễn Quốc Hồng (chủ biên), Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn thành phố Vinh - NXB Nghệ An, 2004, trang 159.

5. BCH Đảng bộ-HĐND-UBND thành phố Vinh: Lịch sử thành phố Vinh, tập II (1945-1975), NXB Nghệ An, 2003, tr 241.

6. HĐTĐ khen thưởng TW - Ban VHTTTW: Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, tập 1, NXB Lao động, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2000, tr 314, 999,1184,1215…




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây