HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trong bể
Nội dung:

Dù mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhưng nghề nuôi tôm hùm đang có những tác động tiêu cực đến môi trường biển. Để vừa đảm bảo sản lượng vừa bảo vệ môi trường, các nhà nghiên cứu của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc đã nhận chuyển giao và hoàn thiện công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trong bể trên bờ quy mô hàng hóa tại vùng bãi ngang tỉnh Phú Yên.

 

Mô hình nuôi tôm thương phẩm trong bể xi măng mà Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc triển khai. Ảnh: Đắc Lộc.
Mô hình nuôi tôm thương phẩm trong bể xi măng mà Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc triển khai. Ảnh: Đắc Lộc.

 

Mô hình nuôi tôm hùm trên bờ đầu tiên

Tháng 5/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra dự thảo đề án ‘Phát triển sản xuất, xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025' với mục tiêu, tổng sản lượng tôm hùm nuôi đạt 3.000 tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD; từng bước hình thành các vùng sản xuất và xuất khẩu tôm hùm trọng điểm. Cùng với sản lượng này, vấn đề liên quan đến môi trường cũng được nhấn mạnh như vùng nuôi được kiểm soát môi trường, dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn lao động.

Có lẽ, Bộ Nông nghiệp và nông thôn có lý do để đưa ra mục tiêu lớn như vậy, dù ở thời điểm hiện tại, sản lượng tôm hùm thương phẩm trên cả nước mới đạt 1.800 tấn/năm (2019) với hơn 190.000 lồng nuôi (gồm thương phẩm và giống). Lý do này có lẽ một phần bắt nguồn từ việc Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc đã triển khai thành công mô hình nuôi thương phẩm tôm hùm trong bể trên bờ quy mô hàng hóa ở Phú Yên bằng công nghệ RAS (tuần toàn nước) do Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III chuyển giao. Đây là dự án quy mô cấp Nhà nước do Văn phòng Chương trình Quốc gia (Bộ KH&CN) đầu tư với mục đích xây dựng ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường…

Cũng cần nói rằng đây là dự án nuôi tôm trên bờ đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Vì sao vậy? Bởi khác với tôm thẻ, tôm sú hay cua, ghẹ… tôm hùm khó nuôi, chỉ sống và phát triển được ở vùng biển nước sạch, lưu thông thường xuyên, lồng được đặt chìm xuống nước từ 10-20m để đảm bảo mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát. Thức ăn của tôm hùm phải tươi, từ cá, cua, ốc… Trung bình, để nuôi được 1kg tôm hùm, người dân mất khoảng 15 kg thức ăn.

"Với hàng triệu con tôm hùm thì thử hỏi, có bao nhiêu tấn cua, cá,… đã được rải xuống biển và phần không tiêu thụ hết đọng vào các rạn san hô, gây ra ô nhiễm nghiêm trọng vùng biển này" – chị Trần Thị Lưu, cán bộ nghiên cứu của công ty TNHH Đắc Lộc nói trong tiếc nuối. Bởi vậy, nếu như mấy năm trước, lồng nuôi còn đặt gần bờ thì giờ đây, càng lúc lồng càng được đưa ra xa bờ, tìm đến những vùng nước sạch mới. Nếu đến một ngày, tất cả những vùng biển đều bị ô nhiễm thì người dân có thể nuôi tôm ở đâu và liệu rằng tôm hùm có cơ hội để trở thành sản phẩm xuất khẩu đến năm 2025 hay không?

Khi dự án nuôi tôm hùm thương phẩm trên bờ được triển khai, đã có không ít người dân lắc đầu: "Bởi làm sao mà nuôi được trên bờ, làm sao đảm bảo cho nước sạch?, khi mà thời gian phát triển của tôm hùm kéo dài từ 12-18 tháng chứ không phải vài ba tháng như tôm thẻ hay tôm sú".

Nhưng công nghệ RAS (tuần hoàn nước) mà Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III nghiên cứu và nội địa hóa đã được triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Thành công của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc ở quy mô thương phẩm tạo ra một hướng đi mới cho nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam giúp kiểm soát được môi trường nuôi, kiểm soát dịch bệnh, không bị ảnh hưởng thời tiết, dễ dàng trong quá trình vận hành chăm sóc.

Để tôm hùm phát triển trong môi trường nhân tạo, yếu tố tiên quyết là nước phải sạch, nhiệt độ ở mức từ 25-30 độ C, độ mặn 28 – 33%, có dòng chảy lưu thông như ngoài biển. Vì vậy, hệ thống được thiết kế thành một vòng tuần hoàn với bể nuôi và bể lọc sinh học, đảm bảo nguyên tắc, bể nuôi cao hơn bể lọc. Bể có thể là bể xi măng, composite hoặc bể nổi (bạt khung sắt). Các thiết bị phụ trợ đi kèm trong hệ tuần hoàn là trống lọc, skimmer…

Chị Trần Thị Lưu mô tả về quy trình xử lý của RAS: "Nước từ bể nuôi đi qua trống lọc, chất bẩn được tách ra còn nước được đẩy sang bể lọc sinh học. Tại đây, các vi sinh vật giúp chuyển hóa chất độc hại có thể gây bệnh cho tôm thành các chất không có hại, ví dụ như chuyển hóa ammoniac sang NO2, NO3, skimmer có tác dụng tách các protein lơ lửng còn lại, …Ở bước cuối cùng, nước sạch được đẩy sang hệ thống làm mát và tia UV để diệt khuẩn, đảm bảo các yếu tố về nhiệt độ, và các chỉ tiêu lý hóa trước khi quay trở lại bể nuôi". Với mô hình xử lý tuần hoàn như vậy, nước trong bể nuôi được đảm bảo thuận lợi cho tôm hùm phát triển.

Cơ hội mới cho nghề nuôi tôm hùm

Sau thời gian nuôi 10 - 12 tháng, tôm hùm xanh có thể đạt cỡ 350 gram/con. Sau 16 - 18 tháng nuôi tôm hùm bông có thể đạt 700 gram/con. Tỉ lệ sống đạt khoảng 75%. Tôm có màu sắc đẹp, năng suất có thể đạt 4-5 kg/m3.

"Kết quả này giúp chúng tôi mạnh dạn khẳng định có thể triển khai việc nuôi tôm hùm trong bể trên bờ" – chị Trần Thị Lưu nói.

Ngoài ra, việc nuôi tôm trong bể giúp người dân có thể chủ động được thời gian nuôi, thời điểm bán, năng suất, thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. "Nếu như nuôi lồng ngoài biển nặng nhọc, chỉ đàn ông mới làm được, do hàng ngày phải lặn sâu xuống nước để kiểm tra, cho ăn, thì với mô hình nuôi trên bờ, ai cũng có thể đảm nhận công việc này" – chị Lưu nói thêm.

Cũng trong mô hình này, Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc đã lần đầu áp dụng loại thức ăn công nghiệp dành cho tôm hùm do TS Mai Duy Minh – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III sản xuất. Thức ăn viên được cho ăn ngày hai lần vào 6-7 giờ và 18-19 giờ với tỉ lệ cho ăn khoảng 2% trọng lượng thân. Do thức ăn chưa hoàn thiện 100% nên mỗi tuần tôm được cho ăn bổ sung hai bữa thức ăn tươi.

Nhóm nghiên cứu tại Công ty Đắc Lộc cho rằng, thức ăn viên hoàn toàn phù hợp với mô hình nuôi trong bể trên bờ, vì dễ dàng quan sát và nắm được mức độ ăn của tôm và điều chỉnh cho hợp lý. Trong khi đó, việc đưa thức ăn viên trong môi trường biển tự nhiên khó khả thi do thức ăn dễ dàng tan trong nước và lắng xuống khiến tôm hùm trong lồng khó tiếp cận hơn so với tôm, cua… được cắt miếng to. Điều này góp phần hoàn thiện quy trình nuôi tôm hùm trên bờ.

Tính đến tới điểm này, dự án nuôi tôm hùm thương phẩm mà Công ty TNHH thủy sản Đắc Lộc đã thành công bước đầu. Tuy nhiên về đường dài có thể đưa mô hình này vào thực tế và trở thành nghề mới cho người dân Phú Yên và các vùng khác vẫn cần nhiều thời gian để thay đổi thói quen, tập quán của người dân, nhất là trong điều kiện, chi phí đầu tư ban đầu rất lớn.

Chị Trần Thị Lưu nói: "Nuôi tôm lồng bè sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn bởi hình thức nuôi hiện tại khiến các vùng biển ô nhiễm nghiêm trọng. Có thể 5 – 7 năm tới, việc nuôi lồng bè không có hiệu quả và lúc đó việc tất yếu là phải chuyển đổi hình thức sang nuôi trong bể mà Đắc Lộc đang triển khai như hiện tại".

Quan trọng hơn, khi đã hướng tới mục tiêu xuất khẩu thì việc chủ động hoàn toàn về các điều kiện cho sự phát triển của tôm hùm là yêu tố tiên quyết.

"Chương trình đã tạo ra được một nghề mới: nghề nuôi tôm hùm thương phẩm trong bể trên bờ, và dự án này cũng đúng như tên chương trình (đổi mới công nghệ quốc gia), xây dựng được công nghệ mới để có thể duy trì và phát triển nghề nuôi tôm hùm, là đối tượng có giá trị kinh tế cao" – đại diện của công ty Đắc Lộc hồ hởi nói thêm.






NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trong bể
Ngày xuất bản: ngày 07 tháng 10 năm 2020
Nội dung:

Dù mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhưng nghề nuôi tôm hùm đang có những tác động tiêu cực đến môi trường biển. Để vừa đảm bảo sản lượng vừa bảo vệ môi trường, các nhà nghiên cứu của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc đã nhận chuyển giao và hoàn thiện công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trong bể trên bờ quy mô hàng hóa tại vùng bãi ngang tỉnh Phú Yên.

 

Mô hình nuôi tôm thương phẩm trong bể xi măng mà Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc triển khai. Ảnh: Đắc Lộc.
Mô hình nuôi tôm thương phẩm trong bể xi măng mà Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc triển khai. Ảnh: Đắc Lộc.

 

Mô hình nuôi tôm hùm trên bờ đầu tiên

Tháng 5/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra dự thảo đề án ‘Phát triển sản xuất, xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025' với mục tiêu, tổng sản lượng tôm hùm nuôi đạt 3.000 tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD; từng bước hình thành các vùng sản xuất và xuất khẩu tôm hùm trọng điểm. Cùng với sản lượng này, vấn đề liên quan đến môi trường cũng được nhấn mạnh như vùng nuôi được kiểm soát môi trường, dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn lao động.

Có lẽ, Bộ Nông nghiệp và nông thôn có lý do để đưa ra mục tiêu lớn như vậy, dù ở thời điểm hiện tại, sản lượng tôm hùm thương phẩm trên cả nước mới đạt 1.800 tấn/năm (2019) với hơn 190.000 lồng nuôi (gồm thương phẩm và giống). Lý do này có lẽ một phần bắt nguồn từ việc Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc đã triển khai thành công mô hình nuôi thương phẩm tôm hùm trong bể trên bờ quy mô hàng hóa ở Phú Yên bằng công nghệ RAS (tuần toàn nước) do Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III chuyển giao. Đây là dự án quy mô cấp Nhà nước do Văn phòng Chương trình Quốc gia (Bộ KH&CN) đầu tư với mục đích xây dựng ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường…

Cũng cần nói rằng đây là dự án nuôi tôm trên bờ đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Vì sao vậy? Bởi khác với tôm thẻ, tôm sú hay cua, ghẹ… tôm hùm khó nuôi, chỉ sống và phát triển được ở vùng biển nước sạch, lưu thông thường xuyên, lồng được đặt chìm xuống nước từ 10-20m để đảm bảo mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát. Thức ăn của tôm hùm phải tươi, từ cá, cua, ốc… Trung bình, để nuôi được 1kg tôm hùm, người dân mất khoảng 15 kg thức ăn.

"Với hàng triệu con tôm hùm thì thử hỏi, có bao nhiêu tấn cua, cá,… đã được rải xuống biển và phần không tiêu thụ hết đọng vào các rạn san hô, gây ra ô nhiễm nghiêm trọng vùng biển này" – chị Trần Thị Lưu, cán bộ nghiên cứu của công ty TNHH Đắc Lộc nói trong tiếc nuối. Bởi vậy, nếu như mấy năm trước, lồng nuôi còn đặt gần bờ thì giờ đây, càng lúc lồng càng được đưa ra xa bờ, tìm đến những vùng nước sạch mới. Nếu đến một ngày, tất cả những vùng biển đều bị ô nhiễm thì người dân có thể nuôi tôm ở đâu và liệu rằng tôm hùm có cơ hội để trở thành sản phẩm xuất khẩu đến năm 2025 hay không?

Khi dự án nuôi tôm hùm thương phẩm trên bờ được triển khai, đã có không ít người dân lắc đầu: "Bởi làm sao mà nuôi được trên bờ, làm sao đảm bảo cho nước sạch?, khi mà thời gian phát triển của tôm hùm kéo dài từ 12-18 tháng chứ không phải vài ba tháng như tôm thẻ hay tôm sú".

Nhưng công nghệ RAS (tuần hoàn nước) mà Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III nghiên cứu và nội địa hóa đã được triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Thành công của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc ở quy mô thương phẩm tạo ra một hướng đi mới cho nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam giúp kiểm soát được môi trường nuôi, kiểm soát dịch bệnh, không bị ảnh hưởng thời tiết, dễ dàng trong quá trình vận hành chăm sóc.

Để tôm hùm phát triển trong môi trường nhân tạo, yếu tố tiên quyết là nước phải sạch, nhiệt độ ở mức từ 25-30 độ C, độ mặn 28 – 33%, có dòng chảy lưu thông như ngoài biển. Vì vậy, hệ thống được thiết kế thành một vòng tuần hoàn với bể nuôi và bể lọc sinh học, đảm bảo nguyên tắc, bể nuôi cao hơn bể lọc. Bể có thể là bể xi măng, composite hoặc bể nổi (bạt khung sắt). Các thiết bị phụ trợ đi kèm trong hệ tuần hoàn là trống lọc, skimmer…

Chị Trần Thị Lưu mô tả về quy trình xử lý của RAS: "Nước từ bể nuôi đi qua trống lọc, chất bẩn được tách ra còn nước được đẩy sang bể lọc sinh học. Tại đây, các vi sinh vật giúp chuyển hóa chất độc hại có thể gây bệnh cho tôm thành các chất không có hại, ví dụ như chuyển hóa ammoniac sang NO2, NO3, skimmer có tác dụng tách các protein lơ lửng còn lại, …Ở bước cuối cùng, nước sạch được đẩy sang hệ thống làm mát và tia UV để diệt khuẩn, đảm bảo các yếu tố về nhiệt độ, và các chỉ tiêu lý hóa trước khi quay trở lại bể nuôi". Với mô hình xử lý tuần hoàn như vậy, nước trong bể nuôi được đảm bảo thuận lợi cho tôm hùm phát triển.

Cơ hội mới cho nghề nuôi tôm hùm

Sau thời gian nuôi 10 - 12 tháng, tôm hùm xanh có thể đạt cỡ 350 gram/con. Sau 16 - 18 tháng nuôi tôm hùm bông có thể đạt 700 gram/con. Tỉ lệ sống đạt khoảng 75%. Tôm có màu sắc đẹp, năng suất có thể đạt 4-5 kg/m3.

"Kết quả này giúp chúng tôi mạnh dạn khẳng định có thể triển khai việc nuôi tôm hùm trong bể trên bờ" – chị Trần Thị Lưu nói.

Ngoài ra, việc nuôi tôm trong bể giúp người dân có thể chủ động được thời gian nuôi, thời điểm bán, năng suất, thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. "Nếu như nuôi lồng ngoài biển nặng nhọc, chỉ đàn ông mới làm được, do hàng ngày phải lặn sâu xuống nước để kiểm tra, cho ăn, thì với mô hình nuôi trên bờ, ai cũng có thể đảm nhận công việc này" – chị Lưu nói thêm.

Cũng trong mô hình này, Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc đã lần đầu áp dụng loại thức ăn công nghiệp dành cho tôm hùm do TS Mai Duy Minh – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III sản xuất. Thức ăn viên được cho ăn ngày hai lần vào 6-7 giờ và 18-19 giờ với tỉ lệ cho ăn khoảng 2% trọng lượng thân. Do thức ăn chưa hoàn thiện 100% nên mỗi tuần tôm được cho ăn bổ sung hai bữa thức ăn tươi.

Nhóm nghiên cứu tại Công ty Đắc Lộc cho rằng, thức ăn viên hoàn toàn phù hợp với mô hình nuôi trong bể trên bờ, vì dễ dàng quan sát và nắm được mức độ ăn của tôm và điều chỉnh cho hợp lý. Trong khi đó, việc đưa thức ăn viên trong môi trường biển tự nhiên khó khả thi do thức ăn dễ dàng tan trong nước và lắng xuống khiến tôm hùm trong lồng khó tiếp cận hơn so với tôm, cua… được cắt miếng to. Điều này góp phần hoàn thiện quy trình nuôi tôm hùm trên bờ.

Tính đến tới điểm này, dự án nuôi tôm hùm thương phẩm mà Công ty TNHH thủy sản Đắc Lộc đã thành công bước đầu. Tuy nhiên về đường dài có thể đưa mô hình này vào thực tế và trở thành nghề mới cho người dân Phú Yên và các vùng khác vẫn cần nhiều thời gian để thay đổi thói quen, tập quán của người dân, nhất là trong điều kiện, chi phí đầu tư ban đầu rất lớn.

Chị Trần Thị Lưu nói: "Nuôi tôm lồng bè sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn bởi hình thức nuôi hiện tại khiến các vùng biển ô nhiễm nghiêm trọng. Có thể 5 – 7 năm tới, việc nuôi lồng bè không có hiệu quả và lúc đó việc tất yếu là phải chuyển đổi hình thức sang nuôi trong bể mà Đắc Lộc đang triển khai như hiện tại".

Quan trọng hơn, khi đã hướng tới mục tiêu xuất khẩu thì việc chủ động hoàn toàn về các điều kiện cho sự phát triển của tôm hùm là yêu tố tiên quyết.

"Chương trình đã tạo ra được một nghề mới: nghề nuôi tôm hùm thương phẩm trong bể trên bờ, và dự án này cũng đúng như tên chương trình (đổi mới công nghệ quốc gia), xây dựng được công nghệ mới để có thể duy trì và phát triển nghề nuôi tôm hùm, là đối tượng có giá trị kinh tế cao" – đại diện của công ty Đắc Lộc hồ hởi nói thêm.






Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây