HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Chuyên san KHXH&NV số 10/2019
Nội dung:

Ông Lê Hồng Vinh - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng ta đã sớm có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN) đối với sự phát triển kinh tế xã hội; Đồng thời, luôn coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để KH&CN phát triển làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; Coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa hiện đại hóa, điều này được khẳng định và quán triệt trong nhiều văn kiện của Đảng thời kỳ đổi mới.

Trước Đại hội Ban Chấp hành TW Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã xác định cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt trong ba cuộc cách mạng của thời kỳ khôi phục và kiến thiết đất nước sau thống nhất. Tại Đại hội Ban Chấp hành TW Đảng lần thứ VI (1986) coi KH&CN là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội lần thứ VII (1991) khẳng định KH&CN là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội VIII (1996) và Đại hội IX (2001) coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội X (2006) nhấn mạnh vai trò động lực của KH&CN trong phát triển kinh tế tri thức. Đại hội XI (2011) đề ra đường lối đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và KH&CN giữ vai trò then chốt trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Đại hội XII (2016) khẳng định khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại.

Ở Nghệ An, ngày 25 tháng 10 năm 1959, Hội Phổ biến Khoa học Kỹ thuật Nghệ An được thành lập, đánh dấu một mốc quan trọng, khẳng định vị trí của khoa học kỹ thuật đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trải qua quá trình 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Khoa học và Công nghệ đã làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quan trọng định hướng phát triển KH&CN góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về KH&CN từng bước có những đổi mới mang tính đột phá; hiệu lực, hiệu quả quản lý ngày càng được nâng cao. Những nỗ lực không mệt mỏi của ngành đã góp phần quan trọng đưa KH&CN thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà, gắn kết KH&CN với sản xuất và đời sống, có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, KH&CN tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng:

- Nâng cao nhận thức ở các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân về KH&CN; Các sở ban, ngành, huyện, thành, thị đã cụ thể hóa bằng việc ban hành nhiều nghị quyết, chương trình hành động, đề án, kế hoạch ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống phù hợp với phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đã được quan tâm, tiếp tục được mở rộng, góp phần bổ sung kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, lịch sử, xã hội,... Thành tựu khoa học đã góp phần nâng cao dân trí, đưa ra những nhận thức mới, cung cấp luận cứ khoa học để hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Tỷ trọng đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP của tỉnh giai đoạn 2015 - 2018 đạt 34,9%, chứng tỏ mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh đang chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.

- Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN có những đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Tác động KH&CN được triển khai theo chuỗi giá trị của sản phẩm để biến các đặc sản, sản phẩm truyền thống địa phương thành hàng hóa, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, đang dần hướng đến thị trương khu vực và quốc tế. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ yếu của tỉnh đạt mức khá so với cả nước, tốc độ đổi mới công nghệ/thiết bị của tỉnh đạt 15%; sản xuất các sản phẩm chủ yếu của tỉnh được đầu tư đổi mới công nghệ tiến tiến, hiện đại, công nghệ cao. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao đạt 20%. Hoạt động nghiên cứu KH&CN gắn với ứng dụng được đẩy mạnh, lấy doanh nghiệp làm chủ thể trong hoạt động ứng dụng KH&CN, chuyển hướng khắc phục dần đầu tư dàn trải thông qua xác định các lĩnh vực ưu tiên đầu tư.

- Thị trường KH&CN bước đầu được hình thành, một số yếu tố của thị trường bắt đầu xuất hiện, các sản phẩm KH&CN từng bước trở thành hàng hoá, nhu cầu mua, bán công nghệ ngày càng tăng. Hoạt động sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng có bước tiến bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Phong trào sáng tạo KH&CN của các tầng lớp nhân dân được quan tâm, có nhiều đóng góp thiết thực cho sản xuất và đời sống.

- Tiềm lực KH&CN của tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ. Đến nay, toàn tỉnh có 71 đơn vị là các tổ chức KH&CN trên địa bàn có tham gia hoạt động nghiên cứu triển khai. Hợp tác trong nước và quốc tế về KH&CN được triển khai toàn diện, góp phần nâng cao trình độ kiến thức đội ngũ cán bộ KH&CN, giải quyết một số nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh.

Tuy nhiên, đứng trước đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, KH&CN vẫn còn nhiều hạn chế, thách thức: Trình độ tổng thể về KH&CN của tỉnh còn khoảng cách với các thành phố lớn của cả nước và khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Nhận thức về vai trò của KH&CN là động lực nâng cao sức mạnh tổng hợp của nhiều cấp uỷ, chính quyền và doanh nghiệp chưa thật sự đầy đủ; hoạt động KH&CN ở một số địa phương, ngành, doanh nghiệp chưa đúng tầm. Hiệu quả nghiên cứu triển khai một số lĩnh vực chưa cao. Thiếu những cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực trọng điểm nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp tỉnh thông qua các ngành, lĩnh vực có nhiều lợi thế so sánh. Sản phẩm hình thành chuỗi giá trị để tạo ra hàng hóa thật sự, có quy mô lớn chưa được nhiều. Tốc độ đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp còn chậm. Chất lượng nguồn nhân lực KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu cán bộ giỏi về quản lý kinh tế, sâu về chuyên môn công nghệ cao như công nghệ dược, công nghệ chế biến, công nghệ sinh học, thiếu kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đầu tư cho KH&CN, đặc biệt là đầu tư của xã hội còn hạn chế. Tính kết nối giữa triển khai kết quả hoạt động KH&CN với các nguồn lực khác chưa tốt và chưa tập trung.

Đứng trước thời cơ và thách thức trong thời gian tới, nhất là trong giai đoạn đất nước tiến vào cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, để "Khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng để nâng cao sức mạnh tổng hợp trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh", góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020, định hương đến 2025", ngành KH&CN cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và ưu tiên tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền về vai trò, vị trí quan trọng của KH&CN trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội từng ngành và từng địa phương; đưa kế hoạch ứng dụng và phát triển KH&CN trở thành một cấu phần không thể thiếu của quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương.

Đầu tư, nâng cao năng lực hoạt động cho các tổ chức KH&CN; Phát triển nhân lực KH&CN có trình độ cao, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, cán bộ KH&CN đầu ngành. Tích cực xã hội hóa nguồn lực đầu tư KH&CN.

2. Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tư vấn, phản biện, xây dựng và cung cấp luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách, quyết định của tỉnh trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh một cách hiệu quả, góp phần quan trọng và tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng của nền kinh tế.

Trong đó cần tập trung nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển kinh tế, vùng kinh tế, khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, xây dựng mô hình tổ chức sản xuất; tác động theo chuỗi giá trị để phát triển các sản phẩm chủ lực và đặc sản địa phương; phát triển sinh kế cho người dân. Tổng kết thực tiễn, nhất là trong lĩnh vực kinh tế hợp tác, tái cơ cấu nền kinh tế. Nghiên cứu các vấn đề về tiềm năng thế mạnh và môi trường đầu tư, môi trường xã hội của Nghệ An.

Nghiên cứu và ứng dụng trong khoa học quản lý.

Ưu tiên các nhiệm vụ ứng dụng, tiếp thu đổi mới công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường; ứng dụng, chuyển giao các công nghệ hiện đại, công nghệ cao vào quản lý và sản xuất, thúc đẩy hoạt động KH&CN trên địa bàn ngày càng sâu, rộng, hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc để Nghệ An  trở thành Trung tâm KH&CN vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

3. Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ; thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ; phát triển các tổ chức trung gian tư vấn, môi giới công nghệ.

Chủ động mở rộng có trọng điểm hợp tác trong và ngoài nước về KH&CN, thu hút công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện của tỉnh để áp dụng có hiệu quả; tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế và trung ương trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu ứng dụng KH&CN, chia sẻ thông tin, chuyên gia, đổi mới công nghệ, hướng vào giải quyết các mục tiêu ưu tiên của tỉnh. Thu hút chuyên gia, cán bộ KH&CN trong nước và quốc tế, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài tham gia các dự án KH&CN.

4. Tăng cường hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ. Tập trung hỗ trợ hoạt động quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ đối với sản phẩm chủ lực, đặc sản, làng nghề của tỉnh gắn với chương trình OCOP.

5. Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; tập trung nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trọng tâm là sản phẩm sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thành lập các trung tâm ươm tạo, câu lạc bộ khởi nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

Ngành Khoa học và Công nghệ đã đi được một chặng đường 60 năm đầy khó khăn, thử thách nhưng cũng rất vinh quang, từ những thành tựu đã đạt được, chúng ta tin tưởng ngành Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phát huy, đóng góp tích cực, hiệu quả vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước, thực sự là động lực thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Nghệ An./.


 

Th.S Trần Quốc Thành

Giám đốc Sở KH&CN Nghệ An

                Ngày 25 tháng 1O năm 1959 Hội Phổ hiến Khoa học - Kỹ thuật Nghệ (An được thành lập, đây là ngày đánh dấu sự ra đời và trở thành ngày truyền thống của ngành Khoa học và Công nghệ Nghệ An. Từ đó đến nay, tên gọi cơ quan đã nhiều lần thay đổi, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị qua từng thời kỳ: Ban Kỹthuật tỉnh Nghệ An (năm 1961); Ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh Nghệ Tĩnh (năm 1976); (Ủy han Khoa học Kỹ thuật tỉnh Nghệ An (năm 1991); Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường (năm 1993) đến Sở Khoa học và Công nghệ ngày nay (2003).

          Ngày đầu mới thành lập, với muôn vàn khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật vừa ít lại vừa thiếu kinh nghiệm, môi trường hoạt động khoa học còn nhiều hạn chế, nhưng Hội Phổ biến KH-KT và Ban Kỹ thuật tỉnh đã cùng với các ngành, các cấp trong tỉnh quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học, tổ chức giới thiệu, tham quan mô hình và phát động các phong trào thi đua cải tiến kỹ thuật trong sản xuất. Thời kỳ này, tuy hoạt động khoa học và kỹ thuật chưa được triển khai rộng khắp, nhưng đã góp phần quan trọng vào việc đẩy lùi tập quán canh tác lạc hậu, xây dựng nếp làm ăn mới, tiến bộ hơn, góp phần hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.

          Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc nước ta. Nghệ An hiên ngang bước vào cuộc đọ sức trực tiếp với kẻ thù, trở thành nơi đầu sóng ngọn gió, tuyến đầu đánh Mỹ của miền Bắc và hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam. Các hoạt động khoa học kỹ thuật lúc này được chuyển từ thời bình sang thời chiến. Để đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và chiến đấu của tỉnh, Ban Kỹ thuật tỉnh chủ trương một mặt hướng dẫn, giúp đỡ các ngành, các địa phương duy trì, và chuyển hướng các hoạt động KH-KT cho phù hợp với chủ trương chuyển hướng kinh tế của Đảng, đồng thời điều hoà phối hợp lực lượng nghiên cứu các đề tài giải quyết dứt điểm một số vấn đề cấp thiết đối với sản xuất chiến đấu và đời sống trước mắt. Mặt khác, xúc tiến công việc chuẩn bị phục vụ cách mạng kỹ thuật sau chiến tranh như tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn phát triển KH-KT, phát triển tiềm lực KH-KT, tổ chức tiến hành một số công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu KH-KT và quản lý kỹ thuật có ý nghĩa lớn và lâu dài đối với nền kinh tế quốc dân.

          Sau khi Hiệp định Pari được ký kết (27/01/1973), các hoạt động khoa học kỹ thuật của tỉnh tập trung vào nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, giải phóng đồng ruộng, khôi phục lại các cơ sở sản xuất ở các công, nông trường, xí nghiệp để phát triển sản xuất trong điều kiện tạm thời đình chiến, tiếp tục xây dựng về mọi mặt, dồn sức cho tiền tuyến giành thắng lợi hoàn toàn. Có thể khẳng định rằng những hoạt động KH-KT trong thời kỳ 1959-1975 đã đóng góp tích cực vào ổn định sản xuất, góp phần xây dựng hậu phương vững chắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

          Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, 02 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngày 28/01/1976, Ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh Nghệ Tĩnh được thành lập và đến năm 1983 được đổi tên thành Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nghệ Tĩnh. Trong 15 năm nhập tỉnh (1976 - 1990) trong bối cảnh đất nước vừa kết thúc chiến tranh, hoạt động khoa học và kỹ thuật của tỉnh lúc này đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt khó vươn lên, phát huy mọi nguồn lực hiện có, kết hợp với mở rộng quan hệ hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ và nhanh chóng thích ứng với điều kiện hoàn cảnh mới; đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt là tập trung 3 chương trình kinh tế lớn là Chương trình lương thực thực phẩm, Chương trình hàng tiêu dùng và Chương trình hàng xuất khẩu để tạo nhiều sản phẩm cung cấp cho xã hội trong thời kỳ khan hiếm hàng hoá, góp phần giải quyết được những khó khăn trước mắt đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

          Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh chia tách thành 02 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Nghệ An được thành lập. Hoạt động khoa học và kỹ thuật thời kỳ này tập trung hướng vào phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, tạo bước chuyển biến mới trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, làm cơ sở cho việc phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp và các lĩnh vực kinh tế xã hội khác. Đến tháng 11/1993, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nghệ An được chuyển thành Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ngoài các nhiệm vụ như trước đây còn được bổ sung thêm chức năng quản lý môi trường. Hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường của tỉnh đã có sự phát triển rõ nét, nhất là từ sau khi có Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) về "Định hướng chiến lược phát triển KH-CN trong thời kỳ CNH-HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000" khẳng định vai trò động lực của KH&CN đối với sự nghiệp CNH-HĐH và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 1996 - 2000. Ngành đã bám sát nhiệm vụ chính trị, tình hình kinh tế tỉnh đã đi đúng trọng tâm, trọng điểm phục vụ đắc lực cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thông qua triển khai thực hiện 7 chương trình KH&CN trọng điểm thời kỳ 1996-2000.

          Bước sang giai đoạn mới, khi KH&CN phát triển như vũ bão, đưa lại những tiến bộ phi thường; toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, thế giới trở nên "phẳng và không biên giới". Khoa học và công nghệ càng thể hiện là nhân tố "quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước" và đã được thể chế hóa trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị TW 6 khóa XI (năm 2012), Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. Xác định rõ vai trò của KH&CN trong tình hình mới và trên cơ sở định hướng của TW, Nghệ An kịp thời ban hành Nghị quyết 06-NQ/ TU về phát triển KH&CN đến 2020, định hướng đến 2025; UBND tỉnh ban hành quy hoạch phát triển KH&CN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định xây dựng Nghệ An thành Trung tâm KH&CN vùng Bắc Trung bộ, trọng tâm là nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các thành tựu KH&CN và công nghệ cao, đào tạo nhân lực phục vụ sản xuất và đời sống, có tầm ảnh hưởng đến các tỉnh trong khu vực. Nhiều chủ trương, chính sách được ban hành và đi vào thực tiễn cuộc sống, trên các lĩnh vực: truyền thông KH&CN, thị trường KH&CN, sở hữu trí tuệ, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, sáng tạo KH&CN, bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo... Đây là những định hướng, hành lang pháp lý quan trọng, đồng thời thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội đối với nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ.

          Cho đến thời điểm này chúng ta có thể khẳng định rằng, khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, tỉ trọng đóng góp năng suất của nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP của tỉnh, giai đoạn 2001-2014 đạt 25,1% và giai đoạn 2015-2018 đạt 34,9%.

          Trải qua 60 năm, ngành KH&CN tỉnh đã trưởng thành cả về chức năng, nhiệm vụ lẫn bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý. Từ chỗ ban đầu chỉ có 2-3 nhóm nhiệm vụ, với gần 10 cán bộ nhân viên đầu tiên, phần đông còn chưa có trình độ đại học lúc mới thành lập, đến nay Sở KH&CN - là cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND tỉnh làm quản lý Nhà nước về KH&CN, đã được giao đảm nhận trên 20 nhóm nhiệm vụ quản lý nhà nước, có đội ngũ hơn 120 cán bộ công chức, viên chức, KHXH&NV NGHỆ AN - SỔ 10/2019 và người lao động, trong đó trên 90% có trình độ đại học trở lên. Ở các ngành cấp tỉnh có Hội đồng KH&CN ngành và một phòng chuyên môn được giao nhiệm vụ quản lý các hoạt động KH&CN thuộc ngành; Ở các huyện, thành, thị có Hội đồng KH&CN cấp huyện và phòng chuyên môn, cán bộ chuyên trách KH&CN thực hiện công tác quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ KH&CN trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Cùng với sự phát triển của đội ngũ cán bộ, các cơ sở nghiên cứu từng bước được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại góp phần nâng cao năng lực KH&CN của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu, chuyển giao các tiến bộ KH&CN. Dù trong điều kiện thuận lợi hay khó khăn, thời bình hay thời chiến, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành KH&CN đã nỗ lực phấn đấu tham mưu và thực hiện các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực KH&CN. Thực tế 60 năm qua đã chứng minh vị trí, vai trò và hiệu quả của KH&CN đối với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và chúng ta có thể khẳng định rằng:

          - Đã tạo được sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể' và nhân dân về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh.

          - Hoạt động KH&CN luôn bám sát các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, phối hợp đồng bộ với các cấp, các ngành để' xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động sát đúng, triển khai thực hiện kịp thời đáp ứng nhu cầu về phát triển sản xuất, đời sống và mở rộng quan hệ hợp tác KH&CN trong và ngoài nước.

          - Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KH&CN có nhiều đổi mới, nghiên cứu, tổng kết khoa học và thực tiễn cung cấp các luận cứu cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, của tỉnh trong các thời kỳ. Thực hiện tốt việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp, xây dựng, giao thông, các kỹ thuật y cao, hiện đại phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Xây dựng và phát triển các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và năng lượng mới. Các nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH&NV đã mang đến một số nhận thức mới, cách tiếp cận mới, giải pháp mới và thay đổi một số cơ chế chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Công tác phản biện khoa học đối với các cơ chế chính sách, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An được quan tâm. Huy động được trí tuệ của các tổ chức, đội ngũ trí thức KH&CN trong và ngoài tỉnh.

          - Các hoạt động trên các lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ hạt nhân, truyền thông KH&CN, thanh tra KH&CN đã có những đóng góp quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ Nghệ An, giúp cho nhiều doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu; xây dựng kỷ cương, văn minh trong kinh doanh, thương mại, đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

          - Với định hướng lấy doanh nghiệp làm chủ thể, việc xã hội hoá đầu tư cho khoa học và công nghệ được mở rộng, với sự tham gia ngày càng nhiều của các ngành, các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng nhân dân. Hệ thống tổ chức các trung tâm nghiên cứu ứng dụng được cải tiến đổi mới, cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư phát triển. Hiện nay toàn tỉnh có 71 đơn vị là các tổ chức KH&CN trên địa bàn có tham gia hoạt động nghiên cứu triển khai; 1 DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 9 doanh nghiệp KH&CN.

          - Hoạt động KH&CN của các ngành, huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phát triển cả về phạm vi, qui mô ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống, mang lại kết quả thiết thực, nhận thức và khả năng ứng dụng KH&CN của người dân trong thời gian qua tăng lên rõ rệt.

          - Thị trường công nghệ của tỉnh và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bước đầu được hình thành và đạt được những kết quả khả quan.

          - Hợp tác khoa học và công nghệ được chú trọng để tranh thủ sự giúp đỡ về trí tuệ, nhằm triển khai ứng dụng nhanh, có hiệu quả các thành tựu KH&CN. Thông qua các mối quan hệ hợp tác, năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của tỉnh ngày càng được bổ sung, phát triển; hiệu quả chất lượng của công tác nghiên cứu ứng dụng ngày càng được nâng lên, giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc đang đặt ra cho thực tiễn sản xuất và đời sống.

          Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong 60 năm qua, nghiêm túc nhìn lại KH&CN tỉnh nhà vẫn còn những hạn chế: Vai trò quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ của các cấp, các ngành chưa đổi mới kịp so với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Nguồn lực đầu tư cho phát triển KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đóng góp và tác động của KH&CN đến sự phát triển kinh tế xã hội chưa như mong đợi. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp ở Nghệ An nhìn chung còn thấp, năng lực ứng dụng và thu hút dự án ứng dụng công nghệ cao chưa tương xứng với tiềm năng, thị trường công nghệ vẫn còn sơ khai. Sản phẩm hình thành chuỗi giá trị để tạo ra hàng hóa, có quy mô lớn chưa được nhiều, sức lan tỏa thấp. Tính kết nối giữa kết quả hoạt động KHCN với các nguồn lực sự nghiệp kinh tế nhằm nhân rộng mô hình ở một số ngành, huyện, thị chưa tốt và chưa tập trung. Hoạt động sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng chưa phát huy được tác dụng mạnh mẽ, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Hoạt động KH&CN của các ngành và cấp huyện chưa ngang tầm. Đội ngũ cán bộ KH&CN chưa mạnh, thiếu chuyên gia giỏi ở một số ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, lực lượng đội ngũ KH&CN triển khai ứng dụng chưa mạnh.

          Cùng với cả nước, Nghệ An đang thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH trong bối cảnh xu hướng hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng; Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, làm thay đổi bối cảnh toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức to lớn cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Thu hút các nguồn lực, tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ thế giới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn khoảng cách phát triển hoặc tụt hậu ngày càng xa hơn. Do đó, một trong những giải pháp chính để phát triển nền kinh tế - xã hội là phải đặt mối quan tâm đúng mức đến công tác khoa học và công nghệ. Thời gian tới, trước nhu cầu thực tiễn, nắm bắt cơ hội, định hướng khoa học và công nghệ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây nhằm tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng có tính đột phá:

          (1) Đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động khoa học và công nghệ một cách năng động, sáng tạo, hiệu quả, góp phần để "Khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để nâng cao sức mạnh tổng hợp trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh". Vận dụng linh hoạt mọi thuận lợi và khó khăn để phát triển KH&CN gắn với các quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển của tỉnh.

          (2) Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển của tỉnh. Thúc đẩy nhanh lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại. Gắn với ứng dụng thực tiễn, gắn với doanh nghiệp, tạo được một số sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, khối lượng lớn và thương hiệu mạnh từ KH&CN. Ưu tiên đầu tư chuỗi giá trị một số sản phẩm chủ lực và có lợi thế của tỉnh. Tập trung lồng ghép các nguồn lực để tác động khoa học và công nghệ cho một số sản phẩm chiến lược của tỉnh, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và dược liệu. Ưu tiên một số lĩnh vực trọng điểm: nông nghiệp CNC, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và khoa học xã hội và nhân văn. Tập trung nguồn lực nhằm hỗ trợ khai thác tiềm năng miền Tây Nghệ An. Áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và quốc tế đối với sản phẩm hàng hóa của tỉnh để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

          (3) Phát triển thị trường KH&CN, đổi mới công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm KH&CN và các hoạt động xúc tiến thị trường, tìm kiếm, môi giới, mua, bán công nghệ thông qua các hoạt động điểm kết nối cung cầu, hội chợ công nghệ thiết bị, sàn giao dịch thiết bị công nghệ nhằm giới thiệu các công nghệ thiết bị và công nghệ mới cho doanh nghiệp. Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ đối với sản xuất sản phẩm chủ lực của tỉnh. Thí điểm hình thành vườn ươm công nghệ, hỗ trợ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và ươm tạo doanh nghiệp. Phát triển doanh nghiệp KH&CN. Đổi mới sáng tạo bao gồm đổi mới cả sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới tư duy và mô hình kinh doanh theo chuỗi trên cơ sở nền tảng 4.0.

          (4) Tăng cường đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về KH&CN: Rà soát và tham mưu các cơ chế, chính sách phát triển KH&CN. Nâng cao chất lượng đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ưu tiên những đề tài nghiên cứu thiết thực, có chất lượng cao, ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Từng bước triển khai cơ chế khoán đầu ra trong thực hiện các đề tài dự án KH&CN. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả về quản lý của nhà nước đối với tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Đẩy mạnh công tác thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, đặc biệt là các sản phẩm xã hội đang quan tâm như: lương thực thực phẩm, nước, dược phẩm, vật tư nông nghiệp, xăng dầu... Đẩy mạnh hoạt động thẩm định công nghệ, xác lập, khai thác phát triển tài sản trí tuệ và bảo tồn, khai thác, phát triển quỹ gen.

          (5) Nâng cao năng lực truyền thông KH&CN. Đẩy mạnh công tác thống kê KH&CN trên địa bàn phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý.

          (6) Chú trọng phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ để có đủ năng lực tiếp thu, làm chủ công nghệ, thiết bị tiên tiến, nghiên cứu KH&CN đáp ứng yêu cầu phát triển. Thu hút đầu tư, phát huy tiềm lực, xã hội hóa đầu tư cho khoa học và công nghệ.

          (7) Coi trọng xây dựng cơ chế thu hút, tập hợp, khai thác và phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ, đặc biệt là trí tuệ của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, của các cơ quan, các tổ chức khoa học và công nghệ trung ương, kiều bào ở nước ngoài, các chuyên gia của nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh.

 




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Chuyên san KHXH&NV số 10/2019
Ngày xuất bản: Thứ tư - 23/10/2019 23:20
Nội dung:

Ông Lê Hồng Vinh - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng ta đã sớm có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN) đối với sự phát triển kinh tế xã hội; Đồng thời, luôn coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để KH&CN phát triển làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; Coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa hiện đại hóa, điều này được khẳng định và quán triệt trong nhiều văn kiện của Đảng thời kỳ đổi mới.

Trước Đại hội Ban Chấp hành TW Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã xác định cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt trong ba cuộc cách mạng của thời kỳ khôi phục và kiến thiết đất nước sau thống nhất. Tại Đại hội Ban Chấp hành TW Đảng lần thứ VI (1986) coi KH&CN là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội lần thứ VII (1991) khẳng định KH&CN là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội VIII (1996) và Đại hội IX (2001) coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội X (2006) nhấn mạnh vai trò động lực của KH&CN trong phát triển kinh tế tri thức. Đại hội XI (2011) đề ra đường lối đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và KH&CN giữ vai trò then chốt trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Đại hội XII (2016) khẳng định khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại.

Ở Nghệ An, ngày 25 tháng 10 năm 1959, Hội Phổ biến Khoa học Kỹ thuật Nghệ An được thành lập, đánh dấu một mốc quan trọng, khẳng định vị trí của khoa học kỹ thuật đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trải qua quá trình 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Khoa học và Công nghệ đã làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quan trọng định hướng phát triển KH&CN góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về KH&CN từng bước có những đổi mới mang tính đột phá; hiệu lực, hiệu quả quản lý ngày càng được nâng cao. Những nỗ lực không mệt mỏi của ngành đã góp phần quan trọng đưa KH&CN thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà, gắn kết KH&CN với sản xuất và đời sống, có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, KH&CN tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng:

- Nâng cao nhận thức ở các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân về KH&CN; Các sở ban, ngành, huyện, thành, thị đã cụ thể hóa bằng việc ban hành nhiều nghị quyết, chương trình hành động, đề án, kế hoạch ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống phù hợp với phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đã được quan tâm, tiếp tục được mở rộng, góp phần bổ sung kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, lịch sử, xã hội,... Thành tựu khoa học đã góp phần nâng cao dân trí, đưa ra những nhận thức mới, cung cấp luận cứ khoa học để hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Tỷ trọng đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP của tỉnh giai đoạn 2015 - 2018 đạt 34,9%, chứng tỏ mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh đang chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.

- Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN có những đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Tác động KH&CN được triển khai theo chuỗi giá trị của sản phẩm để biến các đặc sản, sản phẩm truyền thống địa phương thành hàng hóa, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, đang dần hướng đến thị trương khu vực và quốc tế. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ yếu của tỉnh đạt mức khá so với cả nước, tốc độ đổi mới công nghệ/thiết bị của tỉnh đạt 15%; sản xuất các sản phẩm chủ yếu của tỉnh được đầu tư đổi mới công nghệ tiến tiến, hiện đại, công nghệ cao. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao đạt 20%. Hoạt động nghiên cứu KH&CN gắn với ứng dụng được đẩy mạnh, lấy doanh nghiệp làm chủ thể trong hoạt động ứng dụng KH&CN, chuyển hướng khắc phục dần đầu tư dàn trải thông qua xác định các lĩnh vực ưu tiên đầu tư.

- Thị trường KH&CN bước đầu được hình thành, một số yếu tố của thị trường bắt đầu xuất hiện, các sản phẩm KH&CN từng bước trở thành hàng hoá, nhu cầu mua, bán công nghệ ngày càng tăng. Hoạt động sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng có bước tiến bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Phong trào sáng tạo KH&CN của các tầng lớp nhân dân được quan tâm, có nhiều đóng góp thiết thực cho sản xuất và đời sống.

- Tiềm lực KH&CN của tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ. Đến nay, toàn tỉnh có 71 đơn vị là các tổ chức KH&CN trên địa bàn có tham gia hoạt động nghiên cứu triển khai. Hợp tác trong nước và quốc tế về KH&CN được triển khai toàn diện, góp phần nâng cao trình độ kiến thức đội ngũ cán bộ KH&CN, giải quyết một số nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh.

Tuy nhiên, đứng trước đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, KH&CN vẫn còn nhiều hạn chế, thách thức: Trình độ tổng thể về KH&CN của tỉnh còn khoảng cách với các thành phố lớn của cả nước và khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Nhận thức về vai trò của KH&CN là động lực nâng cao sức mạnh tổng hợp của nhiều cấp uỷ, chính quyền và doanh nghiệp chưa thật sự đầy đủ; hoạt động KH&CN ở một số địa phương, ngành, doanh nghiệp chưa đúng tầm. Hiệu quả nghiên cứu triển khai một số lĩnh vực chưa cao. Thiếu những cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực trọng điểm nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp tỉnh thông qua các ngành, lĩnh vực có nhiều lợi thế so sánh. Sản phẩm hình thành chuỗi giá trị để tạo ra hàng hóa thật sự, có quy mô lớn chưa được nhiều. Tốc độ đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp còn chậm. Chất lượng nguồn nhân lực KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu cán bộ giỏi về quản lý kinh tế, sâu về chuyên môn công nghệ cao như công nghệ dược, công nghệ chế biến, công nghệ sinh học, thiếu kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đầu tư cho KH&CN, đặc biệt là đầu tư của xã hội còn hạn chế. Tính kết nối giữa triển khai kết quả hoạt động KH&CN với các nguồn lực khác chưa tốt và chưa tập trung.

Đứng trước thời cơ và thách thức trong thời gian tới, nhất là trong giai đoạn đất nước tiến vào cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, để "Khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng để nâng cao sức mạnh tổng hợp trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh", góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020, định hương đến 2025", ngành KH&CN cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và ưu tiên tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền về vai trò, vị trí quan trọng của KH&CN trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội từng ngành và từng địa phương; đưa kế hoạch ứng dụng và phát triển KH&CN trở thành một cấu phần không thể thiếu của quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương.

Đầu tư, nâng cao năng lực hoạt động cho các tổ chức KH&CN; Phát triển nhân lực KH&CN có trình độ cao, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, cán bộ KH&CN đầu ngành. Tích cực xã hội hóa nguồn lực đầu tư KH&CN.

2. Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tư vấn, phản biện, xây dựng và cung cấp luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách, quyết định của tỉnh trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh một cách hiệu quả, góp phần quan trọng và tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng của nền kinh tế.

Trong đó cần tập trung nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển kinh tế, vùng kinh tế, khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, xây dựng mô hình tổ chức sản xuất; tác động theo chuỗi giá trị để phát triển các sản phẩm chủ lực và đặc sản địa phương; phát triển sinh kế cho người dân. Tổng kết thực tiễn, nhất là trong lĩnh vực kinh tế hợp tác, tái cơ cấu nền kinh tế. Nghiên cứu các vấn đề về tiềm năng thế mạnh và môi trường đầu tư, môi trường xã hội của Nghệ An.

Nghiên cứu và ứng dụng trong khoa học quản lý.

Ưu tiên các nhiệm vụ ứng dụng, tiếp thu đổi mới công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường; ứng dụng, chuyển giao các công nghệ hiện đại, công nghệ cao vào quản lý và sản xuất, thúc đẩy hoạt động KH&CN trên địa bàn ngày càng sâu, rộng, hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc để Nghệ An  trở thành Trung tâm KH&CN vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

3. Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ; thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ; phát triển các tổ chức trung gian tư vấn, môi giới công nghệ.

Chủ động mở rộng có trọng điểm hợp tác trong và ngoài nước về KH&CN, thu hút công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện của tỉnh để áp dụng có hiệu quả; tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế và trung ương trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu ứng dụng KH&CN, chia sẻ thông tin, chuyên gia, đổi mới công nghệ, hướng vào giải quyết các mục tiêu ưu tiên của tỉnh. Thu hút chuyên gia, cán bộ KH&CN trong nước và quốc tế, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài tham gia các dự án KH&CN.

4. Tăng cường hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ. Tập trung hỗ trợ hoạt động quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ đối với sản phẩm chủ lực, đặc sản, làng nghề của tỉnh gắn với chương trình OCOP.

5. Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; tập trung nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trọng tâm là sản phẩm sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thành lập các trung tâm ươm tạo, câu lạc bộ khởi nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

Ngành Khoa học và Công nghệ đã đi được một chặng đường 60 năm đầy khó khăn, thử thách nhưng cũng rất vinh quang, từ những thành tựu đã đạt được, chúng ta tin tưởng ngành Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phát huy, đóng góp tích cực, hiệu quả vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước, thực sự là động lực thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Nghệ An./.


 

Th.S Trần Quốc Thành

Giám đốc Sở KH&CN Nghệ An

                Ngày 25 tháng 1O năm 1959 Hội Phổ hiến Khoa học - Kỹ thuật Nghệ (An được thành lập, đây là ngày đánh dấu sự ra đời và trở thành ngày truyền thống của ngành Khoa học và Công nghệ Nghệ An. Từ đó đến nay, tên gọi cơ quan đã nhiều lần thay đổi, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị qua từng thời kỳ: Ban Kỹthuật tỉnh Nghệ An (năm 1961); Ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh Nghệ Tĩnh (năm 1976); (Ủy han Khoa học Kỹ thuật tỉnh Nghệ An (năm 1991); Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường (năm 1993) đến Sở Khoa học và Công nghệ ngày nay (2003).

          Ngày đầu mới thành lập, với muôn vàn khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật vừa ít lại vừa thiếu kinh nghiệm, môi trường hoạt động khoa học còn nhiều hạn chế, nhưng Hội Phổ biến KH-KT và Ban Kỹ thuật tỉnh đã cùng với các ngành, các cấp trong tỉnh quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học, tổ chức giới thiệu, tham quan mô hình và phát động các phong trào thi đua cải tiến kỹ thuật trong sản xuất. Thời kỳ này, tuy hoạt động khoa học và kỹ thuật chưa được triển khai rộng khắp, nhưng đã góp phần quan trọng vào việc đẩy lùi tập quán canh tác lạc hậu, xây dựng nếp làm ăn mới, tiến bộ hơn, góp phần hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.

          Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc nước ta. Nghệ An hiên ngang bước vào cuộc đọ sức trực tiếp với kẻ thù, trở thành nơi đầu sóng ngọn gió, tuyến đầu đánh Mỹ của miền Bắc và hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam. Các hoạt động khoa học kỹ thuật lúc này được chuyển từ thời bình sang thời chiến. Để đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và chiến đấu của tỉnh, Ban Kỹ thuật tỉnh chủ trương một mặt hướng dẫn, giúp đỡ các ngành, các địa phương duy trì, và chuyển hướng các hoạt động KH-KT cho phù hợp với chủ trương chuyển hướng kinh tế của Đảng, đồng thời điều hoà phối hợp lực lượng nghiên cứu các đề tài giải quyết dứt điểm một số vấn đề cấp thiết đối với sản xuất chiến đấu và đời sống trước mắt. Mặt khác, xúc tiến công việc chuẩn bị phục vụ cách mạng kỹ thuật sau chiến tranh như tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn phát triển KH-KT, phát triển tiềm lực KH-KT, tổ chức tiến hành một số công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu KH-KT và quản lý kỹ thuật có ý nghĩa lớn và lâu dài đối với nền kinh tế quốc dân.

          Sau khi Hiệp định Pari được ký kết (27/01/1973), các hoạt động khoa học kỹ thuật của tỉnh tập trung vào nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, giải phóng đồng ruộng, khôi phục lại các cơ sở sản xuất ở các công, nông trường, xí nghiệp để phát triển sản xuất trong điều kiện tạm thời đình chiến, tiếp tục xây dựng về mọi mặt, dồn sức cho tiền tuyến giành thắng lợi hoàn toàn. Có thể khẳng định rằng những hoạt động KH-KT trong thời kỳ 1959-1975 đã đóng góp tích cực vào ổn định sản xuất, góp phần xây dựng hậu phương vững chắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

          Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, 02 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngày 28/01/1976, Ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh Nghệ Tĩnh được thành lập và đến năm 1983 được đổi tên thành Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nghệ Tĩnh. Trong 15 năm nhập tỉnh (1976 - 1990) trong bối cảnh đất nước vừa kết thúc chiến tranh, hoạt động khoa học và kỹ thuật của tỉnh lúc này đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt khó vươn lên, phát huy mọi nguồn lực hiện có, kết hợp với mở rộng quan hệ hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ và nhanh chóng thích ứng với điều kiện hoàn cảnh mới; đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt là tập trung 3 chương trình kinh tế lớn là Chương trình lương thực thực phẩm, Chương trình hàng tiêu dùng và Chương trình hàng xuất khẩu để tạo nhiều sản phẩm cung cấp cho xã hội trong thời kỳ khan hiếm hàng hoá, góp phần giải quyết được những khó khăn trước mắt đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

          Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh chia tách thành 02 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Nghệ An được thành lập. Hoạt động khoa học và kỹ thuật thời kỳ này tập trung hướng vào phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, tạo bước chuyển biến mới trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, làm cơ sở cho việc phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp và các lĩnh vực kinh tế xã hội khác. Đến tháng 11/1993, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nghệ An được chuyển thành Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ngoài các nhiệm vụ như trước đây còn được bổ sung thêm chức năng quản lý môi trường. Hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường của tỉnh đã có sự phát triển rõ nét, nhất là từ sau khi có Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) về "Định hướng chiến lược phát triển KH-CN trong thời kỳ CNH-HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000" khẳng định vai trò động lực của KH&CN đối với sự nghiệp CNH-HĐH và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 1996 - 2000. Ngành đã bám sát nhiệm vụ chính trị, tình hình kinh tế tỉnh đã đi đúng trọng tâm, trọng điểm phục vụ đắc lực cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thông qua triển khai thực hiện 7 chương trình KH&CN trọng điểm thời kỳ 1996-2000.

          Bước sang giai đoạn mới, khi KH&CN phát triển như vũ bão, đưa lại những tiến bộ phi thường; toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, thế giới trở nên "phẳng và không biên giới". Khoa học và công nghệ càng thể hiện là nhân tố "quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước" và đã được thể chế hóa trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị TW 6 khóa XI (năm 2012), Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. Xác định rõ vai trò của KH&CN trong tình hình mới và trên cơ sở định hướng của TW, Nghệ An kịp thời ban hành Nghị quyết 06-NQ/ TU về phát triển KH&CN đến 2020, định hướng đến 2025; UBND tỉnh ban hành quy hoạch phát triển KH&CN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định xây dựng Nghệ An thành Trung tâm KH&CN vùng Bắc Trung bộ, trọng tâm là nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các thành tựu KH&CN và công nghệ cao, đào tạo nhân lực phục vụ sản xuất và đời sống, có tầm ảnh hưởng đến các tỉnh trong khu vực. Nhiều chủ trương, chính sách được ban hành và đi vào thực tiễn cuộc sống, trên các lĩnh vực: truyền thông KH&CN, thị trường KH&CN, sở hữu trí tuệ, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, sáng tạo KH&CN, bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo... Đây là những định hướng, hành lang pháp lý quan trọng, đồng thời thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội đối với nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ.

          Cho đến thời điểm này chúng ta có thể khẳng định rằng, khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, tỉ trọng đóng góp năng suất của nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP của tỉnh, giai đoạn 2001-2014 đạt 25,1% và giai đoạn 2015-2018 đạt 34,9%.

          Trải qua 60 năm, ngành KH&CN tỉnh đã trưởng thành cả về chức năng, nhiệm vụ lẫn bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý. Từ chỗ ban đầu chỉ có 2-3 nhóm nhiệm vụ, với gần 10 cán bộ nhân viên đầu tiên, phần đông còn chưa có trình độ đại học lúc mới thành lập, đến nay Sở KH&CN - là cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND tỉnh làm quản lý Nhà nước về KH&CN, đã được giao đảm nhận trên 20 nhóm nhiệm vụ quản lý nhà nước, có đội ngũ hơn 120 cán bộ công chức, viên chức, KHXH&NV NGHỆ AN - SỔ 10/2019 và người lao động, trong đó trên 90% có trình độ đại học trở lên. Ở các ngành cấp tỉnh có Hội đồng KH&CN ngành và một phòng chuyên môn được giao nhiệm vụ quản lý các hoạt động KH&CN thuộc ngành; Ở các huyện, thành, thị có Hội đồng KH&CN cấp huyện và phòng chuyên môn, cán bộ chuyên trách KH&CN thực hiện công tác quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ KH&CN trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Cùng với sự phát triển của đội ngũ cán bộ, các cơ sở nghiên cứu từng bước được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại góp phần nâng cao năng lực KH&CN của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu, chuyển giao các tiến bộ KH&CN. Dù trong điều kiện thuận lợi hay khó khăn, thời bình hay thời chiến, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành KH&CN đã nỗ lực phấn đấu tham mưu và thực hiện các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực KH&CN. Thực tế 60 năm qua đã chứng minh vị trí, vai trò và hiệu quả của KH&CN đối với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và chúng ta có thể khẳng định rằng:

          - Đã tạo được sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể' và nhân dân về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh.

          - Hoạt động KH&CN luôn bám sát các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, phối hợp đồng bộ với các cấp, các ngành để' xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động sát đúng, triển khai thực hiện kịp thời đáp ứng nhu cầu về phát triển sản xuất, đời sống và mở rộng quan hệ hợp tác KH&CN trong và ngoài nước.

          - Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KH&CN có nhiều đổi mới, nghiên cứu, tổng kết khoa học và thực tiễn cung cấp các luận cứu cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, của tỉnh trong các thời kỳ. Thực hiện tốt việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp, xây dựng, giao thông, các kỹ thuật y cao, hiện đại phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Xây dựng và phát triển các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và năng lượng mới. Các nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH&NV đã mang đến một số nhận thức mới, cách tiếp cận mới, giải pháp mới và thay đổi một số cơ chế chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Công tác phản biện khoa học đối với các cơ chế chính sách, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An được quan tâm. Huy động được trí tuệ của các tổ chức, đội ngũ trí thức KH&CN trong và ngoài tỉnh.

          - Các hoạt động trên các lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ hạt nhân, truyền thông KH&CN, thanh tra KH&CN đã có những đóng góp quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ Nghệ An, giúp cho nhiều doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu; xây dựng kỷ cương, văn minh trong kinh doanh, thương mại, đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

          - Với định hướng lấy doanh nghiệp làm chủ thể, việc xã hội hoá đầu tư cho khoa học và công nghệ được mở rộng, với sự tham gia ngày càng nhiều của các ngành, các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng nhân dân. Hệ thống tổ chức các trung tâm nghiên cứu ứng dụng được cải tiến đổi mới, cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư phát triển. Hiện nay toàn tỉnh có 71 đơn vị là các tổ chức KH&CN trên địa bàn có tham gia hoạt động nghiên cứu triển khai; 1 DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 9 doanh nghiệp KH&CN.

          - Hoạt động KH&CN của các ngành, huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phát triển cả về phạm vi, qui mô ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống, mang lại kết quả thiết thực, nhận thức và khả năng ứng dụng KH&CN của người dân trong thời gian qua tăng lên rõ rệt.

          - Thị trường công nghệ của tỉnh và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bước đầu được hình thành và đạt được những kết quả khả quan.

          - Hợp tác khoa học và công nghệ được chú trọng để tranh thủ sự giúp đỡ về trí tuệ, nhằm triển khai ứng dụng nhanh, có hiệu quả các thành tựu KH&CN. Thông qua các mối quan hệ hợp tác, năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của tỉnh ngày càng được bổ sung, phát triển; hiệu quả chất lượng của công tác nghiên cứu ứng dụng ngày càng được nâng lên, giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc đang đặt ra cho thực tiễn sản xuất và đời sống.

          Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong 60 năm qua, nghiêm túc nhìn lại KH&CN tỉnh nhà vẫn còn những hạn chế: Vai trò quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ của các cấp, các ngành chưa đổi mới kịp so với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Nguồn lực đầu tư cho phát triển KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đóng góp và tác động của KH&CN đến sự phát triển kinh tế xã hội chưa như mong đợi. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp ở Nghệ An nhìn chung còn thấp, năng lực ứng dụng và thu hút dự án ứng dụng công nghệ cao chưa tương xứng với tiềm năng, thị trường công nghệ vẫn còn sơ khai. Sản phẩm hình thành chuỗi giá trị để tạo ra hàng hóa, có quy mô lớn chưa được nhiều, sức lan tỏa thấp. Tính kết nối giữa kết quả hoạt động KHCN với các nguồn lực sự nghiệp kinh tế nhằm nhân rộng mô hình ở một số ngành, huyện, thị chưa tốt và chưa tập trung. Hoạt động sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng chưa phát huy được tác dụng mạnh mẽ, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Hoạt động KH&CN của các ngành và cấp huyện chưa ngang tầm. Đội ngũ cán bộ KH&CN chưa mạnh, thiếu chuyên gia giỏi ở một số ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, lực lượng đội ngũ KH&CN triển khai ứng dụng chưa mạnh.

          Cùng với cả nước, Nghệ An đang thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH trong bối cảnh xu hướng hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng; Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, làm thay đổi bối cảnh toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức to lớn cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Thu hút các nguồn lực, tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ thế giới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn khoảng cách phát triển hoặc tụt hậu ngày càng xa hơn. Do đó, một trong những giải pháp chính để phát triển nền kinh tế - xã hội là phải đặt mối quan tâm đúng mức đến công tác khoa học và công nghệ. Thời gian tới, trước nhu cầu thực tiễn, nắm bắt cơ hội, định hướng khoa học và công nghệ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây nhằm tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng có tính đột phá:

          (1) Đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động khoa học và công nghệ một cách năng động, sáng tạo, hiệu quả, góp phần để "Khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để nâng cao sức mạnh tổng hợp trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh". Vận dụng linh hoạt mọi thuận lợi và khó khăn để phát triển KH&CN gắn với các quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển của tỉnh.

          (2) Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển của tỉnh. Thúc đẩy nhanh lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại. Gắn với ứng dụng thực tiễn, gắn với doanh nghiệp, tạo được một số sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, khối lượng lớn và thương hiệu mạnh từ KH&CN. Ưu tiên đầu tư chuỗi giá trị một số sản phẩm chủ lực và có lợi thế của tỉnh. Tập trung lồng ghép các nguồn lực để tác động khoa học và công nghệ cho một số sản phẩm chiến lược của tỉnh, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và dược liệu. Ưu tiên một số lĩnh vực trọng điểm: nông nghiệp CNC, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và khoa học xã hội và nhân văn. Tập trung nguồn lực nhằm hỗ trợ khai thác tiềm năng miền Tây Nghệ An. Áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và quốc tế đối với sản phẩm hàng hóa của tỉnh để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

          (3) Phát triển thị trường KH&CN, đổi mới công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm KH&CN và các hoạt động xúc tiến thị trường, tìm kiếm, môi giới, mua, bán công nghệ thông qua các hoạt động điểm kết nối cung cầu, hội chợ công nghệ thiết bị, sàn giao dịch thiết bị công nghệ nhằm giới thiệu các công nghệ thiết bị và công nghệ mới cho doanh nghiệp. Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ đối với sản xuất sản phẩm chủ lực của tỉnh. Thí điểm hình thành vườn ươm công nghệ, hỗ trợ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và ươm tạo doanh nghiệp. Phát triển doanh nghiệp KH&CN. Đổi mới sáng tạo bao gồm đổi mới cả sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới tư duy và mô hình kinh doanh theo chuỗi trên cơ sở nền tảng 4.0.

          (4) Tăng cường đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về KH&CN: Rà soát và tham mưu các cơ chế, chính sách phát triển KH&CN. Nâng cao chất lượng đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ưu tiên những đề tài nghiên cứu thiết thực, có chất lượng cao, ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Từng bước triển khai cơ chế khoán đầu ra trong thực hiện các đề tài dự án KH&CN. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả về quản lý của nhà nước đối với tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Đẩy mạnh công tác thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, đặc biệt là các sản phẩm xã hội đang quan tâm như: lương thực thực phẩm, nước, dược phẩm, vật tư nông nghiệp, xăng dầu... Đẩy mạnh hoạt động thẩm định công nghệ, xác lập, khai thác phát triển tài sản trí tuệ và bảo tồn, khai thác, phát triển quỹ gen.

          (5) Nâng cao năng lực truyền thông KH&CN. Đẩy mạnh công tác thống kê KH&CN trên địa bàn phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý.

          (6) Chú trọng phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ để có đủ năng lực tiếp thu, làm chủ công nghệ, thiết bị tiên tiến, nghiên cứu KH&CN đáp ứng yêu cầu phát triển. Thu hút đầu tư, phát huy tiềm lực, xã hội hóa đầu tư cho khoa học và công nghệ.

          (7) Coi trọng xây dựng cơ chế thu hút, tập hợp, khai thác và phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ, đặc biệt là trí tuệ của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, của các cơ quan, các tổ chức khoa học và công nghệ trung ương, kiều bào ở nước ngoài, các chuyên gia của nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh.

 




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây