HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Tiềm năng ứng dụng Blockchain trong Chính phủ điện tử
Nội dung:

Các nền tảng blockchain phổ biến được thiết kế với mục đích chủ yếu quản lý tiền và các tài sản mã hóa, nhưng công nghệ này có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có tiềm năng lớn trong ứng dụng hỗ trợ Chính phủ điện tử và có thể tạo nhiều thay đổi tích cực trong quản lý hành chính.

Công nghệ blockchain có khả năng quản trị dữ liệu một cách toàn vẹn, minh bạch và có độ tin cậy cao. Khả năng quản trị dữ liệu này được xem là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu thí điểm và triển khai mô hình Chính phủ điện tử tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các hệ thống blockchain được thiết kế nhằm mục đích đạt đến mức độ bất biến cao. Chúng có thể được tùy chỉnh để đảm bảo rằng thông tin lưu trữ trên blockchain chỉ có thể được truy cập hoặc được sửa đổi bởi các bên được ủy quyền. Trên thực tế, các cơ quan quản lý khác nhau có thể đóng vai trò là tổ chức xác thực, mỗi tổ chức đóng góp vào quá trình phân phối và xác minh dữ liệu. Điều này sẽ làm giảm đáng kể khả năng giả mạo dữ liệu và gian lận. Các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân hay các tổ chức dân sự cũng có thể cùng tham gia vào mạng lưới blockchain dưới vai trò thành viên xác thực. Cơ chế này cho phép thiết lập mức độ phân quyền linh hoạt hơn, đồng thời hạn chế những lỗi phổ biến trong quá trình nhập liệu hay đối chiếu thông tin truy xuất.

Xu hướng ứng dụng blockchain trong bầu cử công bằng và cởi mở là một trong những nền tảng của nền dân chủ. Mức độ bất biến cao của blockchain giúp nó trở thành một giải pháp tuyệt vời để đảm bảo rằng phiếu bầu không thể bị can thiệp. Ngoài việc nâng cao tính bảo mật cho việc bỏ phiếu tại các địa điểm bỏ phiếu, blockchain còn có khả năng khiến việc bỏ phiếu trực tuyến an toàn trở thành hiện thực. Việc tiểu bang West Virginia đã thí điểm là ví dụ thực tế về một hệ thống như vậy trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 của Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường tính minh bạch: cơ sở dữ liệu blockchain có thể được sử dụng để lưu trữ và bảo vệ hồ sơ của chính phủ khiến không ai có thể thao túng hoặc che giấu thông tin. Blockchain có thể phân phối quá trình xác minh và lưu trữ dữ liệu cho nhiều bên, nhờ đó có thể phân cấp quyền lực một cách hiệu quả. Blockchain có thể được sử dụng như một cơ sở dữ liệu minh bạch giúp làm giảm hoặc loại bỏ nhu cầu tin tưởng giữa các cơ quan chính phủ và dân thường. Hiện nay, một số quốc gia châu Âu đang xem xét khả năng lập các sổ đăng ký dựa trên blockchain để giảm bớt các tranh chấp tài sản. Mô hình này có thể dựa trên một hệ thống phân tán mà cả các cơ quan chính phủ và người dân có thể truy cập và xác minh, mỗi bên có thể giữ một bản sao các tài liệu và yêu cầu chính thức một cách an toàn. Ngoài ra, các blockchain phân quyền có thể cung cấp quyền truy cập vĩnh viễn vào các hồ sơ mà các quan chức thực thi pháp luật và các tổ chức giám sát có thể cần sử dụng để phát hiện ra các vụ việc tham nhũng hoặc lạm quyền.

Việc sử dụng blockchain trong quản trị cũng góp phần giảm chi phí vận hành bằng cách tối đa hóa hiệu quả công việc của các tổ chức quốc gia. Các hệ thống blockchain và hợp đồng thông minh có thể được sử dụng để tự động hóa các nhiệm vụ và quy trình công việc. Hiệu quả cao hơn và chi phí thấp hơn có thể giúp các cơ quan quản lý đạt được xếp hạng chấp thuận cao hơn. Bằng cách cắt giảm chi phí vận hành, chính phủ có thể đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực khác, chẳng hạn như giáo dục, an ninh và y tế công cộng. Công nghệ blockchain cũng có thể được áp dụng trong một lĩnh vực quản trị quan trọng khác là thu thuế. Sổ cái dựa trên blockchain có thể dễ dàng di chuyển tiền giữa các bên theo các điều kiện đặt trước. Điều này có thể giúp cắt giảm đáng kể những chi phí hành chính liên quan đến việc thu và phân phối tiền thuế và thi hành các luật lệ về thuế.

P.A.T (NASATI), theo Survey on Applications of Blockchain in E-Governance, Shabna Salam1; K. Praveen Kumar, Vol. 11 No. 4, 2021




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Tiềm năng ứng dụng Blockchain trong Chính phủ điện tử
Ngày xuất bản: ngày 17 tháng 11 năm 2021
Nội dung:

Các nền tảng blockchain phổ biến được thiết kế với mục đích chủ yếu quản lý tiền và các tài sản mã hóa, nhưng công nghệ này có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có tiềm năng lớn trong ứng dụng hỗ trợ Chính phủ điện tử và có thể tạo nhiều thay đổi tích cực trong quản lý hành chính.

Công nghệ blockchain có khả năng quản trị dữ liệu một cách toàn vẹn, minh bạch và có độ tin cậy cao. Khả năng quản trị dữ liệu này được xem là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu thí điểm và triển khai mô hình Chính phủ điện tử tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các hệ thống blockchain được thiết kế nhằm mục đích đạt đến mức độ bất biến cao. Chúng có thể được tùy chỉnh để đảm bảo rằng thông tin lưu trữ trên blockchain chỉ có thể được truy cập hoặc được sửa đổi bởi các bên được ủy quyền. Trên thực tế, các cơ quan quản lý khác nhau có thể đóng vai trò là tổ chức xác thực, mỗi tổ chức đóng góp vào quá trình phân phối và xác minh dữ liệu. Điều này sẽ làm giảm đáng kể khả năng giả mạo dữ liệu và gian lận. Các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân hay các tổ chức dân sự cũng có thể cùng tham gia vào mạng lưới blockchain dưới vai trò thành viên xác thực. Cơ chế này cho phép thiết lập mức độ phân quyền linh hoạt hơn, đồng thời hạn chế những lỗi phổ biến trong quá trình nhập liệu hay đối chiếu thông tin truy xuất.

Xu hướng ứng dụng blockchain trong bầu cử công bằng và cởi mở là một trong những nền tảng của nền dân chủ. Mức độ bất biến cao của blockchain giúp nó trở thành một giải pháp tuyệt vời để đảm bảo rằng phiếu bầu không thể bị can thiệp. Ngoài việc nâng cao tính bảo mật cho việc bỏ phiếu tại các địa điểm bỏ phiếu, blockchain còn có khả năng khiến việc bỏ phiếu trực tuyến an toàn trở thành hiện thực. Việc tiểu bang West Virginia đã thí điểm là ví dụ thực tế về một hệ thống như vậy trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 của Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường tính minh bạch: cơ sở dữ liệu blockchain có thể được sử dụng để lưu trữ và bảo vệ hồ sơ của chính phủ khiến không ai có thể thao túng hoặc che giấu thông tin. Blockchain có thể phân phối quá trình xác minh và lưu trữ dữ liệu cho nhiều bên, nhờ đó có thể phân cấp quyền lực một cách hiệu quả. Blockchain có thể được sử dụng như một cơ sở dữ liệu minh bạch giúp làm giảm hoặc loại bỏ nhu cầu tin tưởng giữa các cơ quan chính phủ và dân thường. Hiện nay, một số quốc gia châu Âu đang xem xét khả năng lập các sổ đăng ký dựa trên blockchain để giảm bớt các tranh chấp tài sản. Mô hình này có thể dựa trên một hệ thống phân tán mà cả các cơ quan chính phủ và người dân có thể truy cập và xác minh, mỗi bên có thể giữ một bản sao các tài liệu và yêu cầu chính thức một cách an toàn. Ngoài ra, các blockchain phân quyền có thể cung cấp quyền truy cập vĩnh viễn vào các hồ sơ mà các quan chức thực thi pháp luật và các tổ chức giám sát có thể cần sử dụng để phát hiện ra các vụ việc tham nhũng hoặc lạm quyền.

Việc sử dụng blockchain trong quản trị cũng góp phần giảm chi phí vận hành bằng cách tối đa hóa hiệu quả công việc của các tổ chức quốc gia. Các hệ thống blockchain và hợp đồng thông minh có thể được sử dụng để tự động hóa các nhiệm vụ và quy trình công việc. Hiệu quả cao hơn và chi phí thấp hơn có thể giúp các cơ quan quản lý đạt được xếp hạng chấp thuận cao hơn. Bằng cách cắt giảm chi phí vận hành, chính phủ có thể đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực khác, chẳng hạn như giáo dục, an ninh và y tế công cộng. Công nghệ blockchain cũng có thể được áp dụng trong một lĩnh vực quản trị quan trọng khác là thu thuế. Sổ cái dựa trên blockchain có thể dễ dàng di chuyển tiền giữa các bên theo các điều kiện đặt trước. Điều này có thể giúp cắt giảm đáng kể những chi phí hành chính liên quan đến việc thu và phân phối tiền thuế và thi hành các luật lệ về thuế.

P.A.T (NASATI), theo Survey on Applications of Blockchain in E-Governance, Shabna Salam1; K. Praveen Kumar, Vol. 11 No. 4, 2021




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây