Sản xuất giống – nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa dòng Israel tại Nghệ An
Dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất cá Rô phi lai xa dòng Israel quy mô hàng hóa tại Nghệ An". Do Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An chủ trì triển khai thực hiện dự án; Năm 2019, đã sản xuất thành công giống cá rô phi bằng phương pháp lai xa với tỷ lệ cá rô phi đơn tính đực trên 95%.
Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Nghệ An năm 2019 ước đạt 21.500 ha, trong đó diện tích nuôi ngọt 18.960 ha, nuôi măn 2.540 ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 55.325 tấn, trong đó sản lượng nuôi ngọt đạt 43.581 tấn tấn, sản lượng nuôi mặn lợ đạt 11.744 tấn (Báo cáo tổng kết ngành NN&ptnt tỉnh Nghệ An, năm 2019).
Cá rô phi là một trong những đối tượng nuôi chính, có giá trị kinh tế cao của tỉnh Nghệ An, với nhiều vùng nuôi cá rô phi tập trung quy mô lớn, hiệu quả cao. Chính vì thế, nhu cầu về nguồn cá giống rất lớn; hàng năm cần khoảng 10-15 triệu con...
Mặc dù nhu cầu lớn như vậy nhưng khả năng đáp ứng của các cơ sở sản xuất giống cá rô phi trên địa bàn tỉnh lại rất thấp, chỉ đáp ứng được 25-30 % nhu cầu con giống hàng năm của địa phương. Người nuôi cá phải mua con giống từ nhiều nguồn khác nhau, khó quản lý về chất lượng giống và kiểm dịch. Mặt khác, công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực tại Nghệ An đang áp dụng phương pháp trộn hormone vào thức ăn cho cá bột ăn 21 ngày, có những bất cập như: Tỷ lệ cá hao hụt trong quá trình xử lý hormone cao (thường chỉ đạt 50-55%), tỷ lệ đơn tính đực đạt 90-95%, không thân thiện với môi trường bởi tác động của hormone và cũng có thể là ảnh hưởng của cá chuyển đổi giới tính bằng phương pháp này đối với người tiêu dùng.
Trước thực trạng trên, năm 2019, Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An đã tiếp nhận chuyển giao quy trình kỹ thuật từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I và sản xuất thành công giống cá rô phi đơn tính bằng phương pháp lai xa, triển khai mô hình nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa tại Nghệ An đạt hiệu quả cao. Phương pháp lai xa là phương pháp tạo quần đàn đơn tính đực bằng cách cho lai giữa hai loài: cá đực Oreochromis. aureus và cá cái Oreochromis.niloticus. Phương pháp này mang nhiều tính ưu việt như: Cá đực tạo ra không phải qua 21 ngày xử lý hormone, rút ngắn được thời gian ương từ cá bột lên cá giống 15-20 ngày, tỷ lệ sống của cá giống đạt cao nên đáp ứng được thời vụ thả giống nuôi thương phẩm sớm hơn 15-20 ngày; thân thiện với môi trường, con lai có tốc độ sinh trưởng nhanh. Tuy nhiên việc lai khác loài yêu cầu công tác lưu giữ được dòng bố, mẹ thuần một cách nghiêm ngặt.
Tháng 7, năm 2019, Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An đã tiếp nhận 3.000 con cá cái: rô phi vằn (Oreochromis niloticus) và 2.000 con cá đực: rô phi xanh (Oreochromis aureus) dòng Israel từ Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc – Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 để sản xuất cá giống. Cá bố mẹ sau khi tiếp nhận được nuôi vỗ thành thục cho cá đẻ tự nhiên trong ao với mật độ nuôi 32-35kg/m2 ao. Sau khoảng 15 - 20 ngày, khi phát hiện có cá bột trong ao thì tiến hành cho thu cá bột. Cá bột thu về được lọc để loại bỏ những con có kích thước vượt đàn và các con yếu chết, sau đó cá được ương lên cá giống trong các giai ương, hoặc ao. Khi cá ương được đạt kích cỡ 400 - 500 con/kg là có thể thu hoạch để đảm bảo tỷ lệ sống trong nuôi thương phẩm. Qua vụ thu - đông năm 2019 (từ tháng 8 – tháng 11/2019), đơn vị đã thu được 0,95 triệu con cá giống rô phi đơn tính đực cỡ 400 - 500con/kg.
Với phương pháp này, tỷ lệ cá rô phi đơn tính đực lên đến trên 95%. Bên cạnh đó, phương pháp này không sử dụng hormone, vừa giảm chi phí sản xuất giống, vừa không ảnh hưởng đến môi trường, tạo nguồn thực phẩm an toàn cho xã hội. So với những phương pháp sản xuất giống hiện nay, sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp lai xa có nhiều ưu điểm: tăng tỷ lệ sống từ cá bột lên cá giống đạt trên 80%, tăng tỷ lệ cá rô phi đơn tính đực và tính ổn định cao, tạo ra lượng con giống phong phú cung ứng cho người nuôi thủy sản tạiNghệ An.
Song song với việc sản xuất giống, trong năm 2019 dự án đã tiến hành xây dựng 03 mô hình nuôi thương phẩm từ con giống do dự án tạo ra: 01 mô hình tại Trung tâm giống thủy sản Nghệ An, 01 mô hình tại hộ ông Dương Đăng Tiến – xóm 13- xã Diễn Yên- Huyện Diễn Châu và 01 mô hình tại Công ty TNHH Trường Hưng- xã Quỳnh Văn-huyện Quỳnh Lưu- tỉnh Nghệ An. Các mô hình được triển khai thả giống từ 15/8/2019, cỡ giống thả 2-2,5g/con, mật độ thả 2 com/1m2, thức ăn sử dụng thức ăn viên công nghiệp 26-36% Protein. Sau thời gian nuôi 6 tháng cá đạt kích cỡ bình quân 750 – 800 g/con, năng suất 13 – 13,5 tấn/ha, lợi nhuận đạt 70-80 triệu đồng/ha.
Qua kết quả bước đầu của dự "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất cá Rô phi lai xa dòng Israel quy mô hàng hóa tại Nghệ An ) do Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An chủ trì triển khai thực hiện. Cán bộ kỹ thuật của đơn vị đã làm chủ được công nghệ, nắm chắc kỹ thuật, chủ động trong sản xuất giống. Dự kiến, quy mô sản xuất giống của Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An khi hoàn thiện là 2 triệu con cá giống rô phi đơn tính/năm, phục vụ sản xuất cá rô thương phẩm quy mô hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận. Xét về tính khả thi, quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp lai xa hoàn toàn phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh Nghệ An. Dự án đã góp phần đưa thêm một đối tượng cá nuôi có hiệu quả kinh tế cho xã hội, là cơ sở để nhân rộng mô hình phát triển phong trào sản xuất thủy sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao, bền vững./.
Trần Văn Võ
Hoạt động sản xuất cá giống rô phi lai xa dòng Israel
Mô hình nuôi thương phẩm cá rô phi lai xe dòng Israel
Tin khác
- Khẳng định sứ mệnh của KHCN và đổi mới sáng tạo
- Sở KH&CN Nghệ An tổ chức trao quà người nghèo Tết Tân Sửu 2021
- Hội thảo Góp ý cho các nội dung liên quan đến việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tương Tương Nam Đàn
- Lễ ký kết đầu tư giữa quỹ Vinacapital Ventures và Công ty Cổ phần công nghệ Gostream
- Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025: hình thành hệ sinh thái số
- Tổ chức hội thảo: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình phục hồi và phát triển giống Hồng bản địa Nam Đàn”
- Nghiệm thu dự án: “Ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tại Nghệ An”
- Hợp tác truyền thông Khoa học và công nghệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Nghệ An quảng bá sản phẩm giai đoạn 2021-2025
- Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị Kiểm điểm tập thể lãnh đạo
- Ủy ban nhân dân huyện Quế Phong tổ chức lễ đón nhận văn bằng nhãn hiệu “Chanh leo Quế Phong”
- Cơ chế tài chính cho các nhiệm vụ KHCN: Cần áp dụng khoán toàn phần
- Nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu nguồn gốc ra đời lễ hội Bươn Xao của người Thái tại xã Tiến Kỳ, huyện Tân Kỳ và đề xuất giải pháp phát huy giá trị lễ hội trong phát triển du lịch cộng đồng”
- Hội nghị tổng kết thực hiện chiến lược phát triển công tác thống kê giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Việt Nam ưu tiên 4 lĩnh vực công nghệ trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- Công bố 10 sự kiện KH-CN nổi bật năm 2020
- Nghiệm thu Dự án “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị cây lạc tại Nghệ An”
- Sở Khoa học tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021
- Hội nghị tổng kết hoạt động KH&CN năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021
- Nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình trồng cây dược liệu: Ba kích tím, sa nhân tím, thiên niên kiện, trà hoa vàng tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An”
- Nghiệm thu đề tài: Nghiên cứu dân ca Ví, giặm Nghệ Tĩnh và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc dạy và học hat dân ca Nghệ Tĩnh trong các trường học (giai đoạn 2)