HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế do các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan gây ra và đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro cho các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam
Nội dung:
Xuất phát từ thực tiễn, Cơ quan chủ trì Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài GS.TS. Trần Thọ Đạt thực hiện “Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế do các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan gây ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro cho các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam” với mục tiêu: Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế do các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan (KTTVCĐ) gây ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) và đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro cho các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau: Lý thuyết và qui trình lượng giá tác động kinh tế do các hiện tượng KTTVCĐ Lượng giá tác động kinh tế của BĐKH nói chung và của các HTKTTVCĐ nói riêng là một lĩnh vực có cơ sở lý thuyết và các phương pháp thực nghiệm chuyên sâu, hệ thống. Điểm mấu chốt của việc đánh giá là tìm hiểu được sự liên hệ giữa các chức năng sinh thái của hệ sinh thái với những giá trị mà nó tạo ra cho hệ thống phúc lợi xã hội của con người. Tổng giá trị kinh tế của một hệ sinh thái bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị lựa chọn và giá trị phi sử dụng. Khi có sự cố môi trường xảy ra thì các nhóm giá trị này sẽ bị suy giảm.
Kết quả lượng giá thiệt hại của các hiện tượng KTTVCĐ điển hình. Trong nội dung nghiên cứu chính, đề tài đã áp dụng nhiều kỹ thuật lượng giá từ truyền thống tới hiện đại để lượng giá những thiệt hại kinh tế do các hiện tượng KTTVCĐ điển hình gây ra tại khu vực 9 tỉnh ven biển miền Trung (từ Hà Tĩnh tới Phú Yên) gây ra. Đó là cơn bão Xangsane (2006), Lũ do bão Ketsana (2009) và trận hạn điển hình tại Phú Yên (2013).
Đề tài đã đánh giá kết quả lượng giá thiệt hại kinh tế trực tiếp: Đối với cơn bão điển hình Xangsane, thiệt hại kinh tế trực tiếp do bão Xangsane là khoảng 20 ngàn tỷ đồng tính theo giá so sánh năm 2006: gần 4 ngàn tỷ USD cho nhà ở (chiếm 33%), 160 ngàn tỷ cho giáo dục và y tế, 48 ngàn tỷ cho văn hóa, 4.2 ngàn tỷ cho nông, lâm, diêm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản (chiếm 35%) 635 tỷ cho thủy lợi, 2.8 ngàn tỷ cho giao thông, 220 tỷ cho thông tin liên lạc. Ngoài ra, còn nhiều thiệt hại tác động lên nhiều lĩnh vực khác. Trong phân tích hiện tại, phần thiệt hại của các hộ gia đình và doanh nghiệp (khu vực tư nhân là 8.5 ngàn tỷ đồng) chiếm 70% tổng thiệt hại trực tiếp.
Mô hình kiểm soát tích hợp.Trong nghiên cứu này, phương pháp kiểm soát tích hợp được áp dụng cho việc nghiên cứu so sánh nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của đợt hạn hán điển hình đến thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam. Nhóm xử lý là tỉnh Phú Yên, nhóm kiểm soát là 29 tỉnh được chọn ra từ 63 tỉnh thành của Việt Nam. Các số liệu về kinh tế được thu thập từ Tổng cục Thống kê còn các số liệu về thiên tai được thu thập từ Hệ quản lý thông tin thiên tai và Cơ sở dữ liệu về các sự kiện khẩn cấp trong giai đoạn 2000-2018. Kết quả cho thấy đợt hạn làm giảm thu nhập bình quân đầu người trong ngắn hạn khi xét thu nhập như là một biến số tổng hợp của các loại thu nhập khác. Mức giảm thu nhập đầu người do hạn hán được ước lượng là 160.000 đ/tháng. Tác động này chỉ tồn tại trong vòng 3 năm sau khi thiên tai xảy ra./.
Hồng Nhung (TH)



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế do các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan gây ra và đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro cho các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam
Ngày xuất bản: ngày 21 tháng 11 năm 2022
Nội dung:
Xuất phát từ thực tiễn, Cơ quan chủ trì Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài GS.TS. Trần Thọ Đạt thực hiện “Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế do các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan gây ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro cho các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam” với mục tiêu: Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế do các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan (KTTVCĐ) gây ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) và đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro cho các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau: Lý thuyết và qui trình lượng giá tác động kinh tế do các hiện tượng KTTVCĐ Lượng giá tác động kinh tế của BĐKH nói chung và của các HTKTTVCĐ nói riêng là một lĩnh vực có cơ sở lý thuyết và các phương pháp thực nghiệm chuyên sâu, hệ thống. Điểm mấu chốt của việc đánh giá là tìm hiểu được sự liên hệ giữa các chức năng sinh thái của hệ sinh thái với những giá trị mà nó tạo ra cho hệ thống phúc lợi xã hội của con người. Tổng giá trị kinh tế của một hệ sinh thái bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị lựa chọn và giá trị phi sử dụng. Khi có sự cố môi trường xảy ra thì các nhóm giá trị này sẽ bị suy giảm.
Kết quả lượng giá thiệt hại của các hiện tượng KTTVCĐ điển hình. Trong nội dung nghiên cứu chính, đề tài đã áp dụng nhiều kỹ thuật lượng giá từ truyền thống tới hiện đại để lượng giá những thiệt hại kinh tế do các hiện tượng KTTVCĐ điển hình gây ra tại khu vực 9 tỉnh ven biển miền Trung (từ Hà Tĩnh tới Phú Yên) gây ra. Đó là cơn bão Xangsane (2006), Lũ do bão Ketsana (2009) và trận hạn điển hình tại Phú Yên (2013).
Đề tài đã đánh giá kết quả lượng giá thiệt hại kinh tế trực tiếp: Đối với cơn bão điển hình Xangsane, thiệt hại kinh tế trực tiếp do bão Xangsane là khoảng 20 ngàn tỷ đồng tính theo giá so sánh năm 2006: gần 4 ngàn tỷ USD cho nhà ở (chiếm 33%), 160 ngàn tỷ cho giáo dục và y tế, 48 ngàn tỷ cho văn hóa, 4.2 ngàn tỷ cho nông, lâm, diêm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản (chiếm 35%) 635 tỷ cho thủy lợi, 2.8 ngàn tỷ cho giao thông, 220 tỷ cho thông tin liên lạc. Ngoài ra, còn nhiều thiệt hại tác động lên nhiều lĩnh vực khác. Trong phân tích hiện tại, phần thiệt hại của các hộ gia đình và doanh nghiệp (khu vực tư nhân là 8.5 ngàn tỷ đồng) chiếm 70% tổng thiệt hại trực tiếp.
Mô hình kiểm soát tích hợp.Trong nghiên cứu này, phương pháp kiểm soát tích hợp được áp dụng cho việc nghiên cứu so sánh nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của đợt hạn hán điển hình đến thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam. Nhóm xử lý là tỉnh Phú Yên, nhóm kiểm soát là 29 tỉnh được chọn ra từ 63 tỉnh thành của Việt Nam. Các số liệu về kinh tế được thu thập từ Tổng cục Thống kê còn các số liệu về thiên tai được thu thập từ Hệ quản lý thông tin thiên tai và Cơ sở dữ liệu về các sự kiện khẩn cấp trong giai đoạn 2000-2018. Kết quả cho thấy đợt hạn làm giảm thu nhập bình quân đầu người trong ngắn hạn khi xét thu nhập như là một biến số tổng hợp của các loại thu nhập khác. Mức giảm thu nhập đầu người do hạn hán được ước lượng là 160.000 đ/tháng. Tác động này chỉ tồn tại trong vòng 3 năm sau khi thiên tai xảy ra./.
Hồng Nhung (TH)



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây