HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Ảnh hưởng của khai thác tác động thấp đến tính đa dạng loài cây gỗ và cấu trúc của rừng tự nhiên có chứng chỉ bền vững.
Nội dung:

Nhằm đánh giá được ảnh hưởng của khai thác tác động thấp đến tính đa dạng và cấu trúc của rừng tự nhiên ở hai Lâm trường đã có chứng chỉ FSC, tìm ra các cơ chế sinh thái rừng và đề xuất được giải pháp kỹ thuật Lâm sinh và Sinh thái để quản lý rừng bền vững và nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ, đồng thời hỗ trợ sinh viên và học viên cao học trong nghiên cứu về điều tra rừng, sinh thái rừng và phân tích thống kê, nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn Hồng Hải, Trường Đại học Lâm nghiệp đứng đầu đã thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của khai thác tác động thấp đến tính đa dạng loài cây gỗ và cấu trúc của rừng tự nhiên có chứng chỉ bền vững”.

Qua nghiên cứu hồ sơ khai thác, lịch sử lâm phần và những tài liệu khác có liên quan, nhóm nghiên cứu thiết kế hệ thống các ô tiêu chuẩn tạm thời để thu thập dữ liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài như sau: 40 ô tiêu chuẩn không lặp, mỗi ô có diện tích 1ha (100m × 100m) được thiết lập trên các trạng thái rừng đã khai thác (20 ô) và chưa khai thác (20 ô - làm đối chứng) tại Lâm trường Trường sơn (Quảng Bình) và Đăk tô (Kon tum). Ô tiêu chuẩn sau đó được chia thành lưới các phân ô 100m2 (10m x 10m). Các số liệu về địa hình như độ cao, độ dốc, hướng dốc, độ lồi/lõm, hướng phơi được thu thập trên các phân ô. Tất cả cá thể cây có đường kính ngang ngực - dbh ≥ 1 cm được xác định vị trí (tọa độ x, y) và các đặc điểm như tên loài, dbh, chiều cao vút ngọn. Vị trí của mỗi cây được xác định thông qua lưới các phân ô (10m × 10m) bởi thước đo khoảng cách bằng laser và la bàn. Nếu cây phân nhánh dưới độ cao ngang ngực (1.3 m) thì được coi là cây riêng lẻ. Độ tàn che và diện tích lá được đo bằng phương pháp chụp ảnh bán cầu (hemispherical photography) tại mỗi phân ô. Chiều cao vút ngọn được đo bằng thước laser (Nikon Pro rangefinder Laser). Tên cây được phân loại bởi chuyên gia phân loại thực vật của Trường Đại học Lâm nghiệp.

Về phân tích số liệu, nhóm đề tài đã phân tích sự đa dạng loài cây gỗ (tính chỉ số đa dạng loài, mức độ ưu thế, chỉ số độ quan trọng (IVI), tính tương đồng, tính không đồng nhất, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như địa hình…).

Về cấu trúc rừng, nhóm đề tài phân tích độ tàn che và diện tích lá, sinh khối trên mặt đất,  phân bố của cá thể cây theo loài, đường kính và chiều cao, phân tích mô hình điểm không gian.

Thực hiện so sánh, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của RIL đến hiện trạng rừng trước và sau khai thác bằng các kỹ thuật phân tích thống kê (thống kê không gian, thống kê phi không gian, hồi quy mờ) và đề xuất các giải pháp như các giải pháp được đề xuất trên cơ sở biến đổi của rừng sau khai thác (về tính đa dạng loài cây gỗ và cấu trúc rừng) dưới tác động của RIL so với trạng thái tương tự trước khi khai thác.

Sau một thời gian triên khai thực hiện, đề tài thu được các kết quả sau:

- Thông qua so sánh các trạng thái rừng trước (chưa khai thác) và sau khai thác (khai thác thường và khai thác tác động thấp), đã đánh giá được ảnh hưởng của khai thác đến cấu trúc rừng.

- Quá trình phân tích dữ liệu đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các biện pháp khai thác đối với từng trạng thái rừng.

- Từ kết quả nghiên cứu, đã đề ra được các giải pháp lâm sinh và sinh thái rừng nhằm quản lý và sử dụng rừng bền vững.

- Việc ứng dụng phương pháp phân tích mô hình điểm không gian trong nghiên cứu sinh thái rừng còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Từ nghiên cứu này đã có 03 công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín (Forests và Plant Ecology and Diversity) và 04 công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước (Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp).

Đề tài là dạng nghiên cứu khoa học cơ bản, vì vậy giá trị thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu cần có các khảo nghiệm thực tiễn, đặc biệt đối với cây rừng là đối tượng sinh trưởng lâu năm.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 16584/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

P.T.T (NASATI)




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Ảnh hưởng của khai thác tác động thấp đến tính đa dạng loài cây gỗ và cấu trúc của rừng tự nhiên có chứng chỉ bền vững.
Ngày xuất bản: ngày 23 tháng 09 năm 2021
Nội dung:

Nhằm đánh giá được ảnh hưởng của khai thác tác động thấp đến tính đa dạng và cấu trúc của rừng tự nhiên ở hai Lâm trường đã có chứng chỉ FSC, tìm ra các cơ chế sinh thái rừng và đề xuất được giải pháp kỹ thuật Lâm sinh và Sinh thái để quản lý rừng bền vững và nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ, đồng thời hỗ trợ sinh viên và học viên cao học trong nghiên cứu về điều tra rừng, sinh thái rừng và phân tích thống kê, nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn Hồng Hải, Trường Đại học Lâm nghiệp đứng đầu đã thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của khai thác tác động thấp đến tính đa dạng loài cây gỗ và cấu trúc của rừng tự nhiên có chứng chỉ bền vững”.

Qua nghiên cứu hồ sơ khai thác, lịch sử lâm phần và những tài liệu khác có liên quan, nhóm nghiên cứu thiết kế hệ thống các ô tiêu chuẩn tạm thời để thu thập dữ liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài như sau: 40 ô tiêu chuẩn không lặp, mỗi ô có diện tích 1ha (100m × 100m) được thiết lập trên các trạng thái rừng đã khai thác (20 ô) và chưa khai thác (20 ô - làm đối chứng) tại Lâm trường Trường sơn (Quảng Bình) và Đăk tô (Kon tum). Ô tiêu chuẩn sau đó được chia thành lưới các phân ô 100m2 (10m x 10m). Các số liệu về địa hình như độ cao, độ dốc, hướng dốc, độ lồi/lõm, hướng phơi được thu thập trên các phân ô. Tất cả cá thể cây có đường kính ngang ngực - dbh ≥ 1 cm được xác định vị trí (tọa độ x, y) và các đặc điểm như tên loài, dbh, chiều cao vút ngọn. Vị trí của mỗi cây được xác định thông qua lưới các phân ô (10m × 10m) bởi thước đo khoảng cách bằng laser và la bàn. Nếu cây phân nhánh dưới độ cao ngang ngực (1.3 m) thì được coi là cây riêng lẻ. Độ tàn che và diện tích lá được đo bằng phương pháp chụp ảnh bán cầu (hemispherical photography) tại mỗi phân ô. Chiều cao vút ngọn được đo bằng thước laser (Nikon Pro rangefinder Laser). Tên cây được phân loại bởi chuyên gia phân loại thực vật của Trường Đại học Lâm nghiệp.

Về phân tích số liệu, nhóm đề tài đã phân tích sự đa dạng loài cây gỗ (tính chỉ số đa dạng loài, mức độ ưu thế, chỉ số độ quan trọng (IVI), tính tương đồng, tính không đồng nhất, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như địa hình…).

Về cấu trúc rừng, nhóm đề tài phân tích độ tàn che và diện tích lá, sinh khối trên mặt đất,  phân bố của cá thể cây theo loài, đường kính và chiều cao, phân tích mô hình điểm không gian.

Thực hiện so sánh, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của RIL đến hiện trạng rừng trước và sau khai thác bằng các kỹ thuật phân tích thống kê (thống kê không gian, thống kê phi không gian, hồi quy mờ) và đề xuất các giải pháp như các giải pháp được đề xuất trên cơ sở biến đổi của rừng sau khai thác (về tính đa dạng loài cây gỗ và cấu trúc rừng) dưới tác động của RIL so với trạng thái tương tự trước khi khai thác.

Sau một thời gian triên khai thực hiện, đề tài thu được các kết quả sau:

- Thông qua so sánh các trạng thái rừng trước (chưa khai thác) và sau khai thác (khai thác thường và khai thác tác động thấp), đã đánh giá được ảnh hưởng của khai thác đến cấu trúc rừng.

- Quá trình phân tích dữ liệu đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các biện pháp khai thác đối với từng trạng thái rừng.

- Từ kết quả nghiên cứu, đã đề ra được các giải pháp lâm sinh và sinh thái rừng nhằm quản lý và sử dụng rừng bền vững.

- Việc ứng dụng phương pháp phân tích mô hình điểm không gian trong nghiên cứu sinh thái rừng còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Từ nghiên cứu này đã có 03 công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín (Forests và Plant Ecology and Diversity) và 04 công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước (Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp).

Đề tài là dạng nghiên cứu khoa học cơ bản, vì vậy giá trị thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu cần có các khảo nghiệm thực tiễn, đặc biệt đối với cây rừng là đối tượng sinh trưởng lâu năm.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 16584/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

P.T.T (NASATI)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây