HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiên cứu nền kinh tế số và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam
Nội dung:

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới đều có một chiến lược phát triển công nghệ số, các quốc gia đều tập trung vào việc nghiên cứu để có thể áp dụng công nghệ mới vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Nền kinh tế kỹ thuật số, nền kinh tế số (hay còn gọi là nền kinh tế Internet hoặc kinh tế mới) là một nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số phát triển đã mở đường cho sự đổi mới và phát triển trên toàn cầu. Những tiến bộ công nghệ trong nhiều năm qua đã tác động vào các ngành kinh doanh cũng như mọi khía cạnh của cuộc sống. Công nghệ số thúc đẩy nhiều ngành kinh doanh cải tiến mô hình phát triển, tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và xóa mờ đường biên giới địa lý giữa các quốc gia, làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau hơn.

Thực tế cho thấy, công nghệ số đã được ứng dụng rộng rãi vào đời sống xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là việc phát triển thương mại điện tử, đây là một trong 3 nội dung quan trọng trong nền kinh tế kỹ thuật số. Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần hình thành những mô hình kinh doanh mới, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở ra một thị trường rộng lớn với mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

Tại khu vực châu Á, công nghệ số cũng được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để giúp Hiệp hội trở thành một trong năm nền kinh tế số hóa trên thế giới trước năm 2025. Theo đánh giá của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thì việc thực hiện một chiến lược phát triển nền kinh tế số có thể khiến tổng GDP của ASEAN tăng thêm một nghìn tỷ USD trong vòng 10 năm tiếp theo.

Việt Nam là nước có nhiều cơ sở để thực hiện thành công mục tiêu này. Trước hết, lực lượng dân số trẻ, quy mô dân số lớn, tỷ lệ người dân biết chữ cao, số người dưới tiếp cận được với Internet chiếm tỷ lệ cao (hiện nay có khoảng trên 50% dân số sử dụng Internet mỗi ngày). Sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng với ứng dụng phổ biến của các thiết bị điện thoại thông minh hay máy tính bảng giúp mọi người có thể dễ dàng kết nối và tương tác với nhau từ bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức đối với Việt Nam, cụ thể là Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa công nghệ số và công nghệ của cuộc cách mạng 4.0. Tuy nhiên, Việt Nam cần đưa ra các quy định kiểm soát chặt chẽ để tránh lạm dụng thế giới ảo Internet và sử dụng thông tin sai mục đích.

Việt Nam là thị trường số lớn và hấp dẫn nhất khu vực, với những điều kiện tốt nhất về kinh doanh công nghệ, từ phát triển hạ tầng, thị trường tiềm năng, tiếp cận vốn, cũng như thanh toán điện tử, kết nối và tốc độ Internet chất lượng cao. Đây là những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam áp dụng nền kinh tế số.

Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS, TS Lê Quốc Lý thực hiện đề tài Nghiên cứu nền kinh tế số và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam với mục tiêu: Xác định rõ mô hình nền kinh tế số và thực trạng phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong quá trình phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam và đề xuất những quan điểm, giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục phát triển một cách có hiệu quả nền kinh tế số ở Việt Nam phù hợp với xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới.

Trong những năm qua Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chuyển đổi số được Việt Nam đặc biệt coi quan trọng. Đảng, Nhà nước và Chính phủ cũng đã đồng loạt vào cuộc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế số, xã hội số và Chính phủ số. Nhiều tiện ích công nghệ số đã đạt được những thành công đáng ghi nhận. Internets đã phát triển nhanh ở Việt Nam và đạt đến quy mô phủ sóng khá lớn ở hầu hết các địa phương Việt Nam. Trí tuệ thông minh đã từng bước được áp dụng ở một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế. Nhiều doanh nghiệp đã và đang đẩy mạnh ứng dụng phương thức và cách thức quản lý mới theo công nghệ số. Người dân ở nhiều thành thị và vùng nông thôn đã tích cực sử dụng tiện ích internets vạn vật và điện thoại thông minh.

Chính phủ điện tử và chính phủ số đã phát triển đáng kể. Nhiều dịch vụ công đang được số hóa, như chữ ký điện tử, giao dịch trực tuyến, giải quyết các thủ tục hành chính theo phương thức trực tuyến. Nhiều địa phương hăng hái thực hiện áp dụng công nghệ số, tích cực phát triển các tiện ích của xã hội số. Đặc biệt, nhiều thành phố hăng hái nghiên cứu phát triển thành phố thông minh và đô thị thông minh. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng dự kiến tiến hành xây dựng thành phố thông minh từ tháng 7 năm 2021. Nhiều địa phương, thành phố khác cũng đang tiến hành nghiên cứu để xây dựng thành phố thông minh sớm nhất có thể.

Các cơ quan, các viện nghiên cứu, các trường học đã và đang tích cực ứng dụng quản trị thông minh và trong công tác quản lý tại cơ quan. Giáo dục, y tế…và nhiều lĩnh vực đã tích cực chuyển đổi để sử dụng tiện ích công nghệ số, trong đó có phổ cập công nghệ thông tin, công nghệ số đến tất cả mọi người. Các cơ quan báo chí, tuyên truyền đã ứng dụng rộng rãi tiện ích số vào trong công tác nghiệp vụ báo chí của mình, tạo ra các hoạt động có hiệu quả cao. Nhiều trường học đã trực tiếp ứng dụng giảng dạy trực tuyến và đạt được kết quả khá tốt. Các cuộc họp quốc tế, trong nước đã tiến hành trực tuyến khá thành công.

Điểm nổi bật trong những năm qua về phát triển nền kinh tế số chính là thương mại điện tử đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt từ quy mô đến diện rộng. Nhiều người dân và các doanh nghiệp đã thực hiện giao dịch thương mại điện tử thành công và hiện nay thương mại điện tử đang tăng nhanh. Tốc độ tăng của thương mại điện tử đạt được đến 20-25%/năm. Các hoạt động thương mại điện tử cũng ngày một mở rộng và bao trùm nhiều loại mặt hàng, sản phẩm.

Đi liền với thương mại điện thử là thanh toán không dùng tiền mặt cũng tăng lên trông thấy. Các dịch vụ ngân hàng số đang ngày một tăng. Giao diện và tiện ích ngân hàng số phục vụ cho người dân vay tiền, gửi tiền và rút tiền đã khá thuận tiện. Nhiều dịch vụ ăn uống, thuê xe…đã sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt thanh toán.

Trong những năm qua, hạ tầng số của Việt Nam cũng đã đạt được một số kết quả. Hạ tầng công nghệ thông tin cũng đã có phát triển. Việt Nam đã khá thành công ứng dụng công nghệ 3G, 4G, và đang chuẩn bị cho ứng dụng công nghệ 5G. Các công ty truyền thông và công nghệ cũng đã phát triển đạt được nhiều kết quả như Viettel. VNPT…Dịch vụ điện thoại và điện thoại thông minh cũng phát triển khả quan. Samsung đứng đầu công ty sản xuất điện thoại thông minh ở Việt Nam. Bkav cũng đã từng bước phát triển sản xuất điện thoại thông minh, thiệt bị nhà thông minh…Qua đợt dịch Covid-19, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã tích cực nghiên cứu các thiết bị tự động hỗ trợ cho phòng, chống dịch, và đạt kết quả khá. Do cần thiết phải ít tiếp xúc, tránh lây lan nên người dân và toàn xã hội đã tích cực sử dụng các tiện ích tiếp xúc, giao dịch, mua bán, giải quyết các thủ tục hành chính, hội họp, học tập… từ xa, và các tiện ích công nghệ số khác. Tất cả những điều này cho thấy Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng nền kinh tế số, xã hội số và Chính phủ số.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18254/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Đ.T.V (NASATI)




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nghiên cứu nền kinh tế số và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam
Ngày xuất bản: ngày 23 tháng 05 năm 2023
Nội dung:

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới đều có một chiến lược phát triển công nghệ số, các quốc gia đều tập trung vào việc nghiên cứu để có thể áp dụng công nghệ mới vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Nền kinh tế kỹ thuật số, nền kinh tế số (hay còn gọi là nền kinh tế Internet hoặc kinh tế mới) là một nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số phát triển đã mở đường cho sự đổi mới và phát triển trên toàn cầu. Những tiến bộ công nghệ trong nhiều năm qua đã tác động vào các ngành kinh doanh cũng như mọi khía cạnh của cuộc sống. Công nghệ số thúc đẩy nhiều ngành kinh doanh cải tiến mô hình phát triển, tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và xóa mờ đường biên giới địa lý giữa các quốc gia, làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau hơn.

Thực tế cho thấy, công nghệ số đã được ứng dụng rộng rãi vào đời sống xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là việc phát triển thương mại điện tử, đây là một trong 3 nội dung quan trọng trong nền kinh tế kỹ thuật số. Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần hình thành những mô hình kinh doanh mới, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở ra một thị trường rộng lớn với mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

Tại khu vực châu Á, công nghệ số cũng được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để giúp Hiệp hội trở thành một trong năm nền kinh tế số hóa trên thế giới trước năm 2025. Theo đánh giá của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thì việc thực hiện một chiến lược phát triển nền kinh tế số có thể khiến tổng GDP của ASEAN tăng thêm một nghìn tỷ USD trong vòng 10 năm tiếp theo.

Việt Nam là nước có nhiều cơ sở để thực hiện thành công mục tiêu này. Trước hết, lực lượng dân số trẻ, quy mô dân số lớn, tỷ lệ người dân biết chữ cao, số người dưới tiếp cận được với Internet chiếm tỷ lệ cao (hiện nay có khoảng trên 50% dân số sử dụng Internet mỗi ngày). Sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng với ứng dụng phổ biến của các thiết bị điện thoại thông minh hay máy tính bảng giúp mọi người có thể dễ dàng kết nối và tương tác với nhau từ bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức đối với Việt Nam, cụ thể là Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa công nghệ số và công nghệ của cuộc cách mạng 4.0. Tuy nhiên, Việt Nam cần đưa ra các quy định kiểm soát chặt chẽ để tránh lạm dụng thế giới ảo Internet và sử dụng thông tin sai mục đích.

Việt Nam là thị trường số lớn và hấp dẫn nhất khu vực, với những điều kiện tốt nhất về kinh doanh công nghệ, từ phát triển hạ tầng, thị trường tiềm năng, tiếp cận vốn, cũng như thanh toán điện tử, kết nối và tốc độ Internet chất lượng cao. Đây là những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam áp dụng nền kinh tế số.

Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS, TS Lê Quốc Lý thực hiện đề tài Nghiên cứu nền kinh tế số và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam với mục tiêu: Xác định rõ mô hình nền kinh tế số và thực trạng phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong quá trình phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam và đề xuất những quan điểm, giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục phát triển một cách có hiệu quả nền kinh tế số ở Việt Nam phù hợp với xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới.

Trong những năm qua Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chuyển đổi số được Việt Nam đặc biệt coi quan trọng. Đảng, Nhà nước và Chính phủ cũng đã đồng loạt vào cuộc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế số, xã hội số và Chính phủ số. Nhiều tiện ích công nghệ số đã đạt được những thành công đáng ghi nhận. Internets đã phát triển nhanh ở Việt Nam và đạt đến quy mô phủ sóng khá lớn ở hầu hết các địa phương Việt Nam. Trí tuệ thông minh đã từng bước được áp dụng ở một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế. Nhiều doanh nghiệp đã và đang đẩy mạnh ứng dụng phương thức và cách thức quản lý mới theo công nghệ số. Người dân ở nhiều thành thị và vùng nông thôn đã tích cực sử dụng tiện ích internets vạn vật và điện thoại thông minh.

Chính phủ điện tử và chính phủ số đã phát triển đáng kể. Nhiều dịch vụ công đang được số hóa, như chữ ký điện tử, giao dịch trực tuyến, giải quyết các thủ tục hành chính theo phương thức trực tuyến. Nhiều địa phương hăng hái thực hiện áp dụng công nghệ số, tích cực phát triển các tiện ích của xã hội số. Đặc biệt, nhiều thành phố hăng hái nghiên cứu phát triển thành phố thông minh và đô thị thông minh. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng dự kiến tiến hành xây dựng thành phố thông minh từ tháng 7 năm 2021. Nhiều địa phương, thành phố khác cũng đang tiến hành nghiên cứu để xây dựng thành phố thông minh sớm nhất có thể.

Các cơ quan, các viện nghiên cứu, các trường học đã và đang tích cực ứng dụng quản trị thông minh và trong công tác quản lý tại cơ quan. Giáo dục, y tế…và nhiều lĩnh vực đã tích cực chuyển đổi để sử dụng tiện ích công nghệ số, trong đó có phổ cập công nghệ thông tin, công nghệ số đến tất cả mọi người. Các cơ quan báo chí, tuyên truyền đã ứng dụng rộng rãi tiện ích số vào trong công tác nghiệp vụ báo chí của mình, tạo ra các hoạt động có hiệu quả cao. Nhiều trường học đã trực tiếp ứng dụng giảng dạy trực tuyến và đạt được kết quả khá tốt. Các cuộc họp quốc tế, trong nước đã tiến hành trực tuyến khá thành công.

Điểm nổi bật trong những năm qua về phát triển nền kinh tế số chính là thương mại điện tử đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt từ quy mô đến diện rộng. Nhiều người dân và các doanh nghiệp đã thực hiện giao dịch thương mại điện tử thành công và hiện nay thương mại điện tử đang tăng nhanh. Tốc độ tăng của thương mại điện tử đạt được đến 20-25%/năm. Các hoạt động thương mại điện tử cũng ngày một mở rộng và bao trùm nhiều loại mặt hàng, sản phẩm.

Đi liền với thương mại điện thử là thanh toán không dùng tiền mặt cũng tăng lên trông thấy. Các dịch vụ ngân hàng số đang ngày một tăng. Giao diện và tiện ích ngân hàng số phục vụ cho người dân vay tiền, gửi tiền và rút tiền đã khá thuận tiện. Nhiều dịch vụ ăn uống, thuê xe…đã sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt thanh toán.

Trong những năm qua, hạ tầng số của Việt Nam cũng đã đạt được một số kết quả. Hạ tầng công nghệ thông tin cũng đã có phát triển. Việt Nam đã khá thành công ứng dụng công nghệ 3G, 4G, và đang chuẩn bị cho ứng dụng công nghệ 5G. Các công ty truyền thông và công nghệ cũng đã phát triển đạt được nhiều kết quả như Viettel. VNPT…Dịch vụ điện thoại và điện thoại thông minh cũng phát triển khả quan. Samsung đứng đầu công ty sản xuất điện thoại thông minh ở Việt Nam. Bkav cũng đã từng bước phát triển sản xuất điện thoại thông minh, thiệt bị nhà thông minh…Qua đợt dịch Covid-19, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã tích cực nghiên cứu các thiết bị tự động hỗ trợ cho phòng, chống dịch, và đạt kết quả khá. Do cần thiết phải ít tiếp xúc, tránh lây lan nên người dân và toàn xã hội đã tích cực sử dụng các tiện ích tiếp xúc, giao dịch, mua bán, giải quyết các thủ tục hành chính, hội họp, học tập… từ xa, và các tiện ích công nghệ số khác. Tất cả những điều này cho thấy Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng nền kinh tế số, xã hội số và Chính phủ số.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18254/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Đ.T.V (NASATI)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây