Mô hình khoanh trồng và bảo tồn Cây thuốc Nam tại địa bàn xã Bắc Sơn
Từ lâu, thuốc nam đã được coi là một phương thuốc chữa bệnh lành tính, tiết kiệm và không kém phần hiệu quả. Khối tài sản dược liệu vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho nước ta (trên 3.900 cây làm thuốc, trong đó tại Nghệ An có 962 loài đã và đang có nguy cơ bị tàn phá và suy kiệt nghiêm trọng, nhiều loài quý hiếm có khả năng biến mất hoàn toàn do việc khai thác bừa bãi, trong khi chưa chú ý đến việc bảo tồn và tái sinh. Vì vậy, Quỳ Hợp đã xây dựng mô hình khoanh trồng và bảo tồn Cây thuốc Nam tại địa bàn xã Bắc Sơn để vừa bảo tồn, vừa khai thác giá trị "kho báu" dược liệu mà thiên nhiên ưu đãi để phục vụ việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, mang lại giá trị lợi nhuận để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế, vừa phát huy nguồn cung tại chỗ cho thuốc Nam.
Là địa phương giàu tiềm năng lâm nghiệp, trong đó, nổi bật là các giống cây dược liệu hiếm, quý nên việc bảo tồn, phát triển, tiến tới sản xuất cây dược liệu đang được huyện Quỳ Hợp chú trọng. Năm 2014, mô hình do UBND huyện Quỳ Hợp với sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai mô hình khoanh trồng và bảo tồn Cây thuốc Nam tại địa bàn xã Bắc Sơn triển khai tại HTX nông lâm nghiệp Châu Sơn.
Mô hình khoanh trồng và bảo tồn Cây thuốc Nam tại địa bàn xã Bắc Sơn, huyện Quỳ Hợp được triển khai với nguồn hỗ trợ của Sở KH&CN là 52,050 triệu đồng thông qua việc hỗ trợ giống, công tác phí, giống, phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ cán bộ theo dõi mô hình, văn phòng phẩm, hội thảo…. Thông qua mô hình, đã ký kết hợp đồng với chủ rừng thực hiện mô hình khoanh trồng và bảo tồn cây thuốc Nam với diện tích gần 05 ha, bằng các biện pháp phát dọn rừng bảo tồn những loại cây thuốc Nam đã có sẵn tại khu rừng khoanh nuôi bảo vệ, theo đó sưu tầm mua các loại cây thuốc Nam phù hợp khí hậu thời tiết tại đây ở địa phương khác mà tại khu rừng này chưa có để trồng dắm thêm, hiện tại các loại cây thuốc Nam tại khu rừng này rất phát huy tác dụng tạo điều kiện cho chủ nhân khu rừng vừa là thầy thuốc Nam vừa chăm sóc khoanh nuôi, bảo vệ vừa khai thác thuốc Nam chữa bệnh cho bà con nhân dân đến tìm nguồn thuốc chữa trị. Đây là phương pháp rất cần thiết và hiệu quả để chuyển giao các tiến bộ KHKT mới cho người dân. Việc xây dựng thành công mô hình là cơ sở để huyện tiếp tục triển khai các mô hình nhỏ và tích cực nhân rộng trong sản xuất.
Mô hình khoanh trồng và bảo tồn Cây thuốc Nam tại địa bàn xã Bắc Sơn thành công sau 4 năm vẫn được duy trì áp dụng, phát triển thêm, đồng thời được nhiều người dân ở các địa phương tìm đến để sưu tầm và cất thuốc với ông chủ khoanh nuôi rừng và các Lang Y biết lấy thuốc Nam chữa bệnh cho người dân trên địa bàn. Sau 4 năm triển khai, mô hình đạt kết quả tốt, đã duy trì và nhân rộng, có ý nghĩa kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sản phẩm tiếp tục được khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển. Khó khăn lớn nhất trong thời gian tới là vốn đầu tư đòi hỏi phải có; phải đi ra ngoài địa bàn mới tìm được giống dược liệu khác.
Với sự trăn trở, vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền UBND huyện Quỳ Hợp và sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, hy vọng mô hình sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần đem lại ấm no cho cuộc sống đồng bào các dân tộc huyện Quỳ Hợp.
Tin khác
- Hệ thống dây chuyền máy sản xuất sản phẩm của nhôm
- 2. Hướng dẫn cách tạo mã và in các loại mã số mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa
- Ngành công nghiệp, dịch vụ bắt đầu vực dậy sau dịch Covid-19
- Tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm trong tình hình mới
- Nghệ An xây dựng 3 làng du lịch cộng đồng thành sản phẩm OCOP
- Nghệ An: Tăng cường năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm
- Làng mật mía Khánh Quang tất bật vào Tết
- Diễn Châu đón bằng công nhận làng nghề sản xuất muối Vạn Nam
- Thực trạng và giải pháp phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống huyện Con Cuông thành hàng hóa
- Xây dựng thương hiệu miến Quy Chính xã Vân Diên huyện Nam Đàn - hướng đi bền vững cho sản phẩm truyền thống
- Kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm làng nghề
- Sử dụng tảo Spirulina platensis xử lý nước thải từ làng nghề bún bánh Quy Chính
- Nạn hàng nhái, hàng giả tại Nghệ An: Khó xử lý triệt để
- Nâng cao ý thức xây dựng thương hiệu
- Phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản theo chuỗi ở tỉnh Nghệ An hiện nay
- 4. Phát hiện nhiều bánh kẹo không rõ nguồn gốc ở Đô Lương
- Giá trị công nghiệp tỉnh Nghệ An dự kiến tăng 18,6% trong năm 2020
- Vai trò của các cơ sở du lịch trong phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống Nghệ An
- Thực trạng và giải pháp phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống Nghệ An thành hàng hóa