HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Mũi tiêm vaccine COVID-19 thứ ba tăng cường khả năng bảo vệ, kết quả từ Israel
Nội dung:

Hiệu quả bảo vệ của vaccine tăng lên rõ rệt sau mũi tiêm thứ ba, nhưng cần dữ liệu dài hạn hơn trước khi có thể nói rằng việc tiêm mũi thứ ba là chiến lược đúng đắn.

Theo hai nghiên cứu mới, mũi vaccine Pfizer-BioNTech thứ ba giúp làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh ở Israel.


Một người đàn ông Israel chụp ảnh selfie khi tiêm mũi vaccine Pfizer thứ ba tại một trung tâm tiêm chủng ở Ramat Gan, Israel, vào ngày 30/8.

Số ca nhiễm và số ca nhập viện của Israel liên tục tăng kể từ khi biến thể Delta lan rộng. Đầu tháng này, có ngày Israel ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, con số kỷ lục kể từ khi bắt đầu đại dịch. Nhưng nhìn chung, số ca nhiễm mới ở người lớn tuổi bắt đầu chậm lại trong những tuần sau ngày 31/7, khi Israel bắt đầutiêm mũi vaccine RNA thứ bacho những người từ 60 tuổi trở lên - một dấu hiệu cho thấy mũi tiêm tăng cường có thể đang phát huy tác dụng. Vào ngày 29/8, Israel thông báo sẽ mở rộng chương trình tiêm mũi tăng cường cho tất cả người dân từ 12 tuổi trở lên và đã tiêm mũi thứ hai trước đó ít nhất 5 tháng. Hơn 2,1 triệu người đã được tiêm liều thứ ba, theo chính phủ Israel.

David Dowdy, nhà dịch tễ học tại Đại học Johns Hopkins, không ngạc nhiên khi mũi tiêm tăng cường làm giảm khả năng nhiễm bệnh: “Nếu mục tiêu là cung cấp cho ai đó khả năng miễn dịch ngắn hạn với mức độ cao, thì cách tốt nhất là dùng mũi tiêm tăng cường". Các nghiên cứu mới cũng bổ sung thêm bằng chứng các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả chống lại biến thể Delta. Nhưng Dowdy cảnh báo, vì các nghiên cứu mới chỉ có dữ liệu từ một thời gian ngắn sau khi tiêm mũi tăng cường, nên vẫn chưa rõ sự khả năng bảo vệ sẽ kéo dài trong bao lâu.

Các nhà nghiên cứu từ Bộ Y tế Israel và một số trường đại học đã phân tích thông tin của hơn 1,1 triệu người Israel trên 60 tuổi trong cơ sở dữ liệu của Bộ, tìm ra mối tương quan giữa nhiễm COVID-19 trong khoảng thời gian từ ngày 30/7 đến ngày 22/8 với mũi tiêm thứ ba. Họ nhận thấy, 12 ngày sau mũi thứ ba, người được tiêm có nguy cơ nhiễm COVID giảm hơn 10 lần so với những người tiêm hai mũi từ trước. Hiệu quả bảo vệ trở lại mức 95% như sau khi mới tiêm liều thứ hai. Hiệu quả chống lại bệnh nặng thậm chí còn mạnh hơn, giảm nguy cơ 15 lần so với người tiêm hai mũi, nhưng các tác giả báo cáo cảnh báo rằng chỉ có rất ít bệnh nhân mắc bệnh nặng trong dữ liệu, và khung thời gian của nghiên cứu tương đối ngắn, có nghĩa là kết quả có độ không chắc chắn lớn.

Nghiên cứu khác đến từ các nhà nghiên cứu tại KSM Research and Innovation thuộc Maccabi Healthcare Services (MHS), tổ chức chăm sóc sức khỏe (HMO) lớn thứ hai của Israel. Họ đã hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Yale để phát hiện ra hiệu ứng của mũi thứ ba từ hồ sơ sức khỏe của 2,5 triệu thành viên của MHS, tương đương hơn một phần tư dân số Israel.

Nhóm nghiên cứu phân tích kết quả từ 182.076 xét nghiệm PCR được thực hiện trên 153.753 thành viên MHS trên 40 tuổi trong 3 tuần đầu tiên của tháng 8. Sau đó, họ xác định những người đã tiêm mũi thứ ba trong nhóm có kết quả xét nghiệm âm tính và nhóm có kết quả dương tính để ước tính hiệu quả của mũi tiêm này. Từ 7 đến 13 ngày sau khi tiêm mũi thứ ba, nguy cơ có kết quả xét nghiệm dương tính của một người giảm 48% so với người tiêm hai mũi; từ 14 đến 21 ngày sau khi tiêm, nguy cơ giảm 70%. Nghiên cứu của KSM Research không xem xét bệnh nặng mà chỉ xem xét số ca nhiễm mới.

Theo Dowdy, kết quả là một tin tốt, nhưng không chứng minh được việc tiêm rộng rãi mũi thứ ba là một chiến lược khôn ngoan. “Câu hỏi đặt ra đối với mũi thứ ba không phải là khả năng bảo vệ trong thời gian ngắn, mà là khả năng miễn dịch lâu dài trong nhiều tháng sau khi tiêm," Dowdy nói. "Và nếu vậy, khoảng thời gian thích hợp để tiêm mũi thứ ba là bao lâu sau mũi thứ hai?” Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng này, theo Dowdy.

Nhà nghiên cứu Daniel Weinberger từ Yale, người tham gia dẫn dắt nghiên cứu của KSM Research, đồng ý. “Nghiên cứu của chúng tôi xem xét một câu hỏi rất hẹp. Bảo vệ ngắn hạn chỉ là một phần của vấn đề."

Nếu hiệu quả bảo vệ tăng cường của mũi thứ ba giảm đi nhanh chóng, hoặc nếu chiến dịch tiêm mũi ba làm ảnh hưởng đến quá trình tăng cường độ bao phủ của vaccine ở những người chưa tiêm, thì việc tiêm mũi thứ ba sẽ không có tác động lâu dài, theo Dowdy. “Chúng ta cần dữ liệu dài hạn hơn trước khi có thể nói rằng việc tiêm mũi thứ ba là chiến lược đúng đắn.”
Nguồn:

https://www.science.org/content/article/israel-s-covid-19-boosters-are-preventing-infections-new-studies-suggest
https://www.gov.il/BlobFolder/reports/vaccine-efficacy-safety-follow-up-committee/he/files_publications_corona_booster-27082021.pdf



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Mũi tiêm vaccine COVID-19 thứ ba tăng cường khả năng bảo vệ, kết quả từ Israel
Ngày xuất bản: ngày 14 tháng 09 năm 2021
Nội dung:

Hiệu quả bảo vệ của vaccine tăng lên rõ rệt sau mũi tiêm thứ ba, nhưng cần dữ liệu dài hạn hơn trước khi có thể nói rằng việc tiêm mũi thứ ba là chiến lược đúng đắn.

Theo hai nghiên cứu mới, mũi vaccine Pfizer-BioNTech thứ ba giúp làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh ở Israel.


Một người đàn ông Israel chụp ảnh selfie khi tiêm mũi vaccine Pfizer thứ ba tại một trung tâm tiêm chủng ở Ramat Gan, Israel, vào ngày 30/8.

Số ca nhiễm và số ca nhập viện của Israel liên tục tăng kể từ khi biến thể Delta lan rộng. Đầu tháng này, có ngày Israel ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, con số kỷ lục kể từ khi bắt đầu đại dịch. Nhưng nhìn chung, số ca nhiễm mới ở người lớn tuổi bắt đầu chậm lại trong những tuần sau ngày 31/7, khi Israel bắt đầutiêm mũi vaccine RNA thứ bacho những người từ 60 tuổi trở lên - một dấu hiệu cho thấy mũi tiêm tăng cường có thể đang phát huy tác dụng. Vào ngày 29/8, Israel thông báo sẽ mở rộng chương trình tiêm mũi tăng cường cho tất cả người dân từ 12 tuổi trở lên và đã tiêm mũi thứ hai trước đó ít nhất 5 tháng. Hơn 2,1 triệu người đã được tiêm liều thứ ba, theo chính phủ Israel.

David Dowdy, nhà dịch tễ học tại Đại học Johns Hopkins, không ngạc nhiên khi mũi tiêm tăng cường làm giảm khả năng nhiễm bệnh: “Nếu mục tiêu là cung cấp cho ai đó khả năng miễn dịch ngắn hạn với mức độ cao, thì cách tốt nhất là dùng mũi tiêm tăng cường". Các nghiên cứu mới cũng bổ sung thêm bằng chứng các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả chống lại biến thể Delta. Nhưng Dowdy cảnh báo, vì các nghiên cứu mới chỉ có dữ liệu từ một thời gian ngắn sau khi tiêm mũi tăng cường, nên vẫn chưa rõ sự khả năng bảo vệ sẽ kéo dài trong bao lâu.

Các nhà nghiên cứu từ Bộ Y tế Israel và một số trường đại học đã phân tích thông tin của hơn 1,1 triệu người Israel trên 60 tuổi trong cơ sở dữ liệu của Bộ, tìm ra mối tương quan giữa nhiễm COVID-19 trong khoảng thời gian từ ngày 30/7 đến ngày 22/8 với mũi tiêm thứ ba. Họ nhận thấy, 12 ngày sau mũi thứ ba, người được tiêm có nguy cơ nhiễm COVID giảm hơn 10 lần so với những người tiêm hai mũi từ trước. Hiệu quả bảo vệ trở lại mức 95% như sau khi mới tiêm liều thứ hai. Hiệu quả chống lại bệnh nặng thậm chí còn mạnh hơn, giảm nguy cơ 15 lần so với người tiêm hai mũi, nhưng các tác giả báo cáo cảnh báo rằng chỉ có rất ít bệnh nhân mắc bệnh nặng trong dữ liệu, và khung thời gian của nghiên cứu tương đối ngắn, có nghĩa là kết quả có độ không chắc chắn lớn.

Nghiên cứu khác đến từ các nhà nghiên cứu tại KSM Research and Innovation thuộc Maccabi Healthcare Services (MHS), tổ chức chăm sóc sức khỏe (HMO) lớn thứ hai của Israel. Họ đã hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Yale để phát hiện ra hiệu ứng của mũi thứ ba từ hồ sơ sức khỏe của 2,5 triệu thành viên của MHS, tương đương hơn một phần tư dân số Israel.

Nhóm nghiên cứu phân tích kết quả từ 182.076 xét nghiệm PCR được thực hiện trên 153.753 thành viên MHS trên 40 tuổi trong 3 tuần đầu tiên của tháng 8. Sau đó, họ xác định những người đã tiêm mũi thứ ba trong nhóm có kết quả xét nghiệm âm tính và nhóm có kết quả dương tính để ước tính hiệu quả của mũi tiêm này. Từ 7 đến 13 ngày sau khi tiêm mũi thứ ba, nguy cơ có kết quả xét nghiệm dương tính của một người giảm 48% so với người tiêm hai mũi; từ 14 đến 21 ngày sau khi tiêm, nguy cơ giảm 70%. Nghiên cứu của KSM Research không xem xét bệnh nặng mà chỉ xem xét số ca nhiễm mới.

Theo Dowdy, kết quả là một tin tốt, nhưng không chứng minh được việc tiêm rộng rãi mũi thứ ba là một chiến lược khôn ngoan. “Câu hỏi đặt ra đối với mũi thứ ba không phải là khả năng bảo vệ trong thời gian ngắn, mà là khả năng miễn dịch lâu dài trong nhiều tháng sau khi tiêm," Dowdy nói. "Và nếu vậy, khoảng thời gian thích hợp để tiêm mũi thứ ba là bao lâu sau mũi thứ hai?” Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng này, theo Dowdy.

Nhà nghiên cứu Daniel Weinberger từ Yale, người tham gia dẫn dắt nghiên cứu của KSM Research, đồng ý. “Nghiên cứu của chúng tôi xem xét một câu hỏi rất hẹp. Bảo vệ ngắn hạn chỉ là một phần của vấn đề."

Nếu hiệu quả bảo vệ tăng cường của mũi thứ ba giảm đi nhanh chóng, hoặc nếu chiến dịch tiêm mũi ba làm ảnh hưởng đến quá trình tăng cường độ bao phủ của vaccine ở những người chưa tiêm, thì việc tiêm mũi thứ ba sẽ không có tác động lâu dài, theo Dowdy. “Chúng ta cần dữ liệu dài hạn hơn trước khi có thể nói rằng việc tiêm mũi thứ ba là chiến lược đúng đắn.”
Nguồn:

https://www.science.org/content/article/israel-s-covid-19-boosters-are-preventing-infections-new-studies-suggest
https://www.gov.il/BlobFolder/reports/vaccine-efficacy-safety-follow-up-committee/he/files_publications_corona_booster-27082021.pdf



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây