HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Áp dụng các kết quả nghiên cứu mới vào thực tiễn thông qua hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ
Nội dung:
Công nghệ được coi là công cụ nhằm nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh sản phẩm. Trong đó, các trường đại học chính là nơi chủ yếu tạo ra công nghệ và tài sản trí tuệ. Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 đã xác định rõ vai trò của Điểm kết nối cung - cầu công nghệ nhằm thực hiện các hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ, là nơi trưng bày, giới thiệu, mua, bán công nghệ. Việc hình thành và đưa hoạt động Điểm kết nối cung - cầu công nghệ là một trong những giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ giữa các trường đại học, doanh nghiệp và cá nhân góp phần nâng cao trình độ, năng lực công nghệ của doanh nghiệp, chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
Trên thực tế, việc sáng tạo, chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ (KHCN) từ các viện, trường đại học và các tổ chức nghiên cứu ra ngoài xã hội, đặc biệt, việc ứng dụng các tiến bộ KHCN vào trong sản xuất đã góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội. Các viện nghiên cứu, trường đại học là cái nôi để tạo ra tri thức và các kết quả, sản phẩm, sáng chế có khả năng chuyển giao, thương mại hóa; ứng dụng trên thị trường. Sự thành công của hoạt động nghiên cứu khoa học tại viện, trường được thể hiện ở những công bố khoa học, số lượng bằng sáng chế được công bố, li-xăng, các doanh nghiệp (DN) KHCN mới được thành lập, hay các kết quả nghiên cứu được chuyển giao đã góp phần tăng trưởng kinh tế – xã hội cũng như góp phần phát triển bền vững kinh tế tại Việt Nam.

Điểm kết nối cung - cầu công nghệ nhằm thực hiện các hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ, là nơi trưng bày, giới thiệu, mua, bán công nghệ

Hiện nay, tình hình chuyển giao và thương mại hóa công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam đang có rất nhiều chuyển biến và thay đổi tích cực. Nhận thức của DN về vai trò của KHCN, đổi mới KHCN ngày càng tăng. Trong các trường đại học, viện nghiên cứu, nghiên cứu khoa học đã ngày càng gắn với thực tiễn nhiều hơn. Chính sách của Nhà nước ngày càng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để liên kết trường đại học và các doanh nghiệp, phát triển thị trường KHCN, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Nhiều luật, nghị định liên quan đến vấn đề này như: Luật KHCN, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ… cũng đã tạo ra các hành lang pháp lý phù hợp để thúc đẩy mối liên kết này.
Bên cạnh những thuận lợi, việc thương mại hóa công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn cần khắc phục. Từ phía trường đại học, nhu cầu và khả năng liên kết với DN chưa cao do thiếu động lực và thiếu cơ chế gắn kết, sản phẩm KHCN còn ít và kém chất lượng, năng lực và trang thiết bị còn hạn chế, thời gian nghiên cứu dài, trong khi nhu cầu DN cần sớm có công nghệ, thiếu cơ quan chuyên trách hiểu biết và gắn kết với DN.
Còn từ phía DN, phần lớn là DN Việt Nam với quy mô nhỏ, quy trình sản xuất đơn giản, tài chính hạn chế, khó có điều kiện liên kết. Các DN vẫn chưa quan tâm đúng mức đến cơ chế đầu tư tài chính cho việc nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ, thẩm định giá công nghệ… Ngoài ra, còn có một vấn đề “nhạy cảm” là vấn đề bảo mật kinh doanh, nhiều DN vẫn chưa thật sự tin tưởng vào các trường đại học…
Về phía Nhà nước, còn nhiều chính sách ưu tiên cho trường công lập nên trường đại học và các DN vẫn chưa tích cực liên kết với nhau. Thông tin từ các chính sách khuyến khích chưa được phổ biến đầy đủ, kịp thời; thiếu cơ quan chuyên môn xúc tiến liên kết trường đại học – DN. Bên cạnh đó, nhận thức và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) còn yếu kém nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và hoạt động sáng tạo tại các trường đại học3.
Thực trạng trên một phần là do các nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng chưa nhiều; một số nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thương mại hóa; nhà khoa học chưa chủ động và tích cực trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu; năng lực để DN đổi mới công nghệ còn thấp; môi trường kết nối giữa DN và nhà sáng chế đã có tác dụng bước đầu nhưng hiệu quả chưa cao; khó khăn trong đàm phán thương mại…
Hoạt động chuyển giao công nghệ trong trường đại học hiện nay đã được tăng cường hơn trước, song thương mại hóa công nghệ vẫn còn yếu, chưa đồng bộ và tồn tại nhiều hạn chế. Một số trường đại học chưa quản lý, thống kê được số lượng các hoạt động thương mại hóa công nghệ, các tác giả tự chuyển giao kết quả nghiên cứu mà không xin phép. Nhiều sáng chế công nghệ chưa hoàn thiện, đòi hỏi một quá trình đầu tư lâu dài mới có thể ứng dụng, khai thác thương mại được. Một số tác giả có sáng chế nhưng quá thận trọng trong việc hợp tác và vẫn chưa sẵn sàng chuyển giao công nghệ. Họ muốn nhanh chóng thu lợi ích từ việc chuyển giao sáng chế công nghệ, không muốn hợp tác chung tay phát triển công nghệ với nhà đầu tư…

Các hội thảo giới thiệu Công nghệ mới là cầu nối giữa nhà nghiên cứu và doanh nghiệp
Các trường đại học, viện nghiên cứu là nơi tập trung các hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ và lưu giữ hầu hết các kết quả nghiên cứu, sáng chế. Mặc dù không ít viện, trường đã đạt được nhiều thành công trong việc chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các sáng chế nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, con số này chưa tương xứng với tiềm năng. Có thể coi một trong số những yếu tố giữ vai trò quan trọng giúp thương mại hóa công nghệ thành công tại Việt Nam  chính là quyền SHTT.
Việc sử dụng, bảo hộ, thương mại hóa tài sản trí tuệ và tuyên truyền kiến thức về SHTT không chỉ là mối quan tâm của Nhà nước, trường đại học mà còn của rất nhiều DN. Nhận thức và kiến thức về SHTT đang tăng lên đáng kể.
Năm 2020, Cục SHTT đã tiếp nhận 8.368 đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích, tăng khoảng 3,1% so với năm 2019. Trong khi số lượng đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của các chủ thể nước ngoài giảm 2% thì số lượng đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của các chủ thể Việt Nam tăng 35% (1.505 đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích năm 2020 so với 1.115 đơn năm 2019). Điều này chứng tỏ rằng, nhu cầu và nhận thức về việc bảo vệ quyền đối với sáng chế của các tổ chức và cá nhân trong nước đã có sự gia tăng đáng kể. Đây là kết quả trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc bảo vệ quyền SHTT, tập huấn kỹ năng tra cứu thông tin và viết bản mô tả sáng chế cho các viện nghiên cứu, trường đại học, DN và các nhà nghiên cứu5. Tuy nhiên, nếu bản thân các nhà sáng chế chưa chủ động khai thác thương mại sản phẩm của mình thì các trường đại học, viện nghiên cứu cũng chưa tích cực trong vấn đề này.
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách và nỗ lực đầu tư để thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong DN. Cùng với việc ban hành các Chương trình quốc gia với trọng tâm thúc đẩy nâng cao năng lực công nghệ của DN thông qua các hoạt động đổi mới quy trình và đổi mới sản phẩm công nghệ. Đồng thời đã nỗ lực hình thành thêm các kênh hỗ trợ tài chính theo hình thức Quỹ, như: Quỹ Phát triển KHCN quốc gia, Quỹ Phát triển KHCN của địa phương, Quỹ Phát triển KHCN của DN, đặc biệt là Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.
Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 cũng đã được Chính phủ phê duyệt cũng như dựa trên những chính sách và nỗ lực thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ nghiên cứu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Thông qua điểm kết nối cung cầu Nghệ An, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã giới thiệu nhiều công nghệ, kết quả nghiên cứu về lĩnh vực ứng dụng công nghệ AI trong y học và nông lâm nghiệp. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã có nhiều hoạt động tham gia nghiên cứu khoa học, làm chuyên gia đánh giá, phân tích cho một số tổ chức DN trên địa bàn tỉnh Nghệ An về nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, điển hình như: Nghiên cứu Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật thị giác máy tính hỗ trợ phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư vú góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An; Nghiên cứu mô hình học sâu để theo dõi mức độ tăng trưởng & dự đoán cân nặng của Bò/Heo tự động theo thời gian thực, không cần tiếp xúc từ hình ảnh của camera 3D; Áp dụng trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật thị giác máy tính trong nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện công nghệ sấy lạnh ứng dụng trong ngành dược liệu; Đánh giá và đề xuất các giải pháp để xây dựng chính sách sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp trên đại bàn tỉnh Nghệ An
Ths. Phạm Đức Lâm
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Áp dụng các kết quả nghiên cứu mới vào thực tiễn thông qua hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ
Ngày xuất bản: ngày 29 tháng 11 năm 2022
Nội dung:
Công nghệ được coi là công cụ nhằm nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh sản phẩm. Trong đó, các trường đại học chính là nơi chủ yếu tạo ra công nghệ và tài sản trí tuệ. Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 đã xác định rõ vai trò của Điểm kết nối cung - cầu công nghệ nhằm thực hiện các hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ, là nơi trưng bày, giới thiệu, mua, bán công nghệ. Việc hình thành và đưa hoạt động Điểm kết nối cung - cầu công nghệ là một trong những giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ giữa các trường đại học, doanh nghiệp và cá nhân góp phần nâng cao trình độ, năng lực công nghệ của doanh nghiệp, chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
Trên thực tế, việc sáng tạo, chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ (KHCN) từ các viện, trường đại học và các tổ chức nghiên cứu ra ngoài xã hội, đặc biệt, việc ứng dụng các tiến bộ KHCN vào trong sản xuất đã góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội. Các viện nghiên cứu, trường đại học là cái nôi để tạo ra tri thức và các kết quả, sản phẩm, sáng chế có khả năng chuyển giao, thương mại hóa; ứng dụng trên thị trường. Sự thành công của hoạt động nghiên cứu khoa học tại viện, trường được thể hiện ở những công bố khoa học, số lượng bằng sáng chế được công bố, li-xăng, các doanh nghiệp (DN) KHCN mới được thành lập, hay các kết quả nghiên cứu được chuyển giao đã góp phần tăng trưởng kinh tế – xã hội cũng như góp phần phát triển bền vững kinh tế tại Việt Nam.

Điểm kết nối cung - cầu công nghệ nhằm thực hiện các hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ, là nơi trưng bày, giới thiệu, mua, bán công nghệ

Hiện nay, tình hình chuyển giao và thương mại hóa công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam đang có rất nhiều chuyển biến và thay đổi tích cực. Nhận thức của DN về vai trò của KHCN, đổi mới KHCN ngày càng tăng. Trong các trường đại học, viện nghiên cứu, nghiên cứu khoa học đã ngày càng gắn với thực tiễn nhiều hơn. Chính sách của Nhà nước ngày càng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để liên kết trường đại học và các doanh nghiệp, phát triển thị trường KHCN, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Nhiều luật, nghị định liên quan đến vấn đề này như: Luật KHCN, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ… cũng đã tạo ra các hành lang pháp lý phù hợp để thúc đẩy mối liên kết này.
Bên cạnh những thuận lợi, việc thương mại hóa công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn cần khắc phục. Từ phía trường đại học, nhu cầu và khả năng liên kết với DN chưa cao do thiếu động lực và thiếu cơ chế gắn kết, sản phẩm KHCN còn ít và kém chất lượng, năng lực và trang thiết bị còn hạn chế, thời gian nghiên cứu dài, trong khi nhu cầu DN cần sớm có công nghệ, thiếu cơ quan chuyên trách hiểu biết và gắn kết với DN.
Còn từ phía DN, phần lớn là DN Việt Nam với quy mô nhỏ, quy trình sản xuất đơn giản, tài chính hạn chế, khó có điều kiện liên kết. Các DN vẫn chưa quan tâm đúng mức đến cơ chế đầu tư tài chính cho việc nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ, thẩm định giá công nghệ… Ngoài ra, còn có một vấn đề “nhạy cảm” là vấn đề bảo mật kinh doanh, nhiều DN vẫn chưa thật sự tin tưởng vào các trường đại học…
Về phía Nhà nước, còn nhiều chính sách ưu tiên cho trường công lập nên trường đại học và các DN vẫn chưa tích cực liên kết với nhau. Thông tin từ các chính sách khuyến khích chưa được phổ biến đầy đủ, kịp thời; thiếu cơ quan chuyên môn xúc tiến liên kết trường đại học – DN. Bên cạnh đó, nhận thức và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) còn yếu kém nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và hoạt động sáng tạo tại các trường đại học3.
Thực trạng trên một phần là do các nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng chưa nhiều; một số nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thương mại hóa; nhà khoa học chưa chủ động và tích cực trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu; năng lực để DN đổi mới công nghệ còn thấp; môi trường kết nối giữa DN và nhà sáng chế đã có tác dụng bước đầu nhưng hiệu quả chưa cao; khó khăn trong đàm phán thương mại…
Hoạt động chuyển giao công nghệ trong trường đại học hiện nay đã được tăng cường hơn trước, song thương mại hóa công nghệ vẫn còn yếu, chưa đồng bộ và tồn tại nhiều hạn chế. Một số trường đại học chưa quản lý, thống kê được số lượng các hoạt động thương mại hóa công nghệ, các tác giả tự chuyển giao kết quả nghiên cứu mà không xin phép. Nhiều sáng chế công nghệ chưa hoàn thiện, đòi hỏi một quá trình đầu tư lâu dài mới có thể ứng dụng, khai thác thương mại được. Một số tác giả có sáng chế nhưng quá thận trọng trong việc hợp tác và vẫn chưa sẵn sàng chuyển giao công nghệ. Họ muốn nhanh chóng thu lợi ích từ việc chuyển giao sáng chế công nghệ, không muốn hợp tác chung tay phát triển công nghệ với nhà đầu tư…

Các hội thảo giới thiệu Công nghệ mới là cầu nối giữa nhà nghiên cứu và doanh nghiệp
Các trường đại học, viện nghiên cứu là nơi tập trung các hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ và lưu giữ hầu hết các kết quả nghiên cứu, sáng chế. Mặc dù không ít viện, trường đã đạt được nhiều thành công trong việc chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các sáng chế nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, con số này chưa tương xứng với tiềm năng. Có thể coi một trong số những yếu tố giữ vai trò quan trọng giúp thương mại hóa công nghệ thành công tại Việt Nam  chính là quyền SHTT.
Việc sử dụng, bảo hộ, thương mại hóa tài sản trí tuệ và tuyên truyền kiến thức về SHTT không chỉ là mối quan tâm của Nhà nước, trường đại học mà còn của rất nhiều DN. Nhận thức và kiến thức về SHTT đang tăng lên đáng kể.
Năm 2020, Cục SHTT đã tiếp nhận 8.368 đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích, tăng khoảng 3,1% so với năm 2019. Trong khi số lượng đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của các chủ thể nước ngoài giảm 2% thì số lượng đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của các chủ thể Việt Nam tăng 35% (1.505 đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích năm 2020 so với 1.115 đơn năm 2019). Điều này chứng tỏ rằng, nhu cầu và nhận thức về việc bảo vệ quyền đối với sáng chế của các tổ chức và cá nhân trong nước đã có sự gia tăng đáng kể. Đây là kết quả trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc bảo vệ quyền SHTT, tập huấn kỹ năng tra cứu thông tin và viết bản mô tả sáng chế cho các viện nghiên cứu, trường đại học, DN và các nhà nghiên cứu5. Tuy nhiên, nếu bản thân các nhà sáng chế chưa chủ động khai thác thương mại sản phẩm của mình thì các trường đại học, viện nghiên cứu cũng chưa tích cực trong vấn đề này.
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách và nỗ lực đầu tư để thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong DN. Cùng với việc ban hành các Chương trình quốc gia với trọng tâm thúc đẩy nâng cao năng lực công nghệ của DN thông qua các hoạt động đổi mới quy trình và đổi mới sản phẩm công nghệ. Đồng thời đã nỗ lực hình thành thêm các kênh hỗ trợ tài chính theo hình thức Quỹ, như: Quỹ Phát triển KHCN quốc gia, Quỹ Phát triển KHCN của địa phương, Quỹ Phát triển KHCN của DN, đặc biệt là Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.
Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 cũng đã được Chính phủ phê duyệt cũng như dựa trên những chính sách và nỗ lực thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ nghiên cứu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Thông qua điểm kết nối cung cầu Nghệ An, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã giới thiệu nhiều công nghệ, kết quả nghiên cứu về lĩnh vực ứng dụng công nghệ AI trong y học và nông lâm nghiệp. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã có nhiều hoạt động tham gia nghiên cứu khoa học, làm chuyên gia đánh giá, phân tích cho một số tổ chức DN trên địa bàn tỉnh Nghệ An về nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, điển hình như: Nghiên cứu Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật thị giác máy tính hỗ trợ phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư vú góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An; Nghiên cứu mô hình học sâu để theo dõi mức độ tăng trưởng & dự đoán cân nặng của Bò/Heo tự động theo thời gian thực, không cần tiếp xúc từ hình ảnh của camera 3D; Áp dụng trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật thị giác máy tính trong nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện công nghệ sấy lạnh ứng dụng trong ngành dược liệu; Đánh giá và đề xuất các giải pháp để xây dựng chính sách sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp trên đại bàn tỉnh Nghệ An
Ths. Phạm Đức Lâm
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây