HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ ngành tài chính
Nội dung:

Định hướng nghiên cứu KHCN ngành Tài chính giai đoạn 2024 - 2026 là cơ sở định hướng khoa học để đề xuất triển khai các nhiệm vụ KHCN năm 2024 và trong thời gian tới, nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; đồng thời triển khai Bộ Chiến lược tài chính đến năm 2030 và phục vụ chương trình xây dựng văn bản quy phạm phát luật của ngành Tài chính.

Theo đó, giai đoạn 2024 - 2026, ngành Tài chính đặt ra nghiên cứu, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực về: tài chính ngân sách; kinh tế vĩ mô; phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) một số địa phương; nghiên cứu về chính sách tài chính quốc gia, chính sách và quản lý tài chính công; nghiên cứu chính sách tài chính phát triển doanh nghiệp, ngành kinh tế; nghiên cứu về kinh tế thế giới và hội nhập quốc tế về tài chính và một số nội dung cụ thể khác trong lĩnh vực tài chính.

Cụ thể, trong giai đoạn này, về lĩnh vực tài chính ngân sách, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu đánh giá Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) hiện hành và đề xuất định hướng sửa đổi; tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nợ công, công tác quản lý, sử dụng tài sản công.

Ngoài ra, hoàn thiện hệ thống chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu NSNN, phù hợp với thực tiễn, các cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế; rà soát, điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế, loại bỏ các ưu đãi thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển; chính sách thu ngân sách đối với đất đai, tài sản, tài nguyên; các cơ chế chính sách để khai thác nguồn lực từ đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH.

Trong lĩnh vực tài chính ngân sách, Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài; các cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế tập thể; đồng thời, phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo...

Bảo Lâm (tổng hợp)




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ ngành tài chính
Ngày xuất bản: ngày 27 tháng 02 năm 2023
Nội dung:

Định hướng nghiên cứu KHCN ngành Tài chính giai đoạn 2024 - 2026 là cơ sở định hướng khoa học để đề xuất triển khai các nhiệm vụ KHCN năm 2024 và trong thời gian tới, nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; đồng thời triển khai Bộ Chiến lược tài chính đến năm 2030 và phục vụ chương trình xây dựng văn bản quy phạm phát luật của ngành Tài chính.

Theo đó, giai đoạn 2024 - 2026, ngành Tài chính đặt ra nghiên cứu, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực về: tài chính ngân sách; kinh tế vĩ mô; phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) một số địa phương; nghiên cứu về chính sách tài chính quốc gia, chính sách và quản lý tài chính công; nghiên cứu chính sách tài chính phát triển doanh nghiệp, ngành kinh tế; nghiên cứu về kinh tế thế giới và hội nhập quốc tế về tài chính và một số nội dung cụ thể khác trong lĩnh vực tài chính.

Cụ thể, trong giai đoạn này, về lĩnh vực tài chính ngân sách, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu đánh giá Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) hiện hành và đề xuất định hướng sửa đổi; tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nợ công, công tác quản lý, sử dụng tài sản công.

Ngoài ra, hoàn thiện hệ thống chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu NSNN, phù hợp với thực tiễn, các cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế; rà soát, điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế, loại bỏ các ưu đãi thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển; chính sách thu ngân sách đối với đất đai, tài sản, tài nguyên; các cơ chế chính sách để khai thác nguồn lực từ đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH.

Trong lĩnh vực tài chính ngân sách, Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài; các cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế tập thể; đồng thời, phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo...

Bảo Lâm (tổng hợp)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây