HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Chuyên san KHXH&NV số 7/2019
Nội dung:

Trần Đường

 

Sinh thời, ở mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm, Bác Hồ luôn dành cho thương binh, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ những tình cảm và sự quan tâm đặc biệt. Lúc nào cũng vậy, tình cảm của Người không chỉ thể hiện bằng những bức thư, những lời kêu gọi chân thành, mộc mạc, giản dị đầy xúc động lòng người mà còn thể hiện bằng những hành động cụ thể hàng ngày.

Khi Cách mạng tháng Tám vừa thành công được một thời gian ngắn thì ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn với âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Để bảo vệ Tổ quốc nhiều thanh niên đã tham gia chiến đấu và ngã xuống ở chiến trường miền Nam. Chỉ sau đó 9 ngày, vào ngày 2/10/1945 nhằm động viên các gia đình liệt sĩ, mặc dù đang bận rộn trăm công nghìn việc để xây dựng chính quyền non trẻ, chống thù trong giặc ngoài, Bác Hồ vẫn dành thời gian đến Nhà hát lớn Hà Nội làm lễ cầu hồn cho các chiến sĩ hi sinh ở miền Nam và trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 20/11/1945, Người đề nghị Chính phủ ra Sắc lệnh truy tặng 5 liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc tại quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ ngày 12/11/1945. Ngay sau đó Bác đã gửi liên tiếp 2 lá thư cho đồng bào miền Nam: "Tôi xin nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào miền Nam đã vì Tổ quốc mà hi sinh anh dũng" (Thư ngày 31/3/1946).

Tiếp đó, nhằm chia sẻ nỗi mất mát của những thân nhân liệt sĩ mãi mãi không bao giờ gặp lại những người thân yêu, ruột thịt nhất của mình, Bác Hồ đã ra "Thông báo về việc nhận con các liệt sĩ làm con nuôi" (ngày 7/11/1946): "Thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ, tôi xin cảm ơn những chiến sĩ đã hi sinh tính mệnh cho nền tự do, độc lập, thống nhất của nước nhà. Tôi gửi lời chào thân ái tới các gia đình liệt sĩ và tôi nhận các con liệt sĩ làm con nuôi của tôi". Lời của Bác chân thật, giản dị đã làm cho biết bao người rơi nước mắt vì xúc động! Bác luôn luôn xem nỗi đau của các gia đình liệt sĩ là nỗi đau của chính bản thân mình, xem mỗi thanh niên là con đẻ của chính mình: "Tôi không có gia đình cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất đi một thanh niên, thêm một liệt sĩ là tôi mất đi một đoạn ruột" (Thư gửi Giám đốc y tế Bắc bộ 1/1947). Sau đó, Người đã kí liên tiếp 3 Sắc lệnh nhằm tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các chế độ, chính sách cho thương binh, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ như: Sắc lệnh số 20 (16/2/1947) quy định chế độ thương tật, tiền tuất cho thương binh, liệt sĩ; Sắc lệnh số 58 (6/6/1947) tặng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập cho những người có công với nước; Sắc lệnh số 101 (3/10/1947) về việc thành lập Sở Thương binh, cựu chiến binh ở các tỉnh trong cả nước. Đồng thời Người trực tiếp đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó làm "Ngày thương binh liệt sĩ"; sau đó Chính phủ đã quyết định chọn ngày 27/7 hàng năm làm "Ngày thương binh liệt sĩ". Trong ngày thương binh liệt sĩ đầu tiên của nước ta (27/7/1946), Người đã viết: "Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống quân thù? Đó chính là những chiến sĩ, những thương binh, liệt sĩ. Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn họ, phải giúp đỡ họ". Kể từ đó, mỗi năm cứ đến Ngày thương binh liệt sĩ (27/7), Bác vẫn đều đặn gửi thư cho các thương binh và các gia đình liệt sĩ với những lời lẽ chân thành, giản dị, đầy tình cảm, góp phần an ủi, động viên họ. Đọc những bức thư ấy, các thương binh, các gia đình liệt sĩ cũng cảm nhận được tấm lòng và tình cảm sâu sắc của Người dành cho họ.

Không những động viên về mặt tinh thần, tình cảm, Người còn có quà tặng cho họ. Nhân ngày 27/7/1947, Người đã gửi tặng thương binh, gia đình liệt sĩ một chiếc áo lụa, một tháng lương của Người, tiền một bữa ăn của Người và các nhân viên làm việc trong Phủ chủ tịch, tổng cộng số tiền là 1.127 đồng (tiền lúc đó). Sau đó 7 tháng, Người gửi tặng họ một tháng lương và hai phiếu công trái quốc gia trị giá 2 tấn thóc. Ngày 27/7/1954, Người gửi họ 70.600 đồng tiền tiết kiệm nhiều tháng lương của mình. Trước đó, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam tổ chức buổi lễ "Mùa đông binh sĩ" tại Hà Nội, Bác đến dự và đã tặng ngay chiếc áo rét mình đang mặc cho thương binh,... Những món quà của Bác Hồ tuy nhỏ nhưng rất quý giá, bởi vì đó là biểu hiện sự chăm sóc, quan tâm, là trái tim, tấm lòng, tình cảm của Người dành cho thương binh, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ. Những món quà đó là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần to lớn, làm ấm lòng các thương binh, các gia đình liệt sĩ.

Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình đã được lập lại trên miền Bắc, chiều ngày 31/12/1954, Bác dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ đến Đài liệt sĩ Hà Nội để đặt vòng hoa viếng các liệt sĩ: "Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá Quốc kì vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm của các liệt sĩ sẽ muôn đời lưu truyền với sử xanh. Một nén hương thành. Vài lời an ủi: Anh linh các liệt sĩ bất diệt! Tổ quốc Việt Nam vĩ đại muôn năm!". Đêm giao thừa Tết Bính Thân 1956 (đêm 11/2/1956 dương lịch), Người đã đi thăm và chúc Tết các thương binh ở Trường Thương binh hỏng mắt ở phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Bác nói: "Tại mái trường này, các chú được học chữ, học nghề để tiếp tục phục vụ nhân dân. Như vậy, thương binh tàn nhưng không phế!". Bác là vị lãnh tụ đầu tiên khẳng định rằng "Thương binh tàn nhưng không phế!".

Không những thế, Bác còn thường xuyên nhắc nhở, kêu gọi các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân hãy thể hiện sự quan tâm đến thương binh, gia đình liệt sĩ. Bác nói: "Quan tâm giúp đỡ các thương binh, gia đình liệt sĩ không phải là làm phúc mà ở đây chính là tình cảm thương yêu, trách nhiệm, bổn phận của Đảng, Chính quyền, là sự thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc ta". Rồi Bác gợi ý nên có phong trào "đón thương binh về làng", các thầy thuốc nên hết lòng săn sóc thương binh, các cháu thiếu nhi nên giúp đỡ các chú thương binh và các gia đình liệt sĩ trong những việc nhỏ hàng ngày. Bác mong đó sẽ thành một phong trào rộng lớn thể hiện tấm lòng của Bác đối với thương binh, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ; thể hiện tinh thần nhân văn cao cả, đó là sự đồng cảm của Bác đối với những thân nhân trong các gia đình có con em đã anh dũng hi sinh cho Tổ quốc. Như khi ông Vũ Đình Tụng, Bộ trưởng Bộ Thương binh có con trai là Vũ Văn Thành hi sinh ở chợ Hôm (Hà Nội), dù bận rộn việc nước, Bác vẫn viết thư thăm hỏi, chia sẻ nỗi mất mát đau thương với gia đình ông. Sau nay, bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể lại: "Đọc xong thư Bác, tự nhiên tôi thấy nỗi đau thương và sự mất mát của gia đình tôi trở thành nhỏ bé trong tình thương mênh mông của Bác. Tôi biết rõ mình sẽ phải làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của con tôi và để khỏi phụ lòng của Bác". Người cũng nhắc nhở các thương binh phải yên tâm điều trị, khi sức khỏe đã trở lại bình thường thì "Cần cố gắng tăng gia sản xuất, tự lực cánh sinh, tùy theo sức khỏe mà tham gia công tác xã hội, không nên yêu cầu quá đáng, không nên ra vẻ công thần" (Thư gửi thương binh - 27/7/1952).

Hơn một năm trước khi đi xa dù đang ốm mệt, trong khi soạn thảo bản Di chúc, tháng 5/1968, Người đã bổ sung thêm một số ý: "Đối với những người đã dũng cảm hi sinh một phần xương máu của mình, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần "tự lực cánh sinh". Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm, đối với cha mẹ, vợ con của họ, Chính quyền quyết không để họ đói rét" (Theo Thông báo của BCH TW Đảng ngày 1/9/1969, chỉ trước khi mất một ngày, Bác vẫn gửi vòng hoa của mình viếng các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch (Hà Nội)). Cả một đời vì Nước, vì Dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với thương binh, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ. Người là tấm gương sáng trong việc thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thương binh, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ.




 

Nguyễn Quốc Hồng

Sau khi cơ bản ổn định bộ máy cai trị ở vùng Bắc Trung bộ, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác tại Nghệ An, người Pháp mở các tuyến đường bộ số 7 nối Vinh - Bến Thủy với các huyện phía Bắc Nghệ An, số 8 nối Vinh - Bến Thủy với các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn (Hà Tĩnh) sang NaPe, Xavanakhet và Viêng Chăn (Lào). Tiếp đến xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Vinh, tiến hành mở rộng, nạo vét cảng Bến Thủy lần thứ nhất và lần thứ 2 và xem cảng Bến Thủy là một cảng "hoạt động sau cảng Hải Phòng và Sài Gòn và không kém cảng Văng Đô ở Pháp"(1). Sau đó Pháp còn triển khai xây dựng sân bay Vinh, thời gian sau chuyển sân bay ra Quán Bánh.

Cùng với quá trình xây dựng hệ thống giao thông, thực dân Pháp xây dựng trung tâm công nghiệp tại thành phố Vinh - Bến Thủy và khai phá vùng đất bazan Phủ Quỳ để thành lập các đồn điền.

Tại thành phố Vinh - Bến Thủy hàng loạt nhà máy ra đời: Nhà máy Sản xuất Diêm (năm 1907); Nhà máy Sửa chữa xe lửa Trường Thi (năm 1908), Nhà máy Điện (năm 1922), Đề Pô xe lửa; Nhà máy Cưa Thái Hợp... Đến cuối năm 1928 "Đội ngũ công nhân Vinh - Bến Thủy có khoảng 7.000 người bao gồm 4.000 công nhân tại các nhà máy lớn và khoảng 3.000 công nhân tại các xí nghiệp nhỏ của các hãng tư sản Pháp, Hoa kiều và Việt Nam. Dân số thành phố Vinh khoảng 18.000 thì lực lượng công nhân chiếm 38%"(2). Cùng với việc xây dựng các nhà máy công nghiệp ở thành phố Vinh - Bến Thủy, các nhà tư sản Pháp đã khai thác vùng đất Phủ Quỳ và một số huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Quỳ Châu… thành lập các đồn điền như: Tiên Sinh, Nai Sinh, Cao Trai, Vực Rồng, Đào Nguyên… Sự hình thành các đồn điền ở Phủ Quỳ và các huyện trong tỉnh đã tạo nên một bộ phận công nhân đồn điền, những người làm thuê cho chủ người Pháp và người Việt khá đông đảo. Theo thống kê của người Pháp, không kể công nhân thời vụ và công nhân ở các huyện khác, riêng số công nhân đồn điền ở Phủ Quỳ trong các năm 1935 - 1939 ở mức từ 2900 - 3200 người(3).

Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Nghệ An đã xuất hiện giai cấp công nhân ở Nghệ An và ngày càng phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Giai cấp công nhân ra đời thì lập tức có phong trào đấu tranh của công nhân. Ngay từ khi mới ra đời, công nhân Vinh - Bến Thủy đã tổ chức hàng chục cuộc đấu tranh, điển hình là các cuộc biểu tình đình công của công nhân Nhà máy Diêm, Nhà máy Sửa chữa xe lửa Trường Thi, Nhà máy Gỗ, Nhà máy Cưa, Nhà máy Điện… mà đỉnh cao là cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 của công nhân Vinh - Bến Thủy và các huyện lân cận mở đầu cho Cao trào cách mạng 1930 - 1931 ở Nghệ Tĩnh "Công nhân Vinh - Bến Thủy đã mở đường đấu tranh, cờ đỏ phấp phới khắp Nghệ An, các tỉnh khác đang sôi nổi. Thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến"(4). Trước phong trào đấu tranh của công nhân cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có một tổ chức thống nhất để tập hợp tổ chức cho công nhân đấu tranh. Thực hiện chủ trương của Đông Dương Cộng sản Đảng, ngày 28 tháng 7 năm 1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh triệu tập Hội nghị Đại biểu Tổng công hội Đỏ Bắc kỳ lần thứ nhất tại số nhà 15 Hàng Nón - Hà Nội. Hội nghị đã nhất trí thông qua chương trình điều lệ, phương hướng hoạt động của Tổng công hội Đỏ Bắc kỳ và bầu Ban Chấp hành lâm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh phụ trách. Đại hội quyết định xuất bản Báo Lao động làm cơ quan thông tin tuyên truyền và Tạp chí Công hội đỏ làm cơ quan truyền bá quan điểm, chủ trương của Công hội đỏ trong giai cấp công nhân. Với ý nghĩa to lớn của sự ra đời Tổng công hội Đỏ Bắc kỳ, ngày 25/8/1983 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định lấy ngày Hội nghị thành lập Công hội Đỏ Bắc kỳ (28/7/1929) làm ngày thành lập Công hội Đỏ cả nước(5).

Đại hội Đại biểu lần thứ V Công đoàn Việt Nam họp tại Hà Nội từ ngày 12 đến 18 tháng 11 năm 1983 đã thông qua Nghị quyết "lấy ngày 28/7/1929 ngày họp Đại hội thành lập Tổng công hội Đỏ miền Bắc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đông Dương Cộng sản Đảng làm ngày thành lập công đoàn Việt Nam"(6).

Thực hiện chủ trương của Đông Dương Cộng sản Đảng và Tổng công hội Đỏ miền Bắc, tháng 11 năm 1929 đồng chí Nguyễn Phong Sắc ủy viên Đông Dương Cộng sản Đảng, Bí thư Xứ ủy Trung kỳ triệu tập Hội nghị thành lập Tổng công hội Đỏ Nghệ An. Dự Hội nghị có đại biểu công nhân Vinh - Bến Thủy và đại biểu một số huyện. Hội nghị đã thông qua chương trình điều lệ và bầu Ban Chấp hành. Đồng chí Nguyễn Công Sửu (bí danh Cát Sửu), công nhân Nhà máy Sửa chữa xe lửa Trường Thi được bầu làm Bí thư.

Ngay sau khi thành lập, Tổng công hội Đỏ Nghệ An thực hiện chủ trương của Xứ bộ Trung kỳ Đông Dương Cộng sản Đảng rải truyền đơn kêu gọi thợ thuyền áo xanh, áo nâu cùng nhau vào công hội, đấu tranh đòi: tự do công hội, tự do bãi công, tự do tuần hành.

Tổng công hội Đỏ Nghệ An ra đời đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ và là dấu mốc quan trọng của phong trào đấu tranh của công nhân Nghệ An và đến năm 1930 khi Tỉnh ủy Nghệ An và Tỉnh ủy Vinh - Bến Thủy được thành lập thì phong trào đấu tranh của công nhân Nghệ An đã thực sự chuyển từ tự phát lên tự giác trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong Cao trào cách mạng năm 1930 - 1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng công hội Đỏ Nghệ An đã đóng vai trò nòng cốt trong việc cổ vũ, tập hợp công nhân và những người lao động Vinh - Bến Thủy kìm chân địch ở thành phố để nông dân các huyện vùng lên lập Xô viết "Công nhân Vinh - Bến Thủy mở đầu cao trào đấu tranh, nhưng nông dân Thanh Chương, Nam Đàn lập Xô viết"(7).

Trong suốt thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng công hội Đỏ Nghệ An với các tên gọi khác nhau: Hội Tương tế ái hữu, Nghiệp đoàn thợ thuyền, Công nhân cứu quốc đã tập hợp, tổ chức cho công nhân lao động đấu tranh chống lại thực dân Pháp. Trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, Hội Công nhân cứu quốc Nghệ An đã tổ chức cho công nhân lao động đi đầu trong giành chính quyền tại thành phố Vinh - Bến Thủy.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân Tổng công hội Đỏ Nghệ An đã vận động, tổ chức cho công nhân lao động đi đầu trong tiêu thổ kháng chiến xây dựng các xưởng sản xuất vũ khí và lập các ATK để cung cấp vũ khí lương thực và nhân lực cho các chiến trường góp phần vào chiến thắng Điện Biên lịch sử. Trong thời kỳ khôi phục kinh tế và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, công đoàn Nghệ An đã tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, lao động, điển hình là chiến dịch "tiếng trống Xô Viết", phong trào 4 biến, phong trào dành ba điểm cao(8).

Các phong trào thi đua trong công nhân lao động đã làm cổ vũ tinh thần yêu nước, sức sáng tạo của giai cấp công nhân đóng góp thiết thực vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế của Nghệ An sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Nghệ An nằm ở vị trí chiến lược trên tuyến giao thông Bắc - Nam, là trọng điểm đánh phá của không quân và hải quân Mỹ; công đoàn Nghệ An đã tổ chức nhiều phong trào thi đua: vừa sản xuất vừa chiến đấu, tay búa tay súng, dòng điện không bao giờ tắt. Quyết tử để thông đường, thông xe ra tiền tuyến… đối mặt với những gian khổ hy sinh, công đoàn Nghệ An luôn bám những trọng điểm, những tọa độ lửa để động viên và cùng công nhân lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần xứng đáng đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà. Hòa bình lập lại, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, công đoàn Nghệ An đã tổ chức nhiều phong trào thi đua khôi phục kinh tế sau chiến tranh và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Các phong trào thi đua lao động sáng tạo, lao động giỏi, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, liên kết phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn… đã mang lại những kết quả to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà. Tổng công hội Đỏ Vinh - Bến Thủy đến Công đoàn Nghệ An ngày nay, tổ chức công đoàn luôn tổ chức các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động. Đồng thời tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, cùng với Công đoàn Việt Nam góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay Công đoàn Nghệ An có 145.314 đoàn viên, sinh hoạt trong 2.819 công đoàn cơ sở, đánh dấu sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Kỷ niệm 90 năm thành lập tổ chức công đoàn, Công đoàn Nghệ An cùng với công đoàn cả nước đang đứng trước bước ngoặt khi mà nước ta chính thức tham gia Hiệp định đối tác chiến lược toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Công đoàn Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các tổ chức đại diện người lao động điều mà chưa từng có trong tiền lệ. Đó chính là thách thức lớn đặt ra cho tổ chức công đoàn Việt Nam trong cuộc cạnh tranh và thu hút đoàn viên công đoàn với tổ chức đại diện người lao động thành lập ở cơ sở.

Để vượt qua thử thách mà tổ chức Công đoàn sẽ đối mặt, thời gian tới công đoàn đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và phương thức hoạt động; chăm lo lợi ích cho đoàn viên một cách hiệu quả, thật sự là tổ chức đại diện tin cậy của người lao động.

Nâng cao năng lực, tầm nhìn, kiến thức thực tiễn và khả năng chọn các khâu, nhiệm vụ đột phá để tổ chức, chỉ đạo các phong trào hoạt động. Bên cạnh đó các cấp công đoàn tổ chức, kết nối các nguồn lực để xây dựng tổ chức công đoàn đủ mạnh thực hiện tốt nhiệm vụ và chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên và người lao động.

Với bề dày lịch sử 90 năm ra đời và phát triển, Tổng công hội Đỏ Vinh - Bến Thủy đến Công đoàn Nghệ An ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức Công đoàn luôn năng động, nhạy bén thích ứng với điều kiện, lịch sử và nhiệm vụ từng giai đoạn của cách mạng chắc chắn sẽ vượt qua những thách thức, luôn đồng hành cùng Nhà nước và chỗ dựa vững chắc của đoàn viên và người lao động.

 

 

Chú thích

1. Tạp chí Thức tỉnh kinh tế Đông Dương số 546 ngày 27/11/1927.

2. Ngô Văn Hòa - Dương Trung Quốc: Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội 1978, trang 283.

3. Bành Thị Thúy Hà: Kinh tế đồn điền Phủ Quỳ, Luận văn tốt nghiệp cao học khóa 12, Khoa Lịch sử, Đại học Vinh.

4. Báo Người lao khổ số đặc biệt ngày 5/9/1931.

5. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam: Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam, tập I (cuối thế kỷ XIX - 1954), NXB Lao động, Hà Nội năm 2003 trang 96 (tập 1). 

6. Sđd, tập III (1976 - 2000), trang 208.

7. Báo Vô sản cơ quan ngôn luận của những người Cộng sản Pháp số ra tháng 10,11 năm 1930 (tài liệu lưu trữ tại tác giả).

8. 4 biến: biến không thành có, khó thành dễ, thiếu thành đủ, cũ thành mới; 3 điểm cao: năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều.

 




NHUẬN BÚT


Tác giả: article?img id=1578067
Tiêu đề: Chuyên san KHXH&NV số 7/2019
Ngày xuất bản: ngày 24 tháng 07 năm 2019
Nội dung:

Trần Đường

 

Sinh thời, ở mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm, Bác Hồ luôn dành cho thương binh, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ những tình cảm và sự quan tâm đặc biệt. Lúc nào cũng vậy, tình cảm của Người không chỉ thể hiện bằng những bức thư, những lời kêu gọi chân thành, mộc mạc, giản dị đầy xúc động lòng người mà còn thể hiện bằng những hành động cụ thể hàng ngày.

Khi Cách mạng tháng Tám vừa thành công được một thời gian ngắn thì ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn với âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Để bảo vệ Tổ quốc nhiều thanh niên đã tham gia chiến đấu và ngã xuống ở chiến trường miền Nam. Chỉ sau đó 9 ngày, vào ngày 2/10/1945 nhằm động viên các gia đình liệt sĩ, mặc dù đang bận rộn trăm công nghìn việc để xây dựng chính quyền non trẻ, chống thù trong giặc ngoài, Bác Hồ vẫn dành thời gian đến Nhà hát lớn Hà Nội làm lễ cầu hồn cho các chiến sĩ hi sinh ở miền Nam và trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 20/11/1945, Người đề nghị Chính phủ ra Sắc lệnh truy tặng 5 liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc tại quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ ngày 12/11/1945. Ngay sau đó Bác đã gửi liên tiếp 2 lá thư cho đồng bào miền Nam: "Tôi xin nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào miền Nam đã vì Tổ quốc mà hi sinh anh dũng" (Thư ngày 31/3/1946).

Tiếp đó, nhằm chia sẻ nỗi mất mát của những thân nhân liệt sĩ mãi mãi không bao giờ gặp lại những người thân yêu, ruột thịt nhất của mình, Bác Hồ đã ra "Thông báo về việc nhận con các liệt sĩ làm con nuôi" (ngày 7/11/1946): "Thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ, tôi xin cảm ơn những chiến sĩ đã hi sinh tính mệnh cho nền tự do, độc lập, thống nhất của nước nhà. Tôi gửi lời chào thân ái tới các gia đình liệt sĩ và tôi nhận các con liệt sĩ làm con nuôi của tôi". Lời của Bác chân thật, giản dị đã làm cho biết bao người rơi nước mắt vì xúc động! Bác luôn luôn xem nỗi đau của các gia đình liệt sĩ là nỗi đau của chính bản thân mình, xem mỗi thanh niên là con đẻ của chính mình: "Tôi không có gia đình cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất đi một thanh niên, thêm một liệt sĩ là tôi mất đi một đoạn ruột" (Thư gửi Giám đốc y tế Bắc bộ 1/1947). Sau đó, Người đã kí liên tiếp 3 Sắc lệnh nhằm tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các chế độ, chính sách cho thương binh, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ như: Sắc lệnh số 20 (16/2/1947) quy định chế độ thương tật, tiền tuất cho thương binh, liệt sĩ; Sắc lệnh số 58 (6/6/1947) tặng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập cho những người có công với nước; Sắc lệnh số 101 (3/10/1947) về việc thành lập Sở Thương binh, cựu chiến binh ở các tỉnh trong cả nước. Đồng thời Người trực tiếp đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó làm "Ngày thương binh liệt sĩ"; sau đó Chính phủ đã quyết định chọn ngày 27/7 hàng năm làm "Ngày thương binh liệt sĩ". Trong ngày thương binh liệt sĩ đầu tiên của nước ta (27/7/1946), Người đã viết: "Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống quân thù? Đó chính là những chiến sĩ, những thương binh, liệt sĩ. Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn họ, phải giúp đỡ họ". Kể từ đó, mỗi năm cứ đến Ngày thương binh liệt sĩ (27/7), Bác vẫn đều đặn gửi thư cho các thương binh và các gia đình liệt sĩ với những lời lẽ chân thành, giản dị, đầy tình cảm, góp phần an ủi, động viên họ. Đọc những bức thư ấy, các thương binh, các gia đình liệt sĩ cũng cảm nhận được tấm lòng và tình cảm sâu sắc của Người dành cho họ.

Không những động viên về mặt tinh thần, tình cảm, Người còn có quà tặng cho họ. Nhân ngày 27/7/1947, Người đã gửi tặng thương binh, gia đình liệt sĩ một chiếc áo lụa, một tháng lương của Người, tiền một bữa ăn của Người và các nhân viên làm việc trong Phủ chủ tịch, tổng cộng số tiền là 1.127 đồng (tiền lúc đó). Sau đó 7 tháng, Người gửi tặng họ một tháng lương và hai phiếu công trái quốc gia trị giá 2 tấn thóc. Ngày 27/7/1954, Người gửi họ 70.600 đồng tiền tiết kiệm nhiều tháng lương của mình. Trước đó, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam tổ chức buổi lễ "Mùa đông binh sĩ" tại Hà Nội, Bác đến dự và đã tặng ngay chiếc áo rét mình đang mặc cho thương binh,... Những món quà của Bác Hồ tuy nhỏ nhưng rất quý giá, bởi vì đó là biểu hiện sự chăm sóc, quan tâm, là trái tim, tấm lòng, tình cảm của Người dành cho thương binh, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ. Những món quà đó là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần to lớn, làm ấm lòng các thương binh, các gia đình liệt sĩ.

Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình đã được lập lại trên miền Bắc, chiều ngày 31/12/1954, Bác dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ đến Đài liệt sĩ Hà Nội để đặt vòng hoa viếng các liệt sĩ: "Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá Quốc kì vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm của các liệt sĩ sẽ muôn đời lưu truyền với sử xanh. Một nén hương thành. Vài lời an ủi: Anh linh các liệt sĩ bất diệt! Tổ quốc Việt Nam vĩ đại muôn năm!". Đêm giao thừa Tết Bính Thân 1956 (đêm 11/2/1956 dương lịch), Người đã đi thăm và chúc Tết các thương binh ở Trường Thương binh hỏng mắt ở phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Bác nói: "Tại mái trường này, các chú được học chữ, học nghề để tiếp tục phục vụ nhân dân. Như vậy, thương binh tàn nhưng không phế!". Bác là vị lãnh tụ đầu tiên khẳng định rằng "Thương binh tàn nhưng không phế!".

Không những thế, Bác còn thường xuyên nhắc nhở, kêu gọi các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân hãy thể hiện sự quan tâm đến thương binh, gia đình liệt sĩ. Bác nói: "Quan tâm giúp đỡ các thương binh, gia đình liệt sĩ không phải là làm phúc mà ở đây chính là tình cảm thương yêu, trách nhiệm, bổn phận của Đảng, Chính quyền, là sự thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc ta". Rồi Bác gợi ý nên có phong trào "đón thương binh về làng", các thầy thuốc nên hết lòng săn sóc thương binh, các cháu thiếu nhi nên giúp đỡ các chú thương binh và các gia đình liệt sĩ trong những việc nhỏ hàng ngày. Bác mong đó sẽ thành một phong trào rộng lớn thể hiện tấm lòng của Bác đối với thương binh, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ; thể hiện tinh thần nhân văn cao cả, đó là sự đồng cảm của Bác đối với những thân nhân trong các gia đình có con em đã anh dũng hi sinh cho Tổ quốc. Như khi ông Vũ Đình Tụng, Bộ trưởng Bộ Thương binh có con trai là Vũ Văn Thành hi sinh ở chợ Hôm (Hà Nội), dù bận rộn việc nước, Bác vẫn viết thư thăm hỏi, chia sẻ nỗi mất mát đau thương với gia đình ông. Sau nay, bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể lại: "Đọc xong thư Bác, tự nhiên tôi thấy nỗi đau thương và sự mất mát của gia đình tôi trở thành nhỏ bé trong tình thương mênh mông của Bác. Tôi biết rõ mình sẽ phải làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của con tôi và để khỏi phụ lòng của Bác". Người cũng nhắc nhở các thương binh phải yên tâm điều trị, khi sức khỏe đã trở lại bình thường thì "Cần cố gắng tăng gia sản xuất, tự lực cánh sinh, tùy theo sức khỏe mà tham gia công tác xã hội, không nên yêu cầu quá đáng, không nên ra vẻ công thần" (Thư gửi thương binh - 27/7/1952).

Hơn một năm trước khi đi xa dù đang ốm mệt, trong khi soạn thảo bản Di chúc, tháng 5/1968, Người đã bổ sung thêm một số ý: "Đối với những người đã dũng cảm hi sinh một phần xương máu của mình, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần "tự lực cánh sinh". Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm, đối với cha mẹ, vợ con của họ, Chính quyền quyết không để họ đói rét" (Theo Thông báo của BCH TW Đảng ngày 1/9/1969, chỉ trước khi mất một ngày, Bác vẫn gửi vòng hoa của mình viếng các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch (Hà Nội)). Cả một đời vì Nước, vì Dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với thương binh, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ. Người là tấm gương sáng trong việc thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thương binh, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ.




 

Nguyễn Quốc Hồng

Sau khi cơ bản ổn định bộ máy cai trị ở vùng Bắc Trung bộ, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác tại Nghệ An, người Pháp mở các tuyến đường bộ số 7 nối Vinh - Bến Thủy với các huyện phía Bắc Nghệ An, số 8 nối Vinh - Bến Thủy với các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn (Hà Tĩnh) sang NaPe, Xavanakhet và Viêng Chăn (Lào). Tiếp đến xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Vinh, tiến hành mở rộng, nạo vét cảng Bến Thủy lần thứ nhất và lần thứ 2 và xem cảng Bến Thủy là một cảng "hoạt động sau cảng Hải Phòng và Sài Gòn và không kém cảng Văng Đô ở Pháp"(1). Sau đó Pháp còn triển khai xây dựng sân bay Vinh, thời gian sau chuyển sân bay ra Quán Bánh.

Cùng với quá trình xây dựng hệ thống giao thông, thực dân Pháp xây dựng trung tâm công nghiệp tại thành phố Vinh - Bến Thủy và khai phá vùng đất bazan Phủ Quỳ để thành lập các đồn điền.

Tại thành phố Vinh - Bến Thủy hàng loạt nhà máy ra đời: Nhà máy Sản xuất Diêm (năm 1907); Nhà máy Sửa chữa xe lửa Trường Thi (năm 1908), Nhà máy Điện (năm 1922), Đề Pô xe lửa; Nhà máy Cưa Thái Hợp... Đến cuối năm 1928 "Đội ngũ công nhân Vinh - Bến Thủy có khoảng 7.000 người bao gồm 4.000 công nhân tại các nhà máy lớn và khoảng 3.000 công nhân tại các xí nghiệp nhỏ của các hãng tư sản Pháp, Hoa kiều và Việt Nam. Dân số thành phố Vinh khoảng 18.000 thì lực lượng công nhân chiếm 38%"(2). Cùng với việc xây dựng các nhà máy công nghiệp ở thành phố Vinh - Bến Thủy, các nhà tư sản Pháp đã khai thác vùng đất Phủ Quỳ và một số huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Quỳ Châu… thành lập các đồn điền như: Tiên Sinh, Nai Sinh, Cao Trai, Vực Rồng, Đào Nguyên… Sự hình thành các đồn điền ở Phủ Quỳ và các huyện trong tỉnh đã tạo nên một bộ phận công nhân đồn điền, những người làm thuê cho chủ người Pháp và người Việt khá đông đảo. Theo thống kê của người Pháp, không kể công nhân thời vụ và công nhân ở các huyện khác, riêng số công nhân đồn điền ở Phủ Quỳ trong các năm 1935 - 1939 ở mức từ 2900 - 3200 người(3).

Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Nghệ An đã xuất hiện giai cấp công nhân ở Nghệ An và ngày càng phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Giai cấp công nhân ra đời thì lập tức có phong trào đấu tranh của công nhân. Ngay từ khi mới ra đời, công nhân Vinh - Bến Thủy đã tổ chức hàng chục cuộc đấu tranh, điển hình là các cuộc biểu tình đình công của công nhân Nhà máy Diêm, Nhà máy Sửa chữa xe lửa Trường Thi, Nhà máy Gỗ, Nhà máy Cưa, Nhà máy Điện… mà đỉnh cao là cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 của công nhân Vinh - Bến Thủy và các huyện lân cận mở đầu cho Cao trào cách mạng 1930 - 1931 ở Nghệ Tĩnh "Công nhân Vinh - Bến Thủy đã mở đường đấu tranh, cờ đỏ phấp phới khắp Nghệ An, các tỉnh khác đang sôi nổi. Thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến"(4). Trước phong trào đấu tranh của công nhân cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có một tổ chức thống nhất để tập hợp tổ chức cho công nhân đấu tranh. Thực hiện chủ trương của Đông Dương Cộng sản Đảng, ngày 28 tháng 7 năm 1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh triệu tập Hội nghị Đại biểu Tổng công hội Đỏ Bắc kỳ lần thứ nhất tại số nhà 15 Hàng Nón - Hà Nội. Hội nghị đã nhất trí thông qua chương trình điều lệ, phương hướng hoạt động của Tổng công hội Đỏ Bắc kỳ và bầu Ban Chấp hành lâm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh phụ trách. Đại hội quyết định xuất bản Báo Lao động làm cơ quan thông tin tuyên truyền và Tạp chí Công hội đỏ làm cơ quan truyền bá quan điểm, chủ trương của Công hội đỏ trong giai cấp công nhân. Với ý nghĩa to lớn của sự ra đời Tổng công hội Đỏ Bắc kỳ, ngày 25/8/1983 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định lấy ngày Hội nghị thành lập Công hội Đỏ Bắc kỳ (28/7/1929) làm ngày thành lập Công hội Đỏ cả nước(5).

Đại hội Đại biểu lần thứ V Công đoàn Việt Nam họp tại Hà Nội từ ngày 12 đến 18 tháng 11 năm 1983 đã thông qua Nghị quyết "lấy ngày 28/7/1929 ngày họp Đại hội thành lập Tổng công hội Đỏ miền Bắc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đông Dương Cộng sản Đảng làm ngày thành lập công đoàn Việt Nam"(6).

Thực hiện chủ trương của Đông Dương Cộng sản Đảng và Tổng công hội Đỏ miền Bắc, tháng 11 năm 1929 đồng chí Nguyễn Phong Sắc ủy viên Đông Dương Cộng sản Đảng, Bí thư Xứ ủy Trung kỳ triệu tập Hội nghị thành lập Tổng công hội Đỏ Nghệ An. Dự Hội nghị có đại biểu công nhân Vinh - Bến Thủy và đại biểu một số huyện. Hội nghị đã thông qua chương trình điều lệ và bầu Ban Chấp hành. Đồng chí Nguyễn Công Sửu (bí danh Cát Sửu), công nhân Nhà máy Sửa chữa xe lửa Trường Thi được bầu làm Bí thư.

Ngay sau khi thành lập, Tổng công hội Đỏ Nghệ An thực hiện chủ trương của Xứ bộ Trung kỳ Đông Dương Cộng sản Đảng rải truyền đơn kêu gọi thợ thuyền áo xanh, áo nâu cùng nhau vào công hội, đấu tranh đòi: tự do công hội, tự do bãi công, tự do tuần hành.

Tổng công hội Đỏ Nghệ An ra đời đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ và là dấu mốc quan trọng của phong trào đấu tranh của công nhân Nghệ An và đến năm 1930 khi Tỉnh ủy Nghệ An và Tỉnh ủy Vinh - Bến Thủy được thành lập thì phong trào đấu tranh của công nhân Nghệ An đã thực sự chuyển từ tự phát lên tự giác trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong Cao trào cách mạng năm 1930 - 1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng công hội Đỏ Nghệ An đã đóng vai trò nòng cốt trong việc cổ vũ, tập hợp công nhân và những người lao động Vinh - Bến Thủy kìm chân địch ở thành phố để nông dân các huyện vùng lên lập Xô viết "Công nhân Vinh - Bến Thủy mở đầu cao trào đấu tranh, nhưng nông dân Thanh Chương, Nam Đàn lập Xô viết"(7).

Trong suốt thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng công hội Đỏ Nghệ An với các tên gọi khác nhau: Hội Tương tế ái hữu, Nghiệp đoàn thợ thuyền, Công nhân cứu quốc đã tập hợp, tổ chức cho công nhân lao động đấu tranh chống lại thực dân Pháp. Trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, Hội Công nhân cứu quốc Nghệ An đã tổ chức cho công nhân lao động đi đầu trong giành chính quyền tại thành phố Vinh - Bến Thủy.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân Tổng công hội Đỏ Nghệ An đã vận động, tổ chức cho công nhân lao động đi đầu trong tiêu thổ kháng chiến xây dựng các xưởng sản xuất vũ khí và lập các ATK để cung cấp vũ khí lương thực và nhân lực cho các chiến trường góp phần vào chiến thắng Điện Biên lịch sử. Trong thời kỳ khôi phục kinh tế và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, công đoàn Nghệ An đã tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, lao động, điển hình là chiến dịch "tiếng trống Xô Viết", phong trào 4 biến, phong trào dành ba điểm cao(8).

Các phong trào thi đua trong công nhân lao động đã làm cổ vũ tinh thần yêu nước, sức sáng tạo của giai cấp công nhân đóng góp thiết thực vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế của Nghệ An sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Nghệ An nằm ở vị trí chiến lược trên tuyến giao thông Bắc - Nam, là trọng điểm đánh phá của không quân và hải quân Mỹ; công đoàn Nghệ An đã tổ chức nhiều phong trào thi đua: vừa sản xuất vừa chiến đấu, tay búa tay súng, dòng điện không bao giờ tắt. Quyết tử để thông đường, thông xe ra tiền tuyến… đối mặt với những gian khổ hy sinh, công đoàn Nghệ An luôn bám những trọng điểm, những tọa độ lửa để động viên và cùng công nhân lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần xứng đáng đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà. Hòa bình lập lại, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, công đoàn Nghệ An đã tổ chức nhiều phong trào thi đua khôi phục kinh tế sau chiến tranh và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Các phong trào thi đua lao động sáng tạo, lao động giỏi, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, liên kết phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn… đã mang lại những kết quả to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà. Tổng công hội Đỏ Vinh - Bến Thủy đến Công đoàn Nghệ An ngày nay, tổ chức công đoàn luôn tổ chức các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động. Đồng thời tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, cùng với Công đoàn Việt Nam góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay Công đoàn Nghệ An có 145.314 đoàn viên, sinh hoạt trong 2.819 công đoàn cơ sở, đánh dấu sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Kỷ niệm 90 năm thành lập tổ chức công đoàn, Công đoàn Nghệ An cùng với công đoàn cả nước đang đứng trước bước ngoặt khi mà nước ta chính thức tham gia Hiệp định đối tác chiến lược toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Công đoàn Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các tổ chức đại diện người lao động điều mà chưa từng có trong tiền lệ. Đó chính là thách thức lớn đặt ra cho tổ chức công đoàn Việt Nam trong cuộc cạnh tranh và thu hút đoàn viên công đoàn với tổ chức đại diện người lao động thành lập ở cơ sở.

Để vượt qua thử thách mà tổ chức Công đoàn sẽ đối mặt, thời gian tới công đoàn đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và phương thức hoạt động; chăm lo lợi ích cho đoàn viên một cách hiệu quả, thật sự là tổ chức đại diện tin cậy của người lao động.

Nâng cao năng lực, tầm nhìn, kiến thức thực tiễn và khả năng chọn các khâu, nhiệm vụ đột phá để tổ chức, chỉ đạo các phong trào hoạt động. Bên cạnh đó các cấp công đoàn tổ chức, kết nối các nguồn lực để xây dựng tổ chức công đoàn đủ mạnh thực hiện tốt nhiệm vụ và chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên và người lao động.

Với bề dày lịch sử 90 năm ra đời và phát triển, Tổng công hội Đỏ Vinh - Bến Thủy đến Công đoàn Nghệ An ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức Công đoàn luôn năng động, nhạy bén thích ứng với điều kiện, lịch sử và nhiệm vụ từng giai đoạn của cách mạng chắc chắn sẽ vượt qua những thách thức, luôn đồng hành cùng Nhà nước và chỗ dựa vững chắc của đoàn viên và người lao động.

 

 

Chú thích

1. Tạp chí Thức tỉnh kinh tế Đông Dương số 546 ngày 27/11/1927.

2. Ngô Văn Hòa - Dương Trung Quốc: Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội 1978, trang 283.

3. Bành Thị Thúy Hà: Kinh tế đồn điền Phủ Quỳ, Luận văn tốt nghiệp cao học khóa 12, Khoa Lịch sử, Đại học Vinh.

4. Báo Người lao khổ số đặc biệt ngày 5/9/1931.

5. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam: Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam, tập I (cuối thế kỷ XIX - 1954), NXB Lao động, Hà Nội năm 2003 trang 96 (tập 1). 

6. Sđd, tập III (1976 - 2000), trang 208.

7. Báo Vô sản cơ quan ngôn luận của những người Cộng sản Pháp số ra tháng 10,11 năm 1930 (tài liệu lưu trữ tại tác giả).

8. 4 biến: biến không thành có, khó thành dễ, thiếu thành đủ, cũ thành mới; 3 điểm cao: năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều.

 




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây