Ban hành bộ tiêu chí và đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCCOP

Thứ ba - 11/04/2023 03:32 0

Ngày 24/2/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 về việc ban hành bộ tiêu chí và đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm, thay thế Quyết định số 1048/QĐ-TTg. Theo đó,  quy định mới sẽ khắc phục một số hạn chế trong thời gian qua, cụ thể là:

Mỳ ngũ sắc Thuận Hương

Về phân nhóm sản phẩm: Cơ bản giữ 26 bộ sản phẩm như Quyết định số 1048/QĐ-TTg, tuy nhiên, thay đổi các bộ sản phẩm. Cụ thể, bổ sung thêm 3 bộ sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm sinh vật cảnh gồm: hoa, cây cảnh và động vật cảnh.

Về cấu trúc các nội dung đánh giá sản phẩm OCOP: giữ nguyên cấu trúc của bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với 3 phần (sản phẩm và sức mạnh cộng đồng; khả năng tiếp thị; chất lượng sản phẩm). Tuy nhiên, điều chỉnh lại cơ cấu điểm giữa 3 phần thành 40-25-35.

Về nội hàm nội dung của các tiêu chí: đối với sản phẩm tươi sống thì tiêu chí thể hiện là nguồn gốc sản phẩm (thay vì nguyên liệu). Liên kết chuỗi sản xuất được quy định theo khối lượng đầu vào/nguyên liệu đầu vào. Làm rõ yêu cầu về nguồn gốc, ý tưởng sản phẩm theo hướng đặc trưng, nổi trội, bản sắc, trí tuệ địa phương; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn hàng hóa,..

Về bổ sung một số chỉ tiêu mới: bổ sung một số tiêu chí nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và khai thác các giá trị văn hóa của sản phẩm OCOP; khuyến khích sự tham gia của phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số như: sở hữu trí tuệ; tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm; điểm khuyến khích cho chủ thể là nữ/đồng bào dân tộc thiểu số…

Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP mới: hồ sơ đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được sửa đổi theo hướng giảm bớt các biểu mẫu như: phiếu đăng ký sản phẩm tham gia chương trình; phương án sản xuất kinh doanh… Đồng thời, bổ sung “báo cáo tự đánh giá của chủ thể”.

Phân cấp đánh giá: việc đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cũng được phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao; Trung ương đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 5 sao.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/02/2023.

    (Nguyễn Thu Hương)

Quy định của EU về an toàn thực phẩm và sức khoẻ thực vật đối với hàng nhập khẩu nguồn gốc thực vật

*******

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Hiệp định này mở ra cơ hội để tăng cường thương mại giữa EU và Việt Nam. Hiện nay EU đã trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất cho nông sản của Việt Nam, trong đó có mặt hàng rau quả. Tuy vậy, EU lại nằm trong nhóm có tiêu chuẩn quản lý thực phẩm nhập khẩu cao nhất thế giới. Ngoài thủ tục hải quan, hầu hết mọi yêu cầu bắt buộc của EU đối với sản phẩm thực vật nhập khẩu (bao gồm cả rau quả) đều có liên quan đến an toàn thực phẩm và sức khỏe thực vật.

Nguyên tắc chính của luật pháp về thực phẩm của EU:

  • Trách nhiệm đầu tiên đối với an toàn thực phẩm thuộc về cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm (FBO).
  • An toàn thực phẩm được đảm bảo trong suốt chuỗi thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”.
  • Các quy trình đều dựa vào HACCP.
  • Nguyên tắc cẩn trọng: có thể áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro tạm thời để bảo vệ sức khỏe ở mức độ cao mà không phải chờ đợi bằng chứng khoa học.
  • Minh bạch: tham vấn công chúng và thông tin
  • Áp dụng yêu cầu vệ sinh chung cơ bản và yêu cầu cụ thể đối với các nhóm thực phẩm nhất định.
  • Đăng ký hoặc phê duyệt cơ sở thực phẩm.
  • Linh hoạt cho thực phẩm được sản xuất ở vùng xa (ví dụ: vùng núi cao, hải đảo xa xôi, và sản xuất cũng như phương pháp truyền thống). SYMST Việt Nam 8 Quy định của EU về ATTP và Sức khoẻ thực vật đối với thực phẩm nguồn gốc thực vật nhập khẩu Mục tiêu chính của pháp luật EU về thực phẩm
  • Để đảm bảo bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng ở mức độ cao.
  • Để đảm bảo thực hiện công bằng trong thương mại thực phẩm, trong đó có xét đến sức khỏe và phúc lợi động vật, sức khỏe thực vật và môi trường.
  • Để tạo thuận lợi cho thương mại thực phẩm an toàn trên toàn cầu. Yêu cầu chính của Luật thực phẩm chung của EU:
  • Thực phẩm (và thức ăn chăn nuôi) không được mất an toàn, ví dụ như không được gây hại với sức khỏe hoặc không phù hợp để con người tiêu dùng.
  • Việc ghi nhãn, quảng cáo và trình bày đối với thực phẩm không được làm người tiêu dùng hiểu nhầm.
  • Doanh nghiệp thực phẩm phải có khả năng xác định doanh nghiệp đã cung ứng cho mình thực phẩm, nguyên liệu hoặc động vật làm thực phẩm, và xác định doanh nghiệp được mình cung ứng sản phẩm; và cung cấp những thông tin này khi được yêu cầu.
  • Thực phẩm mất an toàn không được phép bán trên thị trường hoặc phải được thu hồi từ người tiêu dùng nếu đã được bán.

Một số thách thức chính về nguyên tắc sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ:

Về trồng trọt: Chi tiết về nguồn gốc hạt giống và cây giống đã được quy định. Ngoài ra, trang trại phải trồng cây họ đậu, để làm giàu đất. Cần lưu ý rằng cây trồng cách mặt đất, bao gồm cả thủy canh, vẫn bị cấm.

Chế biến thực phẩm: Thách thức chính liên quan đến sản xuất và sử dụng hương liệu. Chỉ cho phép những loại hương liệu có nguồn gốc 95% tự nhiên (ví dụ: hương vị vani tự nhiên”).

Ghi nhãn: Có sự linh hoạt hơn về nguồn gốc sản phẩm: sản phẩm có dấu hiệu “Nông nghiệp EU” sẽ được phép có 5% nguyên liệu không có nguồn gốc EU, thay vì 2% như hiện nay.

Hiện nay truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang được các nước triển khai thực hiện, truy xuất giúp doanh nghiệp theo dõi một sản phẩm hay chất dự kiến được đưa vào một loại thực phẩm nào đó thông qua toàn bộ các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Là hệ thống lưu giữ hồ sơ và ghi chép tài liệu của doanh nghiệp thực phẩm để có thể truy xuất hoặc theo dõi đường đi của một sản phẩm hoặc nguyên liệu qua mọi công đoạn của chuỗi thực phẩm. Truy xuất nguồn gốc là nền tảng trong chính sách an toàn thực phẩm của EU. Luật thực phẩm chung của EU đưa ra yêu cầu bắt buộc truy xuất nguồn gốc đối với tất cả các doanh nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Truy xuất nguồn gốc là công cụ quản lý nguy cơ, công cụ này cho phép FBO hoặc cơ quan có thẩm quyền thu hồi sản phẩm từ nhà phân phối hoặc thu hồi từ người tiêu dùng những sản phẩm được xác định là không an toàn. Theo luật của EU, “truy xuất nguồn gốc” nghĩa là khả năng truy xuất và theo dõi bất kỳ thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, động vật làm thực phẩm hoặc chất sẽ được sử dụng để tiêu dùng, thông qua toàn bộ các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Điều này đòi hỏi tất cả các FBO đều phải thực hiện hệ thống truy xuất đặc biệt. Tất cả FBO phải có khả năng xác định sản phẩm của mình từ đâu tới và sẽ đi đâu, và nhanh chóng cung cấp được những thông tin này cho cơ quan có thẩm quyền. Truy xuất nguồn gốc là cách ứng phó với nguy cơ tiềm ẩn đối với thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, để đảm bảo sao cho tất cả sản phẩm thực phẩm đều an toàn cho người tiêu dùng. Điều quan trọng là khi các cơ quan chức năng của quốc gia hoặc doanh nghiệp thực phẩm phát hiện được nguy cơ thì có thể tiến hành truy xuất nguồn gốc để nhanh 9 SYMST Việt Nam Quy định của EU về ATTP và Sức khoẻ thực vật đối với thực phẩm nguồn gốc thực vật nhập khẩu chóng khoanh vùng được vấn đề và ngăn không để sản phẩm nhiễm bẩn đó tới tay người tiêu dùng. Ngoài ra, truy xuất nguồn gốc cho phép thu hồi có mục tiêu các sản phẩm và cung cấp thông tin chính xác cho công chúng, qua đó giảm thiểu đứt gãy thương mại.

Truy xuất nguồn gốc là nền tảng trong chính sách an toàn thực phẩm của EU. Luật thực phẩm chung của EU đưa ra yêu cầu bắt buộc truy xuất nguồn gốc đối với tất cả các doanh nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Truy xuất nguồn gốc là công cụ quản lý nguy cơ, công cụ này cho phép FBO hoặc cơ quan có thẩm quyền thu hồi sản phẩm từ nhà phân phối hoặc thu hồi từ người tiêu dùng những sản phẩm được xác định là không an toàn. Theo luật của EU, “truy xuất nguồn gốc” nghĩa là khả năng truy xuất và theo dõi bất kỳ thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, động vật làm thực phẩm hoặc chất sẽ được sử dụng để tiêu dùng, thông qua toàn bộ các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Điều này đòi hỏi tất cả các FBO đều phải thực hiện hệ thống truy xuất đặc biệt. Tất cả FBO phải có khả năng xác định sản phẩm của mình từ đâu tới và sẽ đi đâu, và nhanh chóng cung cấp được những thông tin này cho cơ quan có thẩm quyền. Truy xuất nguồn gốc là cách ứng phó với nguy cơ tiềm ẩn đối với thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, để đảm bảo sao cho tất cả sản phẩm thực phẩm đều an toàn cho người tiêu dùng. Điều quan trọng là khi các cơ quan chức năng của quốc gia hoặc doanh nghiệp thực phẩm phát hiện được nguy cơ thì có thể tiến hành truy xuất nguồn gốc để nhanh 9 SYMST Việt Nam Quy định của EU về ATTP và Sức khoẻ thực vật đối với thực phẩm nguồn gốc thực vật nhập khẩu chóng khoanh vùng được vấn đề và ngăn không để sản phẩm nhiễm bẩn đó tới tay người tiêu dùng. Ngoài ra, truy xuất nguồn gốc cho phép thu hồi có mục tiêu các sản phẩm và cung cấp thông tin chính xác cho công chúng, qua đó giảm thiểu đứt gãy thương mại.

Sưu tầm

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2034
  • Hôm nay98,802
  • Tháng hiện tại1,529,500
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây