Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa “Bánh cốm Đông Thuận”
Các hộ dân Làng nghề chế biến bánh cốm Đông Thuận (xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc) đã được thảo luận, thống nhất nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm bánh cốm của mình.
Ngày 5/10/2017, tại xã Nghi Trung, UBND huyện Nghi Lộc phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học lấy ý kiến đóng góp nhãn hiệu tập thể "Bánh cốm Đông Thuận" cho sản phẩm bánh cốm của Làng nghề chế biến bánh cốm Đông Thuận. Tham dự hội thảo có ông Phạm Xuân Cần - Phó Giám đốc Sở KHCN, Nguyễn Đức Thọ - PCT UBND huyện Nghi Lộc cùng đại diện UBND xã Nghi Trung, các hộ dân Làng nghề chế biến bánh cốm Đông Thuận tham dự hội thảo.
Ông Phạm Xuân Cần – Phó giám đốc Sở KHCN Nghệ An giới thiệu mẫu nhãn mác hàng hóa của sản phẩm bánh cốm Đông Thuận.
Tại buổi hội thảo, lãnh đạo UBND huyện Nghi Lộc, UBND xã Nghi Trung và đại diện các hộ dân Làng nghề chế biến bánh cốm Đông Thuận đã thảo luận đóng góp nhiều ý kiến để sửa đổi, bổ sung về lô gô, nhãn mác, bao bì sản phẩm bánh cốm do lãnh đạo Sở KHCN trình bày. Hội thảo đã thống nhất: lô gô sản phẩm hình en líp, có chữ: "Bánh cốm Đông Thuận", có biểu tượng bông lúa và cây mía là hai nguyên liệu chính để làm nên bánh cốm.
Hộ dân làng nghề chế biến bánh cốm Đông Thuận chuẩn bị vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.
Đại diện các hộ dân Làng nghề chế biến bánh cốm Đông Thuận cũng đã thảo luận thống nhất quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể "Bánh cốm Đông Thuận". Nhãn hiệu tập thể "Bánh cốm Đông Thuận" sẽ được đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ. Đồng thời, Hợp tác xã dịch vụ và tổng hợp Nghi Trung sẽ tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm bánh cốm Đông Thuận được lưu thương rộng rãi trên thị trường. Làng nghề chế biến bánh cốm Đông Thuận hiện có 58 hộ làm nghề, thu nhập bình quân đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng./.
Nhật Tuấn
Đài TTTH Nghi Lộc
Tin khác
- Vai trò của các cơ sở du lịch trong phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống Nghệ An
- Thực trạng và giải pháp phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống Nghệ An thành hàng hóa
- Xây dựng thương hiệu miến Quy Chính xã Vân Diên huyện Nam Đàn - hướng đi bền vững cho sản phẩm truyền thống
- Giải pháp quản lý và phát triển hương trầm Quỳ Châu
- Hướng dẫn tính tiền điện online theo cách tính từ ngày 1/12
- Hệ thống dây chuyền tái chế dây nhôm thu hồi phục vụ sửa chữa lưới điện hạ áp nông thôn
- Công viên rác tái chế giữa biển xanh
- “Hai lúa“ suốt 25 năm “nói không” với thuốc trừ sâu
- Người nông dân sáng chế chiếc máy nhiều tính năng
- Chè Nghệ An xuất ngoại nhờ nhãn hiệu tập thể
- Thực trạng và giải pháp phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống huyện Con Cuông thành hàng hóa
- Mô hình khoanh trồng và bảo tồn Cây thuốc Nam tại địa bàn xã Bắc Sơn
- Yên Thành xây dựng thương hiệu mật ong Tràng Kè
- Tôm nõn Diễn Châu - cơ hội vươn xa
- Nhãn hiệu tập thể "cá thu nướng Cửa Lò" – Quá trình xây dựng và triển vọng
- Làm giàu từ mô hình vườn - lúa và chăn nuôi
- Lò đốt sinh học cấp nhiệt sạch, phù hợp sấy nông sản
- Ứng dụng khoa học và công nghệ giúp nâng cao chất lượng 'vàng trắng'
- Nhãn hiệu chứng nhận nước mắn Vạn Phần - Khẳng định thương hiệu nước nắm Diễn Châu