Hương trầm Quỳ Châu - món quà của thiên nhiên và tình người
Đến với mỗi vùng miền chúng ta thường tìm hiểu những nét độc đáo, riêng biệt của vùng miền đó. Đến với miền Tây Nghệ An, du khách không chỉ đến với cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nhưng loại cây con đặc sản mà còn được khám phá những nét văn hoá đặc trưng của từng địa phương nơi đây. Về Quỳ Châu, du khách không chỉ được tìm hiểu về thổ cẩm và nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở làng Hoa Tiến, xã Châu Tiến mà còn được tham quan làng nghề sản xuất hương trầm Quỳ Châu nổi tiếng.
Nghề làm hương trầm không phải chỉ là nghề riêng của vùng Quỳ Châu, tuy nhiên sản phẩm hương trầm của Quỳ Châu lại nức tiếng gần xa bởi chất lượng, mùi thơm đặc biệt. Bí quyết làm nên sự nổi tiếng của hương trầm Quỳ Châu chính là sự cần cù, chăm chỉ và thành tâm của người làm hương.
Theo bác Nguyễn Văn Minh - Một nghệ nhân đã gắn bó với nghề làm hương trầm hơn 60 năm nay cho biết: Nghề làm hương có ở Quỳ Châu đã từ lâu lắm rồi. Chất lượng sản phẩm ngày càng được khẳng định. Trải qua thời gian, thương hiệu hương trầm đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh công nhận, số lượng xuất bán ngày càng nhiều vì vậy người làm nghề ngày càng tăng.
Bác Nguyễn Văn Minh - Một nghệ nhân đã gắn bó với nghề làm hương trầm hơn 60 năm
Nguyên liệu làm hương trầm bao gồm các vật liệu chính là bã mía, rễ hương, hoa hồi… Tuỳ mỗi gia đình lại có những bí quyết riêng trong việc chia tỷ lệ hay cho thêm một số chất phụ gia để hương thơm hơn. Tuy nhiên, có một nguyên tắc chung mà những làm nghề ở làng nghề hương trầm Quỳ Châu đề tuân thủ đó là không thêm những chất hoá học trong quá trình làm hương. Nguyên liệu làm hương trầm chủ yếu là mua, phần lớn người dân nơi đây đều lấy công làm lời. Song cái đáng quý, nghề làm hương nơi đây đã tạo ra công ăn việc làm cho mọi thành viên trong gia đình. Tranh thủ mọi thời gian nhàn rỗi, già, trẻ, lớn bé, ai cũng có thể làm được, bất kể ngày, đêm, trời mưa hay trời nắng, nhất là những ngày hè, học sinh được nghỉ học.
Nhãn hiệu tập thể hương trầm Quỳ Châu
Chị Trần Thị Loan - một gia đình làm hương quy mô lớn ở thị trấn Tân Lạc cho biết: Mùa làm hương ở đây chỉ tập trong vào giai đoạn sát tết, từ tháng 10 âm lịch trở đi. Sản phẩm của gia đình được xuất bán không chỉ ở trong tỉnh mà còn ra các tỉnh bạn. Mỗi năm doanh thu gia đình chị đạt khoảng 1,5 tỷ đồng. Để chuẩn bị cho 2 tháng sản xuất hương gia đình chị đã chuẩn bị nguyên liệu từ mấy tháng trước. Hương của gia đình chị chỉ làm bằng những nguyên liệu từ thiên nhiên, không sử dụng hoá chất nên người sử dụng hoàn toàn yên tâm.
Để phát triển hương trầm Quỳ Châu trở thành sản phẩm hàng hoá gắn với nét đặc trưng riêng của vùng đất, để kiểm soát chất lượng sản phẩm, bảo vệ uy tín của sản phẩm, UBND huyện Quỳ Châu đã đăng ký thành công nhãn hiệu tập thể dành cho hương trầm Quỳ Châu. Đây là kết quả của 4 năm kiên trì theo đuổi hoàn thành hồ sơ thủ tục gửi cho Cục Sở hữu trí tuệ, và là thành công bước đầu trong chính sách phát triển hương trầm của huyện Quỳ Châu. Chị Lê Thị Ngọc - Phó phòng Cơ sở Hạ tầng huyện Quỳ Châu - Cán bộ chuyên quản lĩnh vực này cho biết: Hiện trên địa bàn huyện có 6 làng nghề được tỉnh công nhận, 2 làng nghề được huyện công nhận với 200 hộ gia đình sản xuất và 600 lao động sản xuất thường xuyên, số lượng lao động tăng lên vào mùa làm hương.
Nhằm tạo thêm thu nhập ổn đỉnh cho người làm nghề trong suốt cả năm, đa dạng thêm chủng loại hàng hoá, đưa sản phẩm hương của Quỳ Châu ra với thị trường lớn, UBND huyện, các làng nghề và bà con đang triển khai làm thêm một số chủng loại khác như hương thẻ, hương vòng và hương nụ. Đây là những sử dụng thường ngày nên có thể tiêu thụ trong cả năm. Các sản phẩm này đều được sản xuất trên tiêu chí sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên không sử dụng chất hoá học làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Bước đầu, sản phẩm đã được người tiêu dùng sử dụng và cho phản hồi tốt.
Để hương trầm Quỳ Châu bước ra thị trường rộng lớn, để món quà của thiên nhiên và tình người đến với nhiều hơn nữa các gia đình người Việt còn rất cần sự nỗ lực cố gắng của bà con làm nghề cũng như chính quyền chức năng trong sản xuất cũng như quảng bá sản phẩm./.
Hải Yến
Tin khác
- Nghiên cứu phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An
- Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng các đặc sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Phát triển thương hiệu chè Gay Anh Sơn - hướng đi bền vững
- Quá trình xây dựng, khai thác, phát triển chỉ dẫn địa lý cam “Vinh” tỉnh Nghệ An
- Bánh gai dốc Dừa - Đặc sản Miền tây xứ Nghệ
- Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Nghệ An tri ân các anh hùng liệt sỹ
- Hồ Tùng Mậu: Người con ưu tú với quê hương Nghệ An
- Đa dạng sinh học tại khu vực Puxailaileng
- Độc đáo chiếc cối giã gạo bằng sức nước ở Tây Nghệ An
- Nghề làm bánh mướt ở Diễn Châu
- Bảo tồn và phát triển một số sản phẩm đặc sản Nghệ An, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa của tỉnh
- Các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của người Việt ở Nghệ An
- Ứng dụng chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch biển tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch - Thương mại Nghệ An
- Dấu hiệu nhận biết cam Vinh
- Hang đá 'dát vàng' độc đáo ở xứ Nghệ
- Bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ của người Đan Lai ở Con Cuông
- Đồng chí Hồ Tùng Mậu
- Phát triển du lịch cộng đồng miền Tây Nghệ An
- Dấu ấn “FOLKLORE” giữa phố thị