Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng các đặc sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nổi bật trong số các đặc sản là các sản phẩm: cà phê, gạo, chè, hồ tiêu, ca cao, hạt điều, thuỷ sản... và các sản phẩm làng nghề. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang ký kết các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA)... thì các biện pháp trợ cấp, bảo hộ mang tính chất khuyến nông, khuyến công của Nhà nước sẽ dần bị hạn chế, sản phẩm bao gồm các đặc sản của Việt Nam sẽ không còn lợi thế về giá, do đó sẽ bị cạnh tranh gay gắt và quyết liệt không chỉ tại các thị trường xuất khẩu mà còn ngay cả ở thị trường nội địa. Vì vậy, chúng ta cần tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng các đặc sản và các sản phẩm truyền thống để xây dựng chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, các sản phẩm làng nghề có chỗ đứng trên thị trường.
- Thực trạng sản xuất các sản phẩm đặc sản từ các làng nghề truyền thống tại Nghệ An
Bánh đa Đô Lương - 1 trong những đặc sản được người tiêu dùng ưa thích
Nghệ An là một tỉnh có diện tích rộng lớn với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Các sản phẩm đặc sản của Nghệ An được sản xuất bởi các làng nghề truyền thống ở khắp các huyện thành với các chủng loại đa dạng phong phú như: Hương trầm Quỳ Châu, bánh đa Đô Lương, Nhút Thanh Chương, Tương Nam Đàn, rượu nếp Nghi Đức, Cam Vinh, nước mắm Vạn Phần, nước mắm Cửa Hội, chè gay Anh Sơn, mật mía Tân Kỳ; thịt chua, lạp xưởng Quế Phong; Bò giàng Kỳ Sơn, măng ngâm dấm chua ngọt Anh Sơn... Tuy chủng loại phong phú đa dạng nhưng chủ yếu được sản xuất nhỏ lẻ manh mún ở quy mô hộ gia đình, chỉ một số ít sản phẩm được sản xuất ở các làng nghề truyền thống. Xuất phát từ quy mô sản xuất nhỏ lẻ manh mún nên vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và ổn định chất lượng sản phẩm để nâng cao giá trị phẩm cấp cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh nhà nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, ổn định và phát triển bền vững.
Lạp xưởng Quế Phong – 1 món ăn của địa phương đã trở thành đặc sản được nhiều người tiêu dùng sử dụng
2. Giải pháp nâng cao chất lượng các đặc sản và các sản phẩm truyền thống tại địa phương
Chính quyền và các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương cần hỗ trợ thành lập hiệp hội, các tổ chức tập thể về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc sản của địa phương. Chính quyền cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, động viên các hộ gia đình sản xuất các sản phẩm truyền thống, các làng nghề truyền thống tại địa phương tham gia vào tổ chức tập thể,
Kiểm tra, giám sát, kiểm soát chất lượng, nguồn gốc sản phẩm và các hoạt động của các thành viên của tổ chức tập thể nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các thành viên thuộc tổ chức thông qua các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Hỗ các chính sách về ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề, các tổ chức sản xuất các sản phẩm đạt hiệu quả cao như tăng năng suất và giá trị thương phẩm của sản phẩm hàng hóa đặc thù của địa phương.
Hương Trầm Quỳ Châu – Sản phẩm truyền thống có áp dụng các giải pháp khoa học trong sản xuất sản phẩm
Đặc biệt khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học, chú trọng các nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao quy trình công nghệ vào thực tiễn đời sống sản xuất. Sớm triển khai chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm, đăng ký sở hữu trí tuệ,
Tăng cường triển khai quảng bá, phát triển sản phẩm của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị ở các địa phương.
Các hộ gia đình sản xuất các sản phẩm truyền thống, các làng nghề truyền thống tại địa phương muốn xây dựng và phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương, các đoanh nghiệp, đơn vị, làng nghề, hợp tác xã và hộ kinh doanh phải thực hiện đúng các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm của pháp luật. Xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát các điểm phòng ngừa rủi ro về vấn đề chất lượng. Đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tham gia vào các hiệp hội, các tổ chức tập thể để tập trung các hoạt động sản xuất nhằm tăng quy mô sản xuất. Chú trọng vào công tác quản lý chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để nâng giá trị thương phẩm của các sản phẩm đặc sản. Ứng dụng các sáng kiến, cải tiến khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất sản phẩm. Nghiên cứu, cải tiến về mẫu mã, quy cách đóng gói, nội dung ghi nhãn sản phẩm đảm bảo quy định của pháp luật và phù hợp cho mục đích quảng bá, phát triển lồng ghép trong hoạt động du lịch./.
Hoàng Quốc Sơn
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An
Tin khác
- Đa dạng loài cây Dược liệu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tỉnh Nghệ An
- Nghiên cứu phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An
- Các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của người Việt ở Nghệ An
- Ứng dụng chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch biển tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch - Thương mại Nghệ An
- Dấu hiệu nhận biết cam Vinh
- Bánh gai dốc Dừa - Đặc sản Miền tây xứ Nghệ
- Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Nghệ An tri ân các anh hùng liệt sỹ
- Hồ Tùng Mậu: Người con ưu tú với quê hương Nghệ An
- Đa dạng sinh học tại khu vực Puxailaileng
- Độc đáo chiếc cối giã gạo bằng sức nước ở Tây Nghệ An
- Cá nước ngọt Vườn Quốc gia Pù Mát
- Bảo tồn và phát triển một số sản phẩm đặc sản Nghệ An, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa của tỉnh
- Phát triển thương hiệu chè Gay Anh Sơn - hướng đi bền vững
- Quá trình xây dựng, khai thác, phát triển chỉ dẫn địa lý cam “Vinh” tỉnh Nghệ An
- Hương trầm Quỳ Châu - món quà của thiên nhiên và tình người
- Hang đá 'dát vàng' độc đáo ở xứ Nghệ
- Bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ của người Đan Lai ở Con Cuông
- Đồng chí Hồ Tùng Mậu
- Phát triển du lịch cộng đồng miền Tây Nghệ An