Về các nhân vật được phối thờ tại Đền, chùa Gám ở Yên Thành

Thứ sáu - 26/07/2024 22:13 0
Chùa Gám là công trình kiến trúc tôn giáo thuộc thiền phái Trúc Lâm được nhân dân xây dựng để thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và các chư vị Bồ Tát. Chùa Gám là công trình kiến trúc tôn giáo, được nhân dân xây để thờ phật. Theo cách bố trí trong chùa thì chùa Gám thuộc trường phái đại thừa (cỗ xe lớn - hư không, to lớn phi thường, siêu việt thế gian với thiên, nhân, a-tu-la, và khởi phát, hư không to lớn đủ chỗ dung nạp vô lượng vô số chúng sinh).

Đền chùa Gám khắc đậm sự phát triển bền vững văn hoá, tâm linh Việt Nam trong mỗi người dân huyện lúa anh hùng - Ảnh 4.Chùa Gám (hay còn gọi là Chùa Chí Linh)

Trường phái Đại thừa xuất hiện từ thế kỉ 1 trước hoặc sau công nguyên, bắt nguồn từ Ấn Độ. Tên gọi đại thừa là do tính đa dạng của của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Hình tượng tiêu biểu của đại thừa là Bồ Tát. Tiểu thừa và đại thừa đều bắt nguồn từ Phật thích ca, Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận Tam pháp ấn Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Ðịnh-Tuệ, từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới nhưng khác nhau ở sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng.

Phật Thích Ca Mậu Ni:
Theo truyền thuyết, Thích Ca Mậu Ni là hậu duệ của vương tộc Cam Già nổi tiếng của Ấn Độ thời cổ đại. Phụ thân của ngài là Tịnh Phạn Vương - quốc vương của nước Ca Tì La Vệ (nay nằm ở phía nam là Nê Pan, tiếp giáp với Ấn Độ), mẫu thân là Hoàng Thái Hậu Ma Gia. Thích Ca Mậu Ni giáng thế ngày 8.4 năm thứ 26 đời vua Chiêu Vương nhà Chu (khoảng 565 TCn) tại khu vườn Lâm Tì Ni và được vua đặt tên là Hoàng tử Tất Đạt Đa
Khi Tất Đạt Đa sinh ra có rất nhiều điềm lạ “trên trời, dưới đất đều rung chuyển và có ánh sáng chiếu khắp 10 phương. Có 9 con rồng xoắn phun nước tắm cho ngài, các vị vua cai quản 33 tầng trời cùng thiên thần hòa nhạc tung hoa. Ngài có 32 tướng lạ như: trên đầu có thịt gồ lên, mặt tròn như vành nguyệt, ở dưới trán có hai lông mày giao nhau, có nốt thịt gọi là bạch ngọc hoàn, mũi cao, mắt xanh và sáng quắc, miệng rộng tai dài và dày, ngực đầy đặn có ngấn chữ Vạn”.
Là thái tử của một vương quốc, Tất Đạt Đa đã chứng kiến những hình ảnh tàn khốc, vô tình, bạc nghĩa trong xã hội, mọi người phải chịu những khó khăn, khổ sở của sinh lão, bệnh, tử. Ngài đã từ bỏ cuộc sống sung túc, xuất gia tu hành, mong muốn tìm được sự giải thoát về mặt tinh thần. Năm 29 t ngài quyết tâm xuất gia tu hành khổ hạnh, tự dùng nhiều thế đau đớn, nhọc nhằn để dày vò thân thể cầu mong được giải thoát. Suốt 6 năm, ngài chỉ ăn một hạt gạo, hạt kê nhưng đã không tìm thấy được đạo. TDĐ đến gốc cây Bồ Đề Già Đa trong rừng ngồi vắt chéo chân lên nhau và nhập vào thế giới thiền định. Sau 49 ngày đêm ngồi tĩnh lặng vứt hết mọi thứ, cuối cùng trí tuệ của ngài đã được khai sáng, giác ngộ và ngài được giải thoát năm ngài 35t. Từ đó, ngài bắt đầu truyền giáo, lần thuyết pháp đầu tiên gọi là “sơ chuyển pháp luân” (bắt đầu chuyển bánh xe gấp).
Vào lúc 80 tuổi, trong một lần đi giáo hóa gặp mưa nên ngài đã ngã bệnh nặng. Ngài đi đến khu rừng cây rậm rạp ỏ ven sông để dưỡng bệnh. Ngài nằm nghiêng, đầu hướng về phía bắc, cánh tay phải duỗi thẳng xuống, tay trái chống đàu và nằm nghỉ. Vào nửa đêm, ngài đã trút hơi thở cuối cùng. Ngài nhập niết bàn.
Sau khi ngài tịch diệt, thi thể của ngài được hỏa thiêu, những viên xá lộ của ngài được đệ tử chia làm 8 vạn 4 nghìn phần để thờ ở 8 vạn 4 nghìn ngọn tháp khắp đất nước Ấn Độ. Những lời thuyết pháp của ngài được tập hợp thành những bộ kinh và được truyền bá rộng trên thế giới, đặc biệt là các nước phương đông.
Phật Tam Thế:
Tam thế phật còn có tên đầy đủ là “tam thế thường trụ diệu pháp thân” (tam thế: quá khứ, hiện tại, tương lai; thường trụ: tồn tại không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào, không sinh, không diệt, không thay đổi; diệu: đẹp, sáng, sạch, tinh tế… thoát khỏi phiền não; pháp thân: là cái thân chân thật, cái đạo thế pháp tính). Pháp thân chân thật, đẹp đẽ của đức phật ở cả 3 thời: quá khứ, hiện tại, tương lai, tồn tại vĩnh hằng, không phụ thuộc vào thế giới hữu hình, thời gian, không gian. Thuyết tam thế là một trong những nền móng lý luận của thuyết “nghiệp báo luân hồi của phật giáo”.
Phật Quan Thế Âm:
Quan Thế Âm tên chữ phạn là Avalokilesvara - nghe tiếng kêu cứu của chúng sinh đau khổ trong cuộc đời để cứu vớt. Trong các vị bồ tát, Quan Thế Âm là vị mang nhiều hình tượng nhất và có lẽ được sùng bái nhất, phổ biến nhất trong điện thờ phật giáo. Với pháp lực quyền uy mạnh mẽ, vô lượng vô biên, thiên thủ thiên nhãn, Quan Âm có thể hóa thân thành rất nhiều thân hình khác nhau để thích ứng với mọi hoàn cảnh để giúp đỡ mọi người tránh mọi khổ đau. Tượng quan âm nhiều tay (8, 12, 18, 22, 24...) đều được gọi là quan âm thiên thủ thiên nhãn. Ở nước ta có các dạng quan thế âm phổ biến là: Quan Thế Âm Chuẩn Đề, Quan Thế Âm Tọa Sơn, Quan Thế Âm Tống Tử...
Tại chùa Gám, hiện nay chỉ còn tượng Quan Thế Âm Chuẩn Đề với 24 tay, là một hình tượng nữ nhân của Avalokilesvara, là chuẩn đề phật mẫu - mẹ của chư phật của 700 nghìn vị phật.
Phật Quan thế âm bồ tát được thờ tại Chùa Gám    Ảnh: T.L
          Cũng theo sự ghi nhận, chùa có từ rất lâu, có thể có mãi từ những thập niên 40, 50 thế kỷ thứ 6 thuộc Tiền Lý do Lý Thiên Cương trong cuộc chạy loạn đã về vùng đất này lập trang sinh sống. Mãi đến thời thịnh của nhà Lý, nhà Trần là hai triều đại hoàng kim của Phật giáo Đại Việt thì chắc chắn chùa lại càng được mở rộng và phát triển.
          Đền - chùa Gám tọa lạc trong cùng 1 khuôn viên, là quần thể di tích cổ kính, linh thiêng, có kiến trúc đẹp, độc đáo với những nét chạm khắc tinh xảo, thể hiện sự khéo léo, tinh tế, cùng khát vọng và lòng tôn kính của người xưa đối với công đức của các vị thần, của đức Phật và các bậc tiền nhân. Tại đây còn lưu giữ nhiều đồ tế khí và hiện vật cổ kính, đặc biệt là hệ thống tượng pháp đặc sắc. Do vậy, đền - chùa Gám nằm trong quần thể khu du lịch tâm linh sinh thái rú Gám đã được UBND tỉnh công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh năm 2007 và đã vinh dự được đón nhận bằng Bảo trợ UNESCO của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam năm 2018.
Xung quanh Rú Gám là một quần thể di tích lịch sử, văn hoá, bao gồm khoảng 200 di tích và danh thắng, trong đó có 17 di tích cấp Tỉnh và 17 di tích cấp Quốc gia như: đền thờ Bạch Y công chúa, chùa Yên Thông, (Bạch Y là công chúa con vua Hồ Quý Ly về dựng chùa Yên Thông để tu và mất tại xã Tăng Thành), nghĩa trang liệt sỹ huyện, đền Đức Hoàng (thờ Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn), phủ thờ Trần Đăng Dinh (Phúc Thành), đình Mõ (Hậu Thành), đình Sừng (Lăng Thành), nhà thờ Hồ Tông Thốc (Thọ Thành), Trần Đình Phong (Mã Thành), đền Cả, đình chùa Bảo Lâm, khu lưu niệm đồng chí Phan Đăng Lưu (Hoa Thành), khu di tích Bác Hồ về thăm Vĩnh Thành, đình Hậu (Bắc Thành), đình Trụ Thạch (Lý Thành), đình Trụ Pháp, đình Liên Trì (Liên Thành), khu tưởng niệm 72 chiến sỹ cách mạng bị thực dân Pháp xử bắn trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh 1930-1931 (Mỹ Thành), đền Cố Đá (Vĩnh Thành)… Xung quanh Rú Gám còn là một quần thể danh thắng: Sông Dinh (Văn Thành, Hoa Thành, Thị trấn), Nhà thờ đá, núi đá Bảo Nham (Bảo Thành), hang Mặt trăng (Minh Thành), hang núi lèn Vũ Kỳ dài 2 km là đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn, một số danh thắng nhân tạo như kênh Vách Bắc, đập Vệ Vừng, Mả Tổ, Quận Hài, Nhà trò…
          Nhận thấy quá nhiều sức hấp dẫn về các tiềm năng đã ban tặng cho huyện Yên Thành, Ban thường vụ Huyện uỷ đã quyết định phát triển bền vững Yên Thành bằng cách khơi dậy tiềm năng thiên nhiên, tình yêu quê hương, phát huy các giá trị văn hoá sẵn có đặc biệt là văn hoá tâm linh, thông qua du lịch để quảng bá hình ảnh đất nước và con người Yên Thành nhằm thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài tỉnh.
 

Hồ Thủy

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây