HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Giáo sư Nhật Bản phát minh đôi đũa làm tăng vị mặn thức ăn
Nội dung:

Một giáo sư Nhật Bản đã phát triển thành công "đôi đũa" công nghệ giúp tăng vị mặn trong thức ăn. Phát minh này sẽ giúp những người cần giảm muối trong khẩu phần ăn có thể ăn uống ngon miệng hơn.


Giáo sư Nhật Bản phát minh đôi đũa làm tăng vị mặn thức ăn - Ảnh 1.

Đôi đũa tạo ra vị mặn do các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát triển - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, giáo sư Homei Miyashita của Đại học Meiji (Nhật Bản) và nhà sản xuất nước giải khát Kirin đã tạo ra loại đũa nâng cao vị giác này bằng cách sử dụng kích thích điện và một thiết bị đeo trên cổ tay.

Thiết bị này sử dụng một dòng điện nhẹ để truyền các ion natri từ thực phẩm qua đũa đến miệng, giúp tạo ra cảm giác của vị mặn.

Ông Miyashita cho biết loại đũa đặc biệt này có thể tăng độ mặn của đồ ăn lên gấp rưỡi.

Bên cạnh đôi đũa tạo ra vị mặn, ông Miyashita và phòng thí nghiệm của ông đã khám phá nhiều cách khác nhau mà công nghệ có thể kích thích trải nghiệm giác quan của con người.

Ông Miyashita đã phát triển một thiết bị giống như màn hình tivi mô phỏng mùi vị. Khi dùng thiết bị này, người dùng có thể nếm được các mùi vị thức ăn khác nhau.

Đũa tạo vị mặn được xem là một giải pháp hữu dụng để bảo vệ sức khỏe của người dân Nhật Bản trong tương lai.

Đất nước này có chế độ ăn uống truyền thống có xu hướng mặn. Người trưởng thành Nhật Bản trung bình tiêu thụ khoảng 10g muối mỗi ngày, cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Lượng muối dư thừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, đột quỵ và nhiều bệnh khác.

"Nếu chúng ta cố gắng giảm lượng muối theo cách thông thường, chúng ta sẽ phải đành lòng cắt đi những món ăn yêu thích khỏi chế độ ăn uống của mình, hoặc phải ăn thức ăn nhạt nhẽo", nhà nghiên cứu Ai Sato của Kirin cho biết.

Vì thế, cả ông Miyashita và Kirin đang hoàn thiện loại đũa tạo ra mùi vị và hy vọng có thể thương mại hóa chúng vào đầu năm sau.




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Giáo sư Nhật Bản phát minh đôi đũa làm tăng vị mặn thức ăn
Ngày xuất bản: ngày 24 tháng 04 năm 2022
Nội dung:

Một giáo sư Nhật Bản đã phát triển thành công "đôi đũa" công nghệ giúp tăng vị mặn trong thức ăn. Phát minh này sẽ giúp những người cần giảm muối trong khẩu phần ăn có thể ăn uống ngon miệng hơn.


Giáo sư Nhật Bản phát minh đôi đũa làm tăng vị mặn thức ăn - Ảnh 1.

Đôi đũa tạo ra vị mặn do các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát triển - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, giáo sư Homei Miyashita của Đại học Meiji (Nhật Bản) và nhà sản xuất nước giải khát Kirin đã tạo ra loại đũa nâng cao vị giác này bằng cách sử dụng kích thích điện và một thiết bị đeo trên cổ tay.

Thiết bị này sử dụng một dòng điện nhẹ để truyền các ion natri từ thực phẩm qua đũa đến miệng, giúp tạo ra cảm giác của vị mặn.

Ông Miyashita cho biết loại đũa đặc biệt này có thể tăng độ mặn của đồ ăn lên gấp rưỡi.

Bên cạnh đôi đũa tạo ra vị mặn, ông Miyashita và phòng thí nghiệm của ông đã khám phá nhiều cách khác nhau mà công nghệ có thể kích thích trải nghiệm giác quan của con người.

Ông Miyashita đã phát triển một thiết bị giống như màn hình tivi mô phỏng mùi vị. Khi dùng thiết bị này, người dùng có thể nếm được các mùi vị thức ăn khác nhau.

Đũa tạo vị mặn được xem là một giải pháp hữu dụng để bảo vệ sức khỏe của người dân Nhật Bản trong tương lai.

Đất nước này có chế độ ăn uống truyền thống có xu hướng mặn. Người trưởng thành Nhật Bản trung bình tiêu thụ khoảng 10g muối mỗi ngày, cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Lượng muối dư thừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, đột quỵ và nhiều bệnh khác.

"Nếu chúng ta cố gắng giảm lượng muối theo cách thông thường, chúng ta sẽ phải đành lòng cắt đi những món ăn yêu thích khỏi chế độ ăn uống của mình, hoặc phải ăn thức ăn nhạt nhẽo", nhà nghiên cứu Ai Sato của Kirin cho biết.

Vì thế, cả ông Miyashita và Kirin đang hoàn thiện loại đũa tạo ra mùi vị và hy vọng có thể thương mại hóa chúng vào đầu năm sau.




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây