HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Một số kết quả đạt được của Thanh Chương trong việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội
Nội dung:
Trong năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do diễn biến phức tạp của thời tiết, thiên tai và đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến tất cả các mặt của đời sống, nhưng với sự nỗ lực cố gắng chung của toàn ngành, hoạt động KHCN của tỉnh Nghệ An vẫn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đóng góp  tích cực vào thành tích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Trong đó có một phần đóng góp của hoạt động KHCN trên địa bàn huyện Thanh Chương, mà then chốt là việc đẩy mạnh ứng dụng, áp dụng các tiến bộ KHCN vào các mặt sản xuất và đời sống:
Trong lĩnh vực nông nghiệp: Nhờ ứng dụng tiến bộ KHCN, Thanh Chương trong năm qua đã đạt nhiều kết quả trong phát triển nông nghiệp cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Đến nay, huyện đã xây dựng được một số sản phẩm chủ lực như: chè búp tươi, gỗ nguyên liệu, tinh bột sắn, cam, bưởi, gà... đồng thời tiếp tục duy trì hiệu quả các mô hình nhà lưới trồng các loại rau màu cao cấp tại các xã Thanh Lĩnh, Thanh Dương, Võ Liệt, Thanh Tiên, Thanh Liên, mở rộng 01 mô hình nhà lưới tại xã Thanh Khê; Duy trì và phát triển tốt mô hình trồng bí xanh tại các xã: Thanh Lĩnh, Thanh Liên, Xuân Tường, Hạnh Lâm, Thanh Hòa với diện tích hơn 28 ha; Phối hợp Viện sinh học nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện  mô hình trồng khoai tây tại xã Thanh Yên với diện tích 6,1 ha. Trong đợt đầu năm 2021, có thêm 4 sản phẩm của Thanh Chương tham gia đánh giá chất lượng sản phẩm trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Nghệ An, kết quả: sản phẩm Nhút bà Quế của HTX sản xuất Nhút và Đặc sản nông nghiệp Thanh Chương được xếp hạng 4 sao, 03 sản phẩm Măng cay, Măng chua của HTX sản xuất Nhút và Đặc sản nông nghiệp Thanh Chương và Bưởi Thanh Mỹ của HTX Bưởi Thanh Mỹ được xếp hạng 3 sao, nâng tổng số sản phẩm được đánh giá xếp hạng từ 3 đến 4 sao của huyện thành 11 sản phẩm, đồng thời tiếp tục tổ chức tư vấn, hướng dẫn các chủ thể phát triển, hoàn thiện sản phẩm, xây dựng hồ sơ minh chứng để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2021. Kết quả đánh giá lần một, toàn huyện có thêm 4 sản phẩm (đạt trên 50 điểm) đủ điều kiện để tham gia cuộc thi đánh giá, phân hạng OCOP cấp tỉnh cuối năm 2021.
Trong lĩnh vực y tế: Đưa vào sử dụng hiệu quả và từng bước nâng cấp phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện, kết nối, liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan giám định và thanh toán BHYT, phục vụ giám định khám, chữa bệnh BHYT điện tử. Đồng thời việc ứng dụng CNTT đã giúp giảm thời gian chờ đợi khám bệnh, thanh quyết toán của bệnh nhân, giúp quản lý việc kê đơn thuốc của các bác sỹ, nhằm giảm tình trạng các đơn thuốc chưa hợp lý đến tay người bệnh. Lắp đặt và sử dụng hệ thống telehealth ứng dụng trong giao ban trực tuyến, khám chữa bệnh, hội chẩn từ xa. Những ca bệnh khó được hội chẩn bởi các bác sỹ, chuyên gia đầu ngành. Sáng chế và đưa vào sử dụng 2 máy sát khuẩn tay tự động đặt tại khu vực cổng vào bệnh viện, vừa đảm bảo việc sát khuẩn tay tiện lợi, vừa tuyên truyền thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế trong phòng chống dịch Covid-19.  Trong năm 2021, ngành y tế có 13 đề tài NCKH cấp cơ sở được Sở Y tế nghiệm thu, có 4 đề tài xết loại xuất sắc.
Trong lĩnh vực giáo dục: 100% các trường thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý. Duy trì các điểm cầu họp trực tuyến nhằm phục vụ công tác hội họp cũng như tập huấn, mỗi cụm chuyên môn 1 điểm cầu, các trường đẩy mạnh huy động các nguồn lực lắp đặt 885 hệ thống bảng dạy học thông minh trong các cấp học. Tiếp tục triển khai tập huấn và chỉ đạo các trường làm tốt công tác giáo dục STEM, phối hợp với Công ty TNHH STEM thành phố Vinh triển khai tập huấn cho hơn 150 giáo viên và học sinh từ các trường tiểu học, THCS trên địa bàn, đến nay có 25 trường tiểu học 30 trường THCS có câu lạc bộ STEM hoạt động thường xuyên. Trong năm 2021, phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sáng tạo Robots huyện Thanh Chương” chủ đề “Du lịch sinh thái thông minh” với sự tham gia của 48 đội thi đến từ các trường tiểu học, THCS. Phong trào đúc rút sáng kiến kinh nghiệm được cán bộ, giáo viên quan tâm, trong năm học 2020-2021 có 763 sáng kiến đề nghị xét cấp cơ sở, Hội đồng sáng kiến công nhận cho 317 sáng kiến đạt cấp cơ sở, có 5 sáng kiến đề xuất Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh xét công nhận.














Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Đẩy nhanh tiến độ đưa Nhà máy sản xuất gỗ thanh nhiên liệu và viên nén xuất khẩu tại xã Thanh Hương với dây chuyền công nghệ hiện đại đi vào hoạt động thường xuyên từ tháng 7/2021, triển khai các bước đầu tư xây dựng nhà máy tinh dầu dược liệu tại xã Thanh Tiên và nhà máy chè công nghệ cao tại xã Thanh Thủy.
Trong công tác cải cách hành chính, đã triển khai áp dụng chữ ký số và ban hành văn bản số hóa trong các cơ quan hành chính nhà nước từ huyện đến xã đạt tỷ lệ 100%, triên khai hệ thống họp trực tuyến với điểm huyện và 25 điểm tại các xã; hoàn thành việc công bố quy trình thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; Bước đầu triển khai áp dụng giải quyết thủ tục hành chính thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến,…
Trong lĩnh vực Văn hóa- xã hội: Phối hợp với Ban Quản lý di tích tỉnh Nghệ An tổ chức 02 cuộc hội thảo để góp ý vào hồ sơ khoa học di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật Đền Cả (xã Thanh Lương) và Nhà thờ họ Nguyễn Viết (xã Đại Đồng). Hội đồng khoa học tỉnh Nghệ An đã về trực tiếp khảo sát, xem xét, đánh giá tại 2 di tích và đã thống nhất trình UBND tỉnh Nghệ An công nhận, xếp hạng 2 di tích trên là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Tổ chức khảo sát, nghiên cứu, biên dịch các văn bia được ghi trên bia đá Đình Võ Liệt, Đại Đồng, Thanh Liên. Phối hợp với Trung tâm KHXH&NV sưu tầm, biên soạn cuốn sách song ngữ “Thanh Chương - Điểm đến các di sản văn hóa và danh thắng”. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để chuyển đổi văn bản thành giọng nói trong biên tập chương trình phát thanh của đài truyền thanh cơ sở, nhất là trong giai đoạn phòng chống COVID-19. Xây dựng kế hoạch chuyển đổi số hệ thống truyền thanh cơ sở.
Bên cạnh đó, huyện thường xuyên quan tâm tăng cường đầu tư cho KH&CN từ nguồn ngân sách KHCN và kêu gọi xã hội hóa từ con em quê hương… phối hợp với Sở KHCN, các cơ quan đơn vị, các viện, cơ quan nghiên cứu ở Trung ương, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống, triển khai thực hiện nhiều đề tài, dự án khoa học trên địa bàn như: Dự án Dự án ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nhân giống và trồng cây bưởi bản địa Cát Ngạn và Dự án Tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thanh Chương” dùng cho sản phẩm quả trám đen của huyện Thanh Chương; Mô hình trồng cây sâm Thổ hào với quy mô 1,0 ha trên địa bàn xã Thanh Hà, (đến nay, đã tiến hành thu hoạch và nghiêm thu mô hình, tô chức hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình, kết quả mô hình, cây sâm đã cho thu hoạch với năng suất từ 2,2 đến 2,5 tấn/01ha. 1 củ bình quân nặng từ 170gr đến 200gr); Mô hình trồng cây chanh không hạt được triển khai thực hiện tại xã Thanh Lĩnh với quy mô 1,0 ha (bắt đầu trồng từ tháng 7 năm 2021, đến nay cây chanh phát triển tốt, tỷ lệ sống 97%, đường kính thân trên 1cm, chiều cao bình quân từ 1-1.2m).
Việc triển khai các hoạt động KHCN và ứng dụng tiến bộ KHCN trên địa bàn đã tạo được bước chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và doanh nghiệp, từ đó ngày càng quan tâm chỉ đạo và  tăng cường đầu tư KH&CN trong sản xuất, kinh doanh và đời sống. KH&CN đã có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức KH&CN mới được tăng cường. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN có nhiều đổi mới, huyện đã xây dựng được một số thương hiệu hàng hóa, quản lý hàng hóa thế mạnh của huyện như: Gà Thanh Chương, Trám đen, Chè, Nhút, Cam V2, bưởi Thanh Mỹ, bưởi Diễn… Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch covid.
Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện ứng dụng và phát triển KH&CN trong thời gian tới, huyện đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp như: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06/NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển KH&CN giai đoạn 2016-2020 có định hướng đến năm 2025; Tập trung chỉ đạo xây dựng, đăng ký và triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ KH&CN năm 2022 theo kế hoạch đã được phê duyệt; Vận dụng tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước để các doanh nghiệp đầu tư kinh phí nhiều hơn cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật; Tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực KH&CN, thường xuyên kiểm tra, đánh giá đôn đốc thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành; Tăng cường áp dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất, cơ giới tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm; Tích cực vận động, thu hút đầu tư các dự án SXCN hiện đại về trên địa bàn, khuyến khích hỗ trợ các CSSX áp dụng các dây chuyền hiện đại, năng suất cao, bảo vệ môi trường… Duy trì, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tập thể Gà Thanh Chương, chú trọng phát triển các sản phẩm truyền thống của huyện như Nhút, Trám đen, Bưởi Thanh Mỹ, Cam tổng đội….; Chủ động hợp tác với các viện, trung tâm, các đơn vị hoạt động về KHCN để tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và Xây dựng thương hiệu gắn liền với gắn mã truy xuất nguồn gốc các sản phẩmđặc trưng, đặc sản trên địa bàn. Quan tâm xây dựng một số sản phẩm hàng hóa có lợi thế của huyện./.
 



NHUẬN BÚT


Tác giả: Lê Đình Thanh
Tiêu đề: Một số kết quả đạt được của Thanh Chương trong việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội
Ngày xuất bản: ngày 29 tháng 01 năm 2022
Nội dung:
Trong năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do diễn biến phức tạp của thời tiết, thiên tai và đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến tất cả các mặt của đời sống, nhưng với sự nỗ lực cố gắng chung của toàn ngành, hoạt động KHCN của tỉnh Nghệ An vẫn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đóng góp  tích cực vào thành tích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Trong đó có một phần đóng góp của hoạt động KHCN trên địa bàn huyện Thanh Chương, mà then chốt là việc đẩy mạnh ứng dụng, áp dụng các tiến bộ KHCN vào các mặt sản xuất và đời sống:
Trong lĩnh vực nông nghiệp: Nhờ ứng dụng tiến bộ KHCN, Thanh Chương trong năm qua đã đạt nhiều kết quả trong phát triển nông nghiệp cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Đến nay, huyện đã xây dựng được một số sản phẩm chủ lực như: chè búp tươi, gỗ nguyên liệu, tinh bột sắn, cam, bưởi, gà... đồng thời tiếp tục duy trì hiệu quả các mô hình nhà lưới trồng các loại rau màu cao cấp tại các xã Thanh Lĩnh, Thanh Dương, Võ Liệt, Thanh Tiên, Thanh Liên, mở rộng 01 mô hình nhà lưới tại xã Thanh Khê; Duy trì và phát triển tốt mô hình trồng bí xanh tại các xã: Thanh Lĩnh, Thanh Liên, Xuân Tường, Hạnh Lâm, Thanh Hòa với diện tích hơn 28 ha; Phối hợp Viện sinh học nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện  mô hình trồng khoai tây tại xã Thanh Yên với diện tích 6,1 ha. Trong đợt đầu năm 2021, có thêm 4 sản phẩm của Thanh Chương tham gia đánh giá chất lượng sản phẩm trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Nghệ An, kết quả: sản phẩm Nhút bà Quế của HTX sản xuất Nhút và Đặc sản nông nghiệp Thanh Chương được xếp hạng 4 sao, 03 sản phẩm Măng cay, Măng chua của HTX sản xuất Nhút và Đặc sản nông nghiệp Thanh Chương và Bưởi Thanh Mỹ của HTX Bưởi Thanh Mỹ được xếp hạng 3 sao, nâng tổng số sản phẩm được đánh giá xếp hạng từ 3 đến 4 sao của huyện thành 11 sản phẩm, đồng thời tiếp tục tổ chức tư vấn, hướng dẫn các chủ thể phát triển, hoàn thiện sản phẩm, xây dựng hồ sơ minh chứng để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2021. Kết quả đánh giá lần một, toàn huyện có thêm 4 sản phẩm (đạt trên 50 điểm) đủ điều kiện để tham gia cuộc thi đánh giá, phân hạng OCOP cấp tỉnh cuối năm 2021.
Trong lĩnh vực y tế: Đưa vào sử dụng hiệu quả và từng bước nâng cấp phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện, kết nối, liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan giám định và thanh toán BHYT, phục vụ giám định khám, chữa bệnh BHYT điện tử. Đồng thời việc ứng dụng CNTT đã giúp giảm thời gian chờ đợi khám bệnh, thanh quyết toán của bệnh nhân, giúp quản lý việc kê đơn thuốc của các bác sỹ, nhằm giảm tình trạng các đơn thuốc chưa hợp lý đến tay người bệnh. Lắp đặt và sử dụng hệ thống telehealth ứng dụng trong giao ban trực tuyến, khám chữa bệnh, hội chẩn từ xa. Những ca bệnh khó được hội chẩn bởi các bác sỹ, chuyên gia đầu ngành. Sáng chế và đưa vào sử dụng 2 máy sát khuẩn tay tự động đặt tại khu vực cổng vào bệnh viện, vừa đảm bảo việc sát khuẩn tay tiện lợi, vừa tuyên truyền thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế trong phòng chống dịch Covid-19.  Trong năm 2021, ngành y tế có 13 đề tài NCKH cấp cơ sở được Sở Y tế nghiệm thu, có 4 đề tài xết loại xuất sắc.
Trong lĩnh vực giáo dục: 100% các trường thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý. Duy trì các điểm cầu họp trực tuyến nhằm phục vụ công tác hội họp cũng như tập huấn, mỗi cụm chuyên môn 1 điểm cầu, các trường đẩy mạnh huy động các nguồn lực lắp đặt 885 hệ thống bảng dạy học thông minh trong các cấp học. Tiếp tục triển khai tập huấn và chỉ đạo các trường làm tốt công tác giáo dục STEM, phối hợp với Công ty TNHH STEM thành phố Vinh triển khai tập huấn cho hơn 150 giáo viên và học sinh từ các trường tiểu học, THCS trên địa bàn, đến nay có 25 trường tiểu học 30 trường THCS có câu lạc bộ STEM hoạt động thường xuyên. Trong năm 2021, phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sáng tạo Robots huyện Thanh Chương” chủ đề “Du lịch sinh thái thông minh” với sự tham gia của 48 đội thi đến từ các trường tiểu học, THCS. Phong trào đúc rút sáng kiến kinh nghiệm được cán bộ, giáo viên quan tâm, trong năm học 2020-2021 có 763 sáng kiến đề nghị xét cấp cơ sở, Hội đồng sáng kiến công nhận cho 317 sáng kiến đạt cấp cơ sở, có 5 sáng kiến đề xuất Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh xét công nhận.














Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Đẩy nhanh tiến độ đưa Nhà máy sản xuất gỗ thanh nhiên liệu và viên nén xuất khẩu tại xã Thanh Hương với dây chuyền công nghệ hiện đại đi vào hoạt động thường xuyên từ tháng 7/2021, triển khai các bước đầu tư xây dựng nhà máy tinh dầu dược liệu tại xã Thanh Tiên và nhà máy chè công nghệ cao tại xã Thanh Thủy.
Trong công tác cải cách hành chính, đã triển khai áp dụng chữ ký số và ban hành văn bản số hóa trong các cơ quan hành chính nhà nước từ huyện đến xã đạt tỷ lệ 100%, triên khai hệ thống họp trực tuyến với điểm huyện và 25 điểm tại các xã; hoàn thành việc công bố quy trình thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; Bước đầu triển khai áp dụng giải quyết thủ tục hành chính thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến,…
Trong lĩnh vực Văn hóa- xã hội: Phối hợp với Ban Quản lý di tích tỉnh Nghệ An tổ chức 02 cuộc hội thảo để góp ý vào hồ sơ khoa học di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật Đền Cả (xã Thanh Lương) và Nhà thờ họ Nguyễn Viết (xã Đại Đồng). Hội đồng khoa học tỉnh Nghệ An đã về trực tiếp khảo sát, xem xét, đánh giá tại 2 di tích và đã thống nhất trình UBND tỉnh Nghệ An công nhận, xếp hạng 2 di tích trên là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Tổ chức khảo sát, nghiên cứu, biên dịch các văn bia được ghi trên bia đá Đình Võ Liệt, Đại Đồng, Thanh Liên. Phối hợp với Trung tâm KHXH&NV sưu tầm, biên soạn cuốn sách song ngữ “Thanh Chương - Điểm đến các di sản văn hóa và danh thắng”. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để chuyển đổi văn bản thành giọng nói trong biên tập chương trình phát thanh của đài truyền thanh cơ sở, nhất là trong giai đoạn phòng chống COVID-19. Xây dựng kế hoạch chuyển đổi số hệ thống truyền thanh cơ sở.
Bên cạnh đó, huyện thường xuyên quan tâm tăng cường đầu tư cho KH&CN từ nguồn ngân sách KHCN và kêu gọi xã hội hóa từ con em quê hương… phối hợp với Sở KHCN, các cơ quan đơn vị, các viện, cơ quan nghiên cứu ở Trung ương, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống, triển khai thực hiện nhiều đề tài, dự án khoa học trên địa bàn như: Dự án Dự án ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nhân giống và trồng cây bưởi bản địa Cát Ngạn và Dự án Tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thanh Chương” dùng cho sản phẩm quả trám đen của huyện Thanh Chương; Mô hình trồng cây sâm Thổ hào với quy mô 1,0 ha trên địa bàn xã Thanh Hà, (đến nay, đã tiến hành thu hoạch và nghiêm thu mô hình, tô chức hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình, kết quả mô hình, cây sâm đã cho thu hoạch với năng suất từ 2,2 đến 2,5 tấn/01ha. 1 củ bình quân nặng từ 170gr đến 200gr); Mô hình trồng cây chanh không hạt được triển khai thực hiện tại xã Thanh Lĩnh với quy mô 1,0 ha (bắt đầu trồng từ tháng 7 năm 2021, đến nay cây chanh phát triển tốt, tỷ lệ sống 97%, đường kính thân trên 1cm, chiều cao bình quân từ 1-1.2m).
Việc triển khai các hoạt động KHCN và ứng dụng tiến bộ KHCN trên địa bàn đã tạo được bước chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và doanh nghiệp, từ đó ngày càng quan tâm chỉ đạo và  tăng cường đầu tư KH&CN trong sản xuất, kinh doanh và đời sống. KH&CN đã có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức KH&CN mới được tăng cường. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN có nhiều đổi mới, huyện đã xây dựng được một số thương hiệu hàng hóa, quản lý hàng hóa thế mạnh của huyện như: Gà Thanh Chương, Trám đen, Chè, Nhút, Cam V2, bưởi Thanh Mỹ, bưởi Diễn… Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch covid.
Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện ứng dụng và phát triển KH&CN trong thời gian tới, huyện đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp như: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06/NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển KH&CN giai đoạn 2016-2020 có định hướng đến năm 2025; Tập trung chỉ đạo xây dựng, đăng ký và triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ KH&CN năm 2022 theo kế hoạch đã được phê duyệt; Vận dụng tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước để các doanh nghiệp đầu tư kinh phí nhiều hơn cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật; Tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực KH&CN, thường xuyên kiểm tra, đánh giá đôn đốc thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành; Tăng cường áp dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất, cơ giới tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm; Tích cực vận động, thu hút đầu tư các dự án SXCN hiện đại về trên địa bàn, khuyến khích hỗ trợ các CSSX áp dụng các dây chuyền hiện đại, năng suất cao, bảo vệ môi trường… Duy trì, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tập thể Gà Thanh Chương, chú trọng phát triển các sản phẩm truyền thống của huyện như Nhút, Trám đen, Bưởi Thanh Mỹ, Cam tổng đội….; Chủ động hợp tác với các viện, trung tâm, các đơn vị hoạt động về KHCN để tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và Xây dựng thương hiệu gắn liền với gắn mã truy xuất nguồn gốc các sản phẩmđặc trưng, đặc sản trên địa bàn. Quan tâm xây dựng một số sản phẩm hàng hóa có lợi thế của huyện./.
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây