HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Ô nhiễm, nhiệt độ tăng làm giảm khả năng thụ thai, tăng sinh non
Nội dung:

Hàng loạt nghiên cứu mới nhất cho biết hiện tượng nóng lên toàn cầu và ô nhiễm không khí đang gây ra nhiều ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của phụ nữ có thai, thai nhi và trẻ sơ sinh trên toàn thế giới.


Ô nhiễm, nhiệt độ tăng làm giảm khả năng thụ thai, tăng sinh non - Ảnh 1.

Một phụ nữ bế con thoát khỏi ngôi làng đang bốc cháy vì trận cháy rừng ở Hy Lạp - Ảnh: AFP

Báo The Guardian trích 6 nghiên cứu mới nhất được công bố trên số đặc biệt của tạp chí khoa học Paediatric and Perinatal Epidemiology về mối liên hệ giữa sức khỏe của phụ nữ mang thai, thai nhi và trẻ sơ sinh trên khắp thế giới và ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu.

Theo đó, công trình nghiên cứu mối liên hệ giữa hiện tượng nóng lên toàn cầu và tình trạng tăng cân nhanh chóng ở trẻ sơ sinh được thực hiện trên 200.000 trẻ sơ sinh ở Israel cho biết nhiệt độ môi trường tăng cao trong thời kỳ mang thai có liên quan đến việc tăng cân nhanh ở trẻ sơ sinh, làm tăng nguy cơ béo phì khi trẻ lớn lên.

Ngoài ra, nhiệt độ tăng cao cũng liên quan đến nguy cơ sinh non, làm tăng tỉ lệ nhập viện ở trẻ nhỏ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe suốt đời của trẻ.

Công trình nghiên cứu được thực hiện vào cuối năm 2021 ở bang California (Mỹ) trên 2 triệu ca sinh nở, 40% trong số đó là phụ nữ mang thai sống trong phạm vi bán kính 24km gần các đám cháy rừng.

Kết quả cho thấy việc người mẹ phải sống trong môi trường nhiệt độ tăng cao và tiếp xúc với khói từ các đám cháy trong thời kỳ mang thai làm tăng gấp đôi nguy cơ hở thành bụng bẩm sinh - dị tật bẩm sinh của thành bụng khiến ruột và một số cơ quan khác của trẻ bị thoát ra ngoài qua một cái lỗ bên cạnh rốn.

Các vụ cháy rừng gây ô nhiễm không khí có khả năng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi. Đối với những bà mẹ sống gần các đám cháy rừng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ tăng đến 28%.

“Mức độ phơi nhiễm của con người với các vụ cháy rừng được dự đoán sẽ gia tăng trong những thập kỷ tới. Do đó, hiểu biết thấu đáo về các tác động tiêu cực của nạn cháy rừng và hiện tượng nóng lên toàn cầu đến sức khỏe là rất quan trọng”, giáo sư Bo Young Park, công tác tại ĐH California, khẳng định.

Ở Úc, nghiên cứu được thực hiện trên 1 triệu phụ nữ mang thai sống ở những khu vực nóng nhất của bang New South Wales kết luận nguy cơ sinh non của họ lên đến hơn 16%. Được biết đây là lần đầu tiên tình trạng này được ghi nhận tại một vùng ôn đới của quốc gia này.

Rủi ro tương tự cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu được thực hiện ở bang Texas và California, Mỹ.

Bên cạnh hiện tượng nóng lên toàn cầu, sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu hóa thạch, ngay cả ở mức độ thấp, cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Sau đánh giá tác động của không khí ô nhiễm đối với 10.000 cặp vợ chồng đang cố gắng thụ thai tự nhiên, giới nghiên cứu Đan Mạch kết luận tình trạng ô nhiễm bụi mịn làm giảm khoảng 8% khả năng thụ thai.

Tình trạng này nghiêm trọng hơn ở Trung Quốc, quốc gia có mức độ ô nhiễm bụi mịn gấp 5 lần Đan Mạch, ghi nhận ô nhiễm không khí làm giảm 20% khả năng thụ thai tự nhiên của 18.000 cặp vợ chồng tham gia nghiên cứu.

Giáo sư Israel Gregory Wellenius, công tác tại ĐH Boston (Mỹ), nhận định 6 nghiên cứu trên có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức của thế giới về những ảnh hưởng ngày càng rõ rệt của khủng hoảng khí hậu đối với sức khỏe con người.




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Ô nhiễm, nhiệt độ tăng làm giảm khả năng thụ thai, tăng sinh non
Ngày xuất bản: ngày 20 tháng 01 năm 2022
Nội dung:

Hàng loạt nghiên cứu mới nhất cho biết hiện tượng nóng lên toàn cầu và ô nhiễm không khí đang gây ra nhiều ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của phụ nữ có thai, thai nhi và trẻ sơ sinh trên toàn thế giới.


Ô nhiễm, nhiệt độ tăng làm giảm khả năng thụ thai, tăng sinh non - Ảnh 1.

Một phụ nữ bế con thoát khỏi ngôi làng đang bốc cháy vì trận cháy rừng ở Hy Lạp - Ảnh: AFP

Báo The Guardian trích 6 nghiên cứu mới nhất được công bố trên số đặc biệt của tạp chí khoa học Paediatric and Perinatal Epidemiology về mối liên hệ giữa sức khỏe của phụ nữ mang thai, thai nhi và trẻ sơ sinh trên khắp thế giới và ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu.

Theo đó, công trình nghiên cứu mối liên hệ giữa hiện tượng nóng lên toàn cầu và tình trạng tăng cân nhanh chóng ở trẻ sơ sinh được thực hiện trên 200.000 trẻ sơ sinh ở Israel cho biết nhiệt độ môi trường tăng cao trong thời kỳ mang thai có liên quan đến việc tăng cân nhanh ở trẻ sơ sinh, làm tăng nguy cơ béo phì khi trẻ lớn lên.

Ngoài ra, nhiệt độ tăng cao cũng liên quan đến nguy cơ sinh non, làm tăng tỉ lệ nhập viện ở trẻ nhỏ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe suốt đời của trẻ.

Công trình nghiên cứu được thực hiện vào cuối năm 2021 ở bang California (Mỹ) trên 2 triệu ca sinh nở, 40% trong số đó là phụ nữ mang thai sống trong phạm vi bán kính 24km gần các đám cháy rừng.

Kết quả cho thấy việc người mẹ phải sống trong môi trường nhiệt độ tăng cao và tiếp xúc với khói từ các đám cháy trong thời kỳ mang thai làm tăng gấp đôi nguy cơ hở thành bụng bẩm sinh - dị tật bẩm sinh của thành bụng khiến ruột và một số cơ quan khác của trẻ bị thoát ra ngoài qua một cái lỗ bên cạnh rốn.

Các vụ cháy rừng gây ô nhiễm không khí có khả năng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi. Đối với những bà mẹ sống gần các đám cháy rừng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ tăng đến 28%.

“Mức độ phơi nhiễm của con người với các vụ cháy rừng được dự đoán sẽ gia tăng trong những thập kỷ tới. Do đó, hiểu biết thấu đáo về các tác động tiêu cực của nạn cháy rừng và hiện tượng nóng lên toàn cầu đến sức khỏe là rất quan trọng”, giáo sư Bo Young Park, công tác tại ĐH California, khẳng định.

Ở Úc, nghiên cứu được thực hiện trên 1 triệu phụ nữ mang thai sống ở những khu vực nóng nhất của bang New South Wales kết luận nguy cơ sinh non của họ lên đến hơn 16%. Được biết đây là lần đầu tiên tình trạng này được ghi nhận tại một vùng ôn đới của quốc gia này.

Rủi ro tương tự cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu được thực hiện ở bang Texas và California, Mỹ.

Bên cạnh hiện tượng nóng lên toàn cầu, sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu hóa thạch, ngay cả ở mức độ thấp, cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Sau đánh giá tác động của không khí ô nhiễm đối với 10.000 cặp vợ chồng đang cố gắng thụ thai tự nhiên, giới nghiên cứu Đan Mạch kết luận tình trạng ô nhiễm bụi mịn làm giảm khoảng 8% khả năng thụ thai.

Tình trạng này nghiêm trọng hơn ở Trung Quốc, quốc gia có mức độ ô nhiễm bụi mịn gấp 5 lần Đan Mạch, ghi nhận ô nhiễm không khí làm giảm 20% khả năng thụ thai tự nhiên của 18.000 cặp vợ chồng tham gia nghiên cứu.

Giáo sư Israel Gregory Wellenius, công tác tại ĐH Boston (Mỹ), nhận định 6 nghiên cứu trên có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức của thế giới về những ảnh hưởng ngày càng rõ rệt của khủng hoảng khí hậu đối với sức khỏe con người.




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây