HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh trên đàn vật nuôi sau mưa lũ
Nội dung:
Mưa lũ lịch sử ở Quỳnh Lưu đã làm cho 10.000 con gia cầm và hàng trăm con gia súc bị chết, nước cuốn trôi. Hiện môi trường ẩm ướt, cộng với thời tiết đang diễn biến phức tạp là điều kiện thuận lợi để virus xâm nhập, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trong những ngày qua khi nước lũ dâng cao, để đảm bảo cho gia súc không bị ướt làm hư móng, anh đã di chuyển toàn bộ đàn vật nuôi này lên gửi cho các hộ gia đình vùng cao hơn.
Xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 1.700 con trâu, bò, lợn, 31.000 con gia cầm. Theo ông Hồ Sỹ Thắng - PCT UBND xã Ngọc Sơn thì trong đợt lũ từ ngày 25 - 27/9, xã Ngọc Sơn có 160 hộ chăn nuôi bị ngập sâu. Khi nước đã rút hết, xã đã tăng cường công tác tuyên truyền, cử cán bộ có chuyên môn, kỹ thuật hướng dẫn người nuôi phun hóa chất tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại đảm bảo khô ráo, sạch sẽ trước khi đưa gia súc, gia cầm trở lại chuồng nuôi.
Cùng với đó, cung cấp đầy đủ thức ăn thô và tinh, bổ sung vitamin, các khoáng chất cần thiết để hạn chế dịch bệnh phát sinh ở đàn vật nuôi. Hiện địa phương cũng đang đẩy mạnh tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho từng đối tượng con vật sau mưa bão.
Đến thời điểm này, Ngọc Sơn đã tiêm được 350 liều vắc xin cho trâu, bò trên 8 xóm; phấn đấu đến ngày 4/10, xã sẽ hoàn thành 100% tổng đàn được tiêm trong đợt này theo đúng quy định.
Đối với xã Quỳnh Lâm có 1.700 nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, 36 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung. Bà Nguyễn Thị Loan - cán bộ nông nghiệp xã Quỳnh Lâm cho biết: Đợt mưa lớn vừa qua, toàn xã có đến 19.500 con gà, vịt, 150 con lợn bị chết và nước cuốn trôi. Nhằm chủ động triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa lũ, huyện cung cấp 50 lít hóa chất và xã đã chủ động mua thêm 20 lít để phun tiêu độc khử trùng toàn bộ các chuồng trại và 24 lít Cloramin B để khử khuẩn tại các giếng nước phục vụ chăn nuôi, sinh hoạt trên toàn địa bàn.
Xã cũng chỉ đạo những hộ có gia súc, gia cầm bị chết tiến hành thu gom, chôn lấp, xử lý theo đúng quy trình, tuyệt đối không được vứt xác vật nuôi ra kênh mương gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, khuyến cáo nhân dân không cho đàn vật nuôi ăn thức ăn ẩm ướt, nấm mốc và ở những diện tích cỏ trồng bị ngập thì phải rửa sạch sẽ, phơi héo trước khi cho trâu, bò ăn.
Những ngày qua, huyện Quỳnh Lưu đã chỉ đạo các địa phương vùng bị ngập lụt nặng khi nước lũ rút đến đâu thì tuyên truyền người dân tổ chức tổng vệ sinh môi trường, phun khử trùng tiêu độc theo dạng sương mù ngay đến đó, nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh. 
Hiện tại, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tham mưu cho UBND huyện cấp 205 lít hóa chất cho các xã bị ngập sâu; hỗ trợ 50% giá vắc xin tiêm cho đàn trâu, bò. Tuy nhiên, điều lo ngại nhất là đối với gia súc non gặp môi trường ẩm ướt sẽ bội nhiễm các loại vi khuẩn, gây nhiễm trùng máu và chết. 

 



NHUẬN BÚT


Tác giả: TH: Trung Kiên
Tiêu đề: Ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh trên đàn vật nuôi sau mưa lũ
Ngày xuất bản: ngày 31 tháng 10 năm 2021
Nội dung:
Mưa lũ lịch sử ở Quỳnh Lưu đã làm cho 10.000 con gia cầm và hàng trăm con gia súc bị chết, nước cuốn trôi. Hiện môi trường ẩm ướt, cộng với thời tiết đang diễn biến phức tạp là điều kiện thuận lợi để virus xâm nhập, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trong những ngày qua khi nước lũ dâng cao, để đảm bảo cho gia súc không bị ướt làm hư móng, anh đã di chuyển toàn bộ đàn vật nuôi này lên gửi cho các hộ gia đình vùng cao hơn.
Xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 1.700 con trâu, bò, lợn, 31.000 con gia cầm. Theo ông Hồ Sỹ Thắng - PCT UBND xã Ngọc Sơn thì trong đợt lũ từ ngày 25 - 27/9, xã Ngọc Sơn có 160 hộ chăn nuôi bị ngập sâu. Khi nước đã rút hết, xã đã tăng cường công tác tuyên truyền, cử cán bộ có chuyên môn, kỹ thuật hướng dẫn người nuôi phun hóa chất tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại đảm bảo khô ráo, sạch sẽ trước khi đưa gia súc, gia cầm trở lại chuồng nuôi.
Cùng với đó, cung cấp đầy đủ thức ăn thô và tinh, bổ sung vitamin, các khoáng chất cần thiết để hạn chế dịch bệnh phát sinh ở đàn vật nuôi. Hiện địa phương cũng đang đẩy mạnh tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho từng đối tượng con vật sau mưa bão.
Đến thời điểm này, Ngọc Sơn đã tiêm được 350 liều vắc xin cho trâu, bò trên 8 xóm; phấn đấu đến ngày 4/10, xã sẽ hoàn thành 100% tổng đàn được tiêm trong đợt này theo đúng quy định.
Đối với xã Quỳnh Lâm có 1.700 nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, 36 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung. Bà Nguyễn Thị Loan - cán bộ nông nghiệp xã Quỳnh Lâm cho biết: Đợt mưa lớn vừa qua, toàn xã có đến 19.500 con gà, vịt, 150 con lợn bị chết và nước cuốn trôi. Nhằm chủ động triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa lũ, huyện cung cấp 50 lít hóa chất và xã đã chủ động mua thêm 20 lít để phun tiêu độc khử trùng toàn bộ các chuồng trại và 24 lít Cloramin B để khử khuẩn tại các giếng nước phục vụ chăn nuôi, sinh hoạt trên toàn địa bàn.
Xã cũng chỉ đạo những hộ có gia súc, gia cầm bị chết tiến hành thu gom, chôn lấp, xử lý theo đúng quy trình, tuyệt đối không được vứt xác vật nuôi ra kênh mương gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, khuyến cáo nhân dân không cho đàn vật nuôi ăn thức ăn ẩm ướt, nấm mốc và ở những diện tích cỏ trồng bị ngập thì phải rửa sạch sẽ, phơi héo trước khi cho trâu, bò ăn.
Những ngày qua, huyện Quỳnh Lưu đã chỉ đạo các địa phương vùng bị ngập lụt nặng khi nước lũ rút đến đâu thì tuyên truyền người dân tổ chức tổng vệ sinh môi trường, phun khử trùng tiêu độc theo dạng sương mù ngay đến đó, nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh. 
Hiện tại, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tham mưu cho UBND huyện cấp 205 lít hóa chất cho các xã bị ngập sâu; hỗ trợ 50% giá vắc xin tiêm cho đàn trâu, bò. Tuy nhiên, điều lo ngại nhất là đối với gia súc non gặp môi trường ẩm ướt sẽ bội nhiễm các loại vi khuẩn, gây nhiễm trùng máu và chết. 

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây