HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: CẦN ĐẨY MẠNH THU MUA NÔNG SẢN THEO HỢP ĐỒNG
Nội dung:
Trước tình trạng tồn đọng các loại nông sản, sản phẩm nông nghiệp đã, đang và sắp đến vụ thu hoạch nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỉnh Nghệ An đang tích cực hỗ trợ tìm kiếm đối tác và kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân trên địa bàn tỉnh. Đơn cử, hiện nay Nghệ An đang có 2 sản phẩm nông sản có sản lương cao là dứa Quỳnh Lưu và gừng Kỳ Sơn.
Từ cuối năm 2021, sản phẩm gừng Kỳ Sơn vào vụ thu hoạch. Nếu như những năm trước, giá thu mua gừng cho bà con lên đến trên 20.000 đồng/kg, thì năm nay giảm sâu xuống chỉ còn chưa đầy 6.000 đồng/kg, dù giá rất rẻ nhưng vẫn không tiêu thụ được. Theo thống kê Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn, sản lượng gừng trên địa bàn huyện vụ này khoảng 5.500 tấn, tuy nhiên đến thời điểm này mới tiêu thụ được khoảng 1.000 tấn, hiện vẫn còn 4.500 tấn đang tồn đọng tại các cơ sở thu mua và trong dân.
Tân Thắng là địa phương có diện tích trồng dứa nhiều nhất huyện Quỳnh Lưu với 1.200ha, năng suất trung bình 30-35 tấn/ha. Thời điểm này có khoảng 500-600ha cho quả thu hoạch. Cây dứa xác định là cây trồng chủ lực, chiếm tỷ trọng 40% thu nhập ngành nông nghiệp của toàn xã. Sau Tết Nguyên đán giá dứa 6.500-7.000 đồng/kg, nông dân phấn khởi vì được giá. Chưa kịp mừng thì sau ngày 24/2, thời điểm xung đột xảy ra tại Ukraine giá dứa giảm sốc, xuống còn 3.000-3.500 đồng/kg cho tới nay.

Đây không chỉ là thực trạng của riêng Nghệ An mà là thực trạng chung của cả nước. Bởi thế trong lĩnh vực chế biến, đặc biệt là chế biến nông lâm sản, mối gắn kết giữa doanh nghiệp với nhà nông là hết sức cần thiết. Để hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm làm ra một cách bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, chú trọng tăng cường liên kết 4 nhà: Nhà nông; Nhà doanh nghiệp; Nhà nước; và Nhà khoa học nhằm tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Kể từ khi Quyết định có hiệu lực đến nay đã là 10 năm, trong khoảng thời gian đó nhiều doanh nghiệp đã triển khai thành công nhưng cũng không ít doanh nghiệp thất bại.

Với tỉnh Nghệ An, ngay từ khi Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ban hành, Sở Nông nghiệp & PTNT đã triển khai và chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện. Hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích từ việc liên kết 4 nhà đến hoạt động của mình nên các doanh nghiệp trong tỉnh đã tích cực triển khai. Đã có thời điểm thu mua nông sản thông qua hợp đồng được triển khai rầm rộ, cả doanh nghiệp thu mua nguyên liệu và người dân trồng nguyên liệu đều tích cực hưởng ứng. Đi đầu trong triển khai Quyết định 80/2002/QĐ-TTg và triển khai thu mua nông sản thông qua hợp đồng phải kể đến Công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư phát triển chè, Công ty Cổ phần Thực phẩm (Nhà máy dứa Nghệ An), các Công ty chế biến mía đường, Công ty CP muối Nghệ An.... Mặc dù vậy sau thời gian triển khai đồng loạt trên, thu mua nông sản qua hợp đồng đã có nhiều vấn đề bất cập xảy ra, giữa doanh nghiệp với người dân xuất hiện mâu thuẫn dẫn tới tranh chấp hợp đồng, nhiều hợp đồng đã ký nhưng bị phá vỡ. Điển hình là những bất đồng xảy ra giữa Nhà máy dứa Nghệ An với người dân trồng dứa nguyên liệu, giữa Công ty Cổ phần Muối Nghệ An với người dân sản xuất muối... Đến thời điểm hiện nay thu mua nông sản thông qua hợp đồng chỉ còn được triển khai hiệu quả tại các đơn vị chế biến đường mía và một vài đơn vị thuộc Công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư phát triển chè Nghệ An.
Có thể nói, mấu chốt vấn đề liên quan đến thành công hay thất bại trong việc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm là mối liên kết giữa Nhà nông và Nhà doanh nghiệp. Mối liên kết này chặt chẽ, rõ ràng được xây dựng từ cả 2 phía và thực thi nghiêm túc hợp đồng thì sẽ thành công và ngược lại sẽ thất bại.
Doanh nghiệp chế biến nông sản ở Nghệ An chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ,   năng lực tài chính còn hạn chế, thị trường tiêu thụ không ổn định nên không chủ động, do dự trong việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân một cách lâu dài và ổn định. Đối tượng chủ yếu ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản là nông dân, khả năng hiểu biết về hợp đồng kinh tế, về cơ chế thị trường và về luật pháp còn hạn chế  nên đã ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng đã ký với doanh nghiệp. Mặt khác khi soạn thảo hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa, một số doanh nghiệp không thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết như giá cả, thời gian giao nhận vv...làm nảy sinh các tranh chấp khi thực hiện. Khi tranh chấp hợp đồng xảy ra sẽ thiếu căn cứ pháp lý để giải quyết dứt điểm.
UBND xã là cấp chính quyền đại diện cho bên “Nhà nước” trực tiếp chỉ đạo và xác nhận vào hợp đồng giữa doanh nghiệp và người dân nhưng hầu hết chính quyền địa phương sở tại (cấp Xã) chưa xác định được vai trò của mình, còn bất cập về năng lực chuyên môn trong việc hướng dẫn các bên thực hiện đúng các quy định của Nhà nước. Một số chính quyền địa phương (cấp xã) đã xác nhận vào hợp đồng nhưng không thể hiện đúng vai trò của mình được Nhà nước giao, đặc biệt ít có vai trò khi xảy ra tranh chấp hợp đồng.
Bên cạnh đó điều kiện thời tiết, khí hậu của Nghệ An khắc nghiệt, diễn biến phức tạp; trình độ thâm canh của nông dân còn kém, tập quán kinh nghiệm sản xuất hàng hoá còn thấp, nông sản thường thu hoạch tập trung trong một khoảng thời gian nhất định... cũng là những nguyên nhân khiến hợp đồng nông sản bị phá vỡ.       
Để thực hiện tốt Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và  thu mua nông sản thông qua hợp đồng được triển khai hiệu quả trong thực tế đòi hỏi phải có sự nỗ lực của cả 4 bên, trước khi có sự liên kết với nhau thì mỗi bên cần phải soát xét và xem lại chức năng nhiệm vụ cần thiết của mình.
Với Nhà nước, đây là thực thể không trực tiếp nhưng có tầm quan trọng đảm bảo cho sự cân bằng và phát triển của sự liên kết. Chế biến sản phẩm phải luôn song hành với xây dựng và phát triển nguyên liệu, đây là vấn đề tối cần thiết đòi hỏi các cơ quan Nhà nước và bản thân các Doanh nghiệp cần tuân thủ. Cần có quy hoạch cụ thể phát triển sản phẩm. Quy hoạch phải đảm bảo bám sát thực tế và đặc biệt trong quá trình chỉ đạo không để quy hoạch bị phá vỡ. Trong quá trình thực hiện quy hoạch các cấp chính quyền phải tuân thủ, quy hoạch và quản lý quy hoạch cần có sự thống nhất giữa các cấp chính quyền.

Chính quyền địa phương “cấp xã” cần xác định và thực hiện vai trò vị trí của mình trong việc triển khai và thực hiện hợp đồng. Hướng dẫn người dân thực hiện, đồng thời chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tại địa phương hỗ trợ người dân thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký. Tại những nơi có tổ chức HTX thì doanh nghiệp nên bàn thảo và ký hợp đồng với tổ chức này để hạn chế phá vỡ hợp đồng. Xây dựng và phát triển hệ thống HTX nông nghiệp, đồng thời quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ phát triển để các HTX có đủ khả năng làm “cầu nối” giữa nông dân với  các doanh nghiệp chế biến trong việc thực hiện liên kết 4 nhà cũng như các hoạt động khác ở nông thôn.
Doanh nghiệp cần phải xác định và thể hiện được vai trò đầu tàu của mình trong việc liên kết 4 nhà. Khi soạn thảo hợp đồng cần có sự thống nhất với người trồng và cung cấp nguyên liệu và nhất thiết phải có sự tham gia của chính quyền cấp xã. Về giá  thu mua và thời điểm thu mua sản phẩm cần được thể hiện vào hợp đồng. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu áp dụng hợp đồng giao sau với người sản xuất nguyên liệu, với hình thức hợp đồng này bên mua và bên bán tạm tính giá thu mua sản phẩm tại thời điểm ký kết hợp đồng ngay trước thời vụ, nhưng cần đưa thêm có thể điều chỉnh giá tại thời điểm thu hoạch sản phẩm khi có biến động lớn của thị trường.
Người dân cũng cần xác định đúng tầm quan trọng của việc bán nông sản qua hợp đồng, ký kết bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp sẽ là cơ sở đảm bảo cho người dân phát triển sản xuất ổn định, đồng thời  tránh bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất thất thoát xảy ra do bị ép cấp, ép giá sản phẩm. Việc người dân liên kết với nhau thành tổ hợp tác hoặc thành lập HTX và tiến hành thương thảo, ký hợp đồng tập trung với các doanh nghiệp thu mua nông sản thông qua những tổ chức này sẽ hạn chế được rất nhiều sai sót trong việc ký kết hợp đồng, đồng thời sẽ dễ giải quyết hơn khi  tranh chấp xảy ra.
Tăng cường công tác tuyên truyền để nêu rõ lợi ích khi thực hiện quyết định 80/2002/QĐ-TTg tới người sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Xem việc thực hiện quyết định 80/2002/QĐ-TTg làm một tiêu chí quan trọng để bình xét hoạt động của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thực hiện tốt quyết định 80/2002/QĐ.TTg, tạo mối quan hệ phát triển bền vững giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến, khi có nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở (điện, đường…) cho vùng nguyên liệu cần được ưu tiên đầu tư trước. Hàng năm UBND Tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT cần tổ chức đánh giá, có hình thức khen thưởng các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện hiệu quả quyết định 80/2002/QĐ-TTg.
Để khắc phục tình trạng nông sản dư thừa, tỉnh Nghệ An cần quy hoạch nông sản hàng hóa đưa vào thị trường để doanh nghiệp mới có thể đầu tư và đưa công nghiệp vào chế biến. Khi đó, sẽ hình thành các vùng sản xuất, vùng nông nghiệp lõi, doanh nghiệp lõi, nông dân sẽ lựa chọn được nông sản để thực hành sản xuất.
Tỉnh Nghệ An cũng tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản, doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp; tổ chức hoạt động lại các chợ truyền thống. Đồng thời, tăng cường nắm bắt thông tin thị trường, giá cả, tình hình hoạt động tại các cửa khẩu, các yêu cầu kết nối trực tiếp và trực tuyến để kết nối tiêu thụ; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, chuyển mạnh sang thương mại điện tử; tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa nông sản...
“Sở Công Thương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, nâng cao tính kết nối giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng. Ngoài ra, chuyển các hoạt động xúc tiến thương mại sang hình thức thương mại điện tử. Đặc biệt, phát huy tối đa group zalo giao thương với các tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp Nghệ An... để quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử,” ông Cao Minh Tú - Phó Giám đốc Sở Công thương Nghệ An - cho hay.
Có thể khẳng định rằng việc thu mua nông sản thông qua hợp đồng là hết sức cần thiết và có lợi cho cả doanh nghiệp chế biến lẫn người dân trồng nguyên liệu. Cả 4 nhà: Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước và Nhà khoa học cần nhìn nhận một cách thấu đáo, nghiêm túc để xác định vai trò vị trí của mình, cùng phối hợp chặt chẽ, nỗ lực triển khai thực hiện để việc thu mua nông sản thông qua hợp đồng được thành công./.
 



NHUẬN BÚT


Tác giả: Thái Anh
Tiêu đề: CẦN ĐẨY MẠNH THU MUA NÔNG SẢN THEO HỢP ĐỒNG
Ngày xuất bản: ngày 29 tháng 03 năm 2022
Nội dung:
Trước tình trạng tồn đọng các loại nông sản, sản phẩm nông nghiệp đã, đang và sắp đến vụ thu hoạch nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỉnh Nghệ An đang tích cực hỗ trợ tìm kiếm đối tác và kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân trên địa bàn tỉnh. Đơn cử, hiện nay Nghệ An đang có 2 sản phẩm nông sản có sản lương cao là dứa Quỳnh Lưu và gừng Kỳ Sơn.
Từ cuối năm 2021, sản phẩm gừng Kỳ Sơn vào vụ thu hoạch. Nếu như những năm trước, giá thu mua gừng cho bà con lên đến trên 20.000 đồng/kg, thì năm nay giảm sâu xuống chỉ còn chưa đầy 6.000 đồng/kg, dù giá rất rẻ nhưng vẫn không tiêu thụ được. Theo thống kê Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn, sản lượng gừng trên địa bàn huyện vụ này khoảng 5.500 tấn, tuy nhiên đến thời điểm này mới tiêu thụ được khoảng 1.000 tấn, hiện vẫn còn 4.500 tấn đang tồn đọng tại các cơ sở thu mua và trong dân.
Tân Thắng là địa phương có diện tích trồng dứa nhiều nhất huyện Quỳnh Lưu với 1.200ha, năng suất trung bình 30-35 tấn/ha. Thời điểm này có khoảng 500-600ha cho quả thu hoạch. Cây dứa xác định là cây trồng chủ lực, chiếm tỷ trọng 40% thu nhập ngành nông nghiệp của toàn xã. Sau Tết Nguyên đán giá dứa 6.500-7.000 đồng/kg, nông dân phấn khởi vì được giá. Chưa kịp mừng thì sau ngày 24/2, thời điểm xung đột xảy ra tại Ukraine giá dứa giảm sốc, xuống còn 3.000-3.500 đồng/kg cho tới nay.

Đây không chỉ là thực trạng của riêng Nghệ An mà là thực trạng chung của cả nước. Bởi thế trong lĩnh vực chế biến, đặc biệt là chế biến nông lâm sản, mối gắn kết giữa doanh nghiệp với nhà nông là hết sức cần thiết. Để hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm làm ra một cách bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, chú trọng tăng cường liên kết 4 nhà: Nhà nông; Nhà doanh nghiệp; Nhà nước; và Nhà khoa học nhằm tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Kể từ khi Quyết định có hiệu lực đến nay đã là 10 năm, trong khoảng thời gian đó nhiều doanh nghiệp đã triển khai thành công nhưng cũng không ít doanh nghiệp thất bại.

Với tỉnh Nghệ An, ngay từ khi Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ban hành, Sở Nông nghiệp & PTNT đã triển khai và chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện. Hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích từ việc liên kết 4 nhà đến hoạt động của mình nên các doanh nghiệp trong tỉnh đã tích cực triển khai. Đã có thời điểm thu mua nông sản thông qua hợp đồng được triển khai rầm rộ, cả doanh nghiệp thu mua nguyên liệu và người dân trồng nguyên liệu đều tích cực hưởng ứng. Đi đầu trong triển khai Quyết định 80/2002/QĐ-TTg và triển khai thu mua nông sản thông qua hợp đồng phải kể đến Công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư phát triển chè, Công ty Cổ phần Thực phẩm (Nhà máy dứa Nghệ An), các Công ty chế biến mía đường, Công ty CP muối Nghệ An.... Mặc dù vậy sau thời gian triển khai đồng loạt trên, thu mua nông sản qua hợp đồng đã có nhiều vấn đề bất cập xảy ra, giữa doanh nghiệp với người dân xuất hiện mâu thuẫn dẫn tới tranh chấp hợp đồng, nhiều hợp đồng đã ký nhưng bị phá vỡ. Điển hình là những bất đồng xảy ra giữa Nhà máy dứa Nghệ An với người dân trồng dứa nguyên liệu, giữa Công ty Cổ phần Muối Nghệ An với người dân sản xuất muối... Đến thời điểm hiện nay thu mua nông sản thông qua hợp đồng chỉ còn được triển khai hiệu quả tại các đơn vị chế biến đường mía và một vài đơn vị thuộc Công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư phát triển chè Nghệ An.
Có thể nói, mấu chốt vấn đề liên quan đến thành công hay thất bại trong việc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm là mối liên kết giữa Nhà nông và Nhà doanh nghiệp. Mối liên kết này chặt chẽ, rõ ràng được xây dựng từ cả 2 phía và thực thi nghiêm túc hợp đồng thì sẽ thành công và ngược lại sẽ thất bại.
Doanh nghiệp chế biến nông sản ở Nghệ An chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ,   năng lực tài chính còn hạn chế, thị trường tiêu thụ không ổn định nên không chủ động, do dự trong việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân một cách lâu dài và ổn định. Đối tượng chủ yếu ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản là nông dân, khả năng hiểu biết về hợp đồng kinh tế, về cơ chế thị trường và về luật pháp còn hạn chế  nên đã ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng đã ký với doanh nghiệp. Mặt khác khi soạn thảo hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa, một số doanh nghiệp không thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết như giá cả, thời gian giao nhận vv...làm nảy sinh các tranh chấp khi thực hiện. Khi tranh chấp hợp đồng xảy ra sẽ thiếu căn cứ pháp lý để giải quyết dứt điểm.
UBND xã là cấp chính quyền đại diện cho bên “Nhà nước” trực tiếp chỉ đạo và xác nhận vào hợp đồng giữa doanh nghiệp và người dân nhưng hầu hết chính quyền địa phương sở tại (cấp Xã) chưa xác định được vai trò của mình, còn bất cập về năng lực chuyên môn trong việc hướng dẫn các bên thực hiện đúng các quy định của Nhà nước. Một số chính quyền địa phương (cấp xã) đã xác nhận vào hợp đồng nhưng không thể hiện đúng vai trò của mình được Nhà nước giao, đặc biệt ít có vai trò khi xảy ra tranh chấp hợp đồng.
Bên cạnh đó điều kiện thời tiết, khí hậu của Nghệ An khắc nghiệt, diễn biến phức tạp; trình độ thâm canh của nông dân còn kém, tập quán kinh nghiệm sản xuất hàng hoá còn thấp, nông sản thường thu hoạch tập trung trong một khoảng thời gian nhất định... cũng là những nguyên nhân khiến hợp đồng nông sản bị phá vỡ.       
Để thực hiện tốt Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và  thu mua nông sản thông qua hợp đồng được triển khai hiệu quả trong thực tế đòi hỏi phải có sự nỗ lực của cả 4 bên, trước khi có sự liên kết với nhau thì mỗi bên cần phải soát xét và xem lại chức năng nhiệm vụ cần thiết của mình.
Với Nhà nước, đây là thực thể không trực tiếp nhưng có tầm quan trọng đảm bảo cho sự cân bằng và phát triển của sự liên kết. Chế biến sản phẩm phải luôn song hành với xây dựng và phát triển nguyên liệu, đây là vấn đề tối cần thiết đòi hỏi các cơ quan Nhà nước và bản thân các Doanh nghiệp cần tuân thủ. Cần có quy hoạch cụ thể phát triển sản phẩm. Quy hoạch phải đảm bảo bám sát thực tế và đặc biệt trong quá trình chỉ đạo không để quy hoạch bị phá vỡ. Trong quá trình thực hiện quy hoạch các cấp chính quyền phải tuân thủ, quy hoạch và quản lý quy hoạch cần có sự thống nhất giữa các cấp chính quyền.

Chính quyền địa phương “cấp xã” cần xác định và thực hiện vai trò vị trí của mình trong việc triển khai và thực hiện hợp đồng. Hướng dẫn người dân thực hiện, đồng thời chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tại địa phương hỗ trợ người dân thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký. Tại những nơi có tổ chức HTX thì doanh nghiệp nên bàn thảo và ký hợp đồng với tổ chức này để hạn chế phá vỡ hợp đồng. Xây dựng và phát triển hệ thống HTX nông nghiệp, đồng thời quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ phát triển để các HTX có đủ khả năng làm “cầu nối” giữa nông dân với  các doanh nghiệp chế biến trong việc thực hiện liên kết 4 nhà cũng như các hoạt động khác ở nông thôn.
Doanh nghiệp cần phải xác định và thể hiện được vai trò đầu tàu của mình trong việc liên kết 4 nhà. Khi soạn thảo hợp đồng cần có sự thống nhất với người trồng và cung cấp nguyên liệu và nhất thiết phải có sự tham gia của chính quyền cấp xã. Về giá  thu mua và thời điểm thu mua sản phẩm cần được thể hiện vào hợp đồng. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu áp dụng hợp đồng giao sau với người sản xuất nguyên liệu, với hình thức hợp đồng này bên mua và bên bán tạm tính giá thu mua sản phẩm tại thời điểm ký kết hợp đồng ngay trước thời vụ, nhưng cần đưa thêm có thể điều chỉnh giá tại thời điểm thu hoạch sản phẩm khi có biến động lớn của thị trường.
Người dân cũng cần xác định đúng tầm quan trọng của việc bán nông sản qua hợp đồng, ký kết bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp sẽ là cơ sở đảm bảo cho người dân phát triển sản xuất ổn định, đồng thời  tránh bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất thất thoát xảy ra do bị ép cấp, ép giá sản phẩm. Việc người dân liên kết với nhau thành tổ hợp tác hoặc thành lập HTX và tiến hành thương thảo, ký hợp đồng tập trung với các doanh nghiệp thu mua nông sản thông qua những tổ chức này sẽ hạn chế được rất nhiều sai sót trong việc ký kết hợp đồng, đồng thời sẽ dễ giải quyết hơn khi  tranh chấp xảy ra.
Tăng cường công tác tuyên truyền để nêu rõ lợi ích khi thực hiện quyết định 80/2002/QĐ-TTg tới người sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Xem việc thực hiện quyết định 80/2002/QĐ-TTg làm một tiêu chí quan trọng để bình xét hoạt động của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thực hiện tốt quyết định 80/2002/QĐ.TTg, tạo mối quan hệ phát triển bền vững giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến, khi có nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở (điện, đường…) cho vùng nguyên liệu cần được ưu tiên đầu tư trước. Hàng năm UBND Tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT cần tổ chức đánh giá, có hình thức khen thưởng các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện hiệu quả quyết định 80/2002/QĐ-TTg.
Để khắc phục tình trạng nông sản dư thừa, tỉnh Nghệ An cần quy hoạch nông sản hàng hóa đưa vào thị trường để doanh nghiệp mới có thể đầu tư và đưa công nghiệp vào chế biến. Khi đó, sẽ hình thành các vùng sản xuất, vùng nông nghiệp lõi, doanh nghiệp lõi, nông dân sẽ lựa chọn được nông sản để thực hành sản xuất.
Tỉnh Nghệ An cũng tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản, doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp; tổ chức hoạt động lại các chợ truyền thống. Đồng thời, tăng cường nắm bắt thông tin thị trường, giá cả, tình hình hoạt động tại các cửa khẩu, các yêu cầu kết nối trực tiếp và trực tuyến để kết nối tiêu thụ; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, chuyển mạnh sang thương mại điện tử; tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa nông sản...
“Sở Công Thương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, nâng cao tính kết nối giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng. Ngoài ra, chuyển các hoạt động xúc tiến thương mại sang hình thức thương mại điện tử. Đặc biệt, phát huy tối đa group zalo giao thương với các tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp Nghệ An... để quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử,” ông Cao Minh Tú - Phó Giám đốc Sở Công thương Nghệ An - cho hay.
Có thể khẳng định rằng việc thu mua nông sản thông qua hợp đồng là hết sức cần thiết và có lợi cho cả doanh nghiệp chế biến lẫn người dân trồng nguyên liệu. Cả 4 nhà: Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước và Nhà khoa học cần nhìn nhận một cách thấu đáo, nghiêm túc để xác định vai trò vị trí của mình, cùng phối hợp chặt chẽ, nỗ lực triển khai thực hiện để việc thu mua nông sản thông qua hợp đồng được thành công./.
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây