HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiên cứu, xác định một số cây có múi thích hợp trên các vùng đất trồng mía hiệu quả thấp vùng Bắc Trung Bộ
Nội dung:
Thười gian gần đây, ngành mía đường của nước ta gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất của các nhà máy ép đường bị đình trệ, hoạt động cầm chừng thua lỗ. Người nông dân sản xuất mía nguyên liệu bán sản phẩm với giá rẻ, thậm chí không bán được, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ kéo dài trong thời gian tới. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do chất lượng lượng đường và giá cả trong nước không thể cạnh tranh với đường nhập khẩu. Giá thành sản xuất mía nguyên liệu ở trong nước cao hơn so với các nước có ngành mía đường phát triển trên thế giới và khu vực. Cơ cấu giống mía chưa được cải thiện, đa số sử dụng giống cũ (63% giống cũ, 27% giống mới), nhiễm nhiều loại sâu bệnh, khoa học công nghệ chậm được cải tiến, chậm được áp dụng... năng suất mía thấp (trung bình đạt 65 tấn/ha). Mặt khác, giá phân bón, nhân công, xăng dầu... tăng lên nên người dân không đáp ứng được mức đầu tư đầy đủ cho sản xuất. Giá thu mua mía nguyên liệu thấp, chỉ đạt 950.000 đồng/tấn, nên thu không đủ chi.
Để giải quyết vấn đề thu nhập, người dân trồng mía đã chuyển đổi đất trồng mía sang sản xuất một số loại cây khác như: sắn, đậu đỗ, lạc, rau màu,.... Tuy nhiên, các loại cây trồng nêu trên cũng chỉ đáp ứng được cho sử dụng hàng ngày, thu nhập và tích lũy, tái đầu tư không được bao nhiêu. Việc lựa chọn cây trồng không phù hợp, dẫn đến kết quả phát triển thiếu bền vững.
Chuyển đổi một phần đất trồng mía kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao là yêu cầu bức thiết tại vung Bắc Trung Bộ, để chuyển đổi thành công cần phải lựa chọn những loại cây trồng có giá trị cao, phù hợp với đất trồng mía, trang bị cho người dân những hiểu biết cơ bản về loại cây trồng đó, tập huấn chuyển giao kĩ thuật sản xuất và định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định lâu dài.
Cây có múi (bưởi, cam), là cây ăn quả lâu năm, trồng một lần cho thu hoạch 20-25 năm, chăm sóc tốt có thể cho thu hoạch trên 25 năm. Cam, bưởi là cây ưa thâm canh, có thể áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến như tưới nhỏ giọt, kiểm soát sau bệnh và cỏ dại dễ dàng hơn.... thu nhập từ sản xuất cam, bưởi có thể cao hơn so với mía từ 2-5 lần. Việc nghiên cứu lựa chọn cây ăn quả có múi để thay thế cây mía tại một số vùng trồng mía kém hiệu quả là một giải pháp khoa học thiết thực và có tính khả thi cao.
Từ yêu cầu thực tiễn sản xuất Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu xác định một số cây có múi thích hợp trên các vùng đất trồng mía hiệu quả thấp vùng Bắc Trung Bộ” cho nhóm thực hiện đề tài gồm cơ quan chủ trì là Viện nghiên cứu và phát triển Vùng cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Văn Lam. Với mục tiêu xác định được cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi một phần diện tích trồng mía hiệu quả thấp sang sản xuất cây có múi hàng hóa có hiệu quả cao hơn.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau: Đã xác định được danh mục giống cây có múi thích hợp trên đất trồng mía ở vùng nghiên cứu, bao gồm 2 giống cam (V2 và Xã Đoài), 02 giống bưởi (Diễn và Da Xanh), là những giống có có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao trên đất trồng mía vùng Bắc Trung Bộ; Nhu cầu chuyển đổi đất trồng mía hiệu quả thấp sang sản xuất cây có múi hàng hóa tại vùng nghiên cứu: Tổng diện tích mía tính đến hết năm 2017 của 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ là 53.965,2 ha. Hai tỉnh trồng mía nhiều nhất vùng là Thanh Hóa và Nghệ An. Tính từ năm 2015 - 2017, Thanh Hóa đã chuyển đổi được 3.276 ha, nhu cầu chuyển đổi tiếp 3.780 ha đất trồng mía sang trồng các loại cây trồng khác, trong đó có 700 ha bưởi, 504 ha cam quýt. Tỉnh Nghệ An đã chuyển đổi 2.112 ha, nhu cầu chuyển đổi tiếp 504 ha đất trồng mía sang sản xuất cây ăn quả có múi chủ yếu là trồng cam và bưởi; Xây dựng được 01 vườn tập đoàn quy mô 01 ha, trong đó có 0,5 ha cam, 0,5 ha bưởi. Mật độ trồng ngoài thực địa là 500 cây/ ha đối với bưởi, 625 cây/ha đối với cam. Số lượng giống trong vườn tập đoàn, bao gồm 7 giống. Tỷ lệ cây sống sau trồng đạt trên 95%, cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh hại, vườn tập đoàn được tổ chức chăm sóc, bảo vệ rất tốt; Xây dựng được 01 vườn cây mẹ được xây dựng với quy mô 01 ha, trong đó có 0,5 ha cam (02 giống cam: V2 và Xã Đoài) và 0,5 ha bưởi (02 giống bưởi: Diễn và Da Xanh). Mật độ trồng ngoài thực địa 500 cây/ha, đối với cam, 625 cây đối với bưởi. Đến nay cây 42 sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh hại. Năm thứ 3 cây đã cho khai thác mắt ghép, cành chiết với năng suất năm đầu khai thác đạt được như sau: Năng suất khai thác mắt bình quân 150-200 mắt/cây/năm, tương đương với 93.750-125.000 mắt ghép/ha/năm đối với cam; 400-500 mắt/cây/năm, tương đương 200.000 - 250.000 mắt ghép/ha/năm đối với bưởi. Năng suất cành chiết 5-8 cành/cây/năm, 2.500 - 4.000 cành/ha/năm, đối với bưởi.
Xây dựng được 02 mô hình chuyển đổi đất trồng mía kém hiệu quả sang sản xuất cây ăn quả có múi, diện tích 01 ha/mô hình. Cây tại mô hình sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống sau trồng đạt 98%, cây ít sâu bệnh hại, không nhiễm bệnh Greening và bệnh Tristeza, ít sâu bệnh hại khác. Cây đã bói quả vụ đầu tiên, năng suất cam đạt trung bình 2.400 - 2.500 kg/ha. Năng suất bưởi đạt 5.600 - 6.400 quả/ha. Các giống được lựa chọn đã được phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng quả./.
Xuân Hồng (TH)
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nghiên cứu, xác định một số cây có múi thích hợp trên các vùng đất trồng mía hiệu quả thấp vùng Bắc Trung Bộ
Ngày xuất bản: ngày 28 tháng 11 năm 2021
Nội dung:
Thười gian gần đây, ngành mía đường của nước ta gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất của các nhà máy ép đường bị đình trệ, hoạt động cầm chừng thua lỗ. Người nông dân sản xuất mía nguyên liệu bán sản phẩm với giá rẻ, thậm chí không bán được, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ kéo dài trong thời gian tới. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do chất lượng lượng đường và giá cả trong nước không thể cạnh tranh với đường nhập khẩu. Giá thành sản xuất mía nguyên liệu ở trong nước cao hơn so với các nước có ngành mía đường phát triển trên thế giới và khu vực. Cơ cấu giống mía chưa được cải thiện, đa số sử dụng giống cũ (63% giống cũ, 27% giống mới), nhiễm nhiều loại sâu bệnh, khoa học công nghệ chậm được cải tiến, chậm được áp dụng... năng suất mía thấp (trung bình đạt 65 tấn/ha). Mặt khác, giá phân bón, nhân công, xăng dầu... tăng lên nên người dân không đáp ứng được mức đầu tư đầy đủ cho sản xuất. Giá thu mua mía nguyên liệu thấp, chỉ đạt 950.000 đồng/tấn, nên thu không đủ chi.
Để giải quyết vấn đề thu nhập, người dân trồng mía đã chuyển đổi đất trồng mía sang sản xuất một số loại cây khác như: sắn, đậu đỗ, lạc, rau màu,.... Tuy nhiên, các loại cây trồng nêu trên cũng chỉ đáp ứng được cho sử dụng hàng ngày, thu nhập và tích lũy, tái đầu tư không được bao nhiêu. Việc lựa chọn cây trồng không phù hợp, dẫn đến kết quả phát triển thiếu bền vững.
Chuyển đổi một phần đất trồng mía kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao là yêu cầu bức thiết tại vung Bắc Trung Bộ, để chuyển đổi thành công cần phải lựa chọn những loại cây trồng có giá trị cao, phù hợp với đất trồng mía, trang bị cho người dân những hiểu biết cơ bản về loại cây trồng đó, tập huấn chuyển giao kĩ thuật sản xuất và định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định lâu dài.
Cây có múi (bưởi, cam), là cây ăn quả lâu năm, trồng một lần cho thu hoạch 20-25 năm, chăm sóc tốt có thể cho thu hoạch trên 25 năm. Cam, bưởi là cây ưa thâm canh, có thể áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến như tưới nhỏ giọt, kiểm soát sau bệnh và cỏ dại dễ dàng hơn.... thu nhập từ sản xuất cam, bưởi có thể cao hơn so với mía từ 2-5 lần. Việc nghiên cứu lựa chọn cây ăn quả có múi để thay thế cây mía tại một số vùng trồng mía kém hiệu quả là một giải pháp khoa học thiết thực và có tính khả thi cao.
Từ yêu cầu thực tiễn sản xuất Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu xác định một số cây có múi thích hợp trên các vùng đất trồng mía hiệu quả thấp vùng Bắc Trung Bộ” cho nhóm thực hiện đề tài gồm cơ quan chủ trì là Viện nghiên cứu và phát triển Vùng cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Văn Lam. Với mục tiêu xác định được cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi một phần diện tích trồng mía hiệu quả thấp sang sản xuất cây có múi hàng hóa có hiệu quả cao hơn.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau: Đã xác định được danh mục giống cây có múi thích hợp trên đất trồng mía ở vùng nghiên cứu, bao gồm 2 giống cam (V2 và Xã Đoài), 02 giống bưởi (Diễn và Da Xanh), là những giống có có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao trên đất trồng mía vùng Bắc Trung Bộ; Nhu cầu chuyển đổi đất trồng mía hiệu quả thấp sang sản xuất cây có múi hàng hóa tại vùng nghiên cứu: Tổng diện tích mía tính đến hết năm 2017 của 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ là 53.965,2 ha. Hai tỉnh trồng mía nhiều nhất vùng là Thanh Hóa và Nghệ An. Tính từ năm 2015 - 2017, Thanh Hóa đã chuyển đổi được 3.276 ha, nhu cầu chuyển đổi tiếp 3.780 ha đất trồng mía sang trồng các loại cây trồng khác, trong đó có 700 ha bưởi, 504 ha cam quýt. Tỉnh Nghệ An đã chuyển đổi 2.112 ha, nhu cầu chuyển đổi tiếp 504 ha đất trồng mía sang sản xuất cây ăn quả có múi chủ yếu là trồng cam và bưởi; Xây dựng được 01 vườn tập đoàn quy mô 01 ha, trong đó có 0,5 ha cam, 0,5 ha bưởi. Mật độ trồng ngoài thực địa là 500 cây/ ha đối với bưởi, 625 cây/ha đối với cam. Số lượng giống trong vườn tập đoàn, bao gồm 7 giống. Tỷ lệ cây sống sau trồng đạt trên 95%, cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh hại, vườn tập đoàn được tổ chức chăm sóc, bảo vệ rất tốt; Xây dựng được 01 vườn cây mẹ được xây dựng với quy mô 01 ha, trong đó có 0,5 ha cam (02 giống cam: V2 và Xã Đoài) và 0,5 ha bưởi (02 giống bưởi: Diễn và Da Xanh). Mật độ trồng ngoài thực địa 500 cây/ha, đối với cam, 625 cây đối với bưởi. Đến nay cây 42 sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh hại. Năm thứ 3 cây đã cho khai thác mắt ghép, cành chiết với năng suất năm đầu khai thác đạt được như sau: Năng suất khai thác mắt bình quân 150-200 mắt/cây/năm, tương đương với 93.750-125.000 mắt ghép/ha/năm đối với cam; 400-500 mắt/cây/năm, tương đương 200.000 - 250.000 mắt ghép/ha/năm đối với bưởi. Năng suất cành chiết 5-8 cành/cây/năm, 2.500 - 4.000 cành/ha/năm, đối với bưởi.
Xây dựng được 02 mô hình chuyển đổi đất trồng mía kém hiệu quả sang sản xuất cây ăn quả có múi, diện tích 01 ha/mô hình. Cây tại mô hình sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống sau trồng đạt 98%, cây ít sâu bệnh hại, không nhiễm bệnh Greening và bệnh Tristeza, ít sâu bệnh hại khác. Cây đã bói quả vụ đầu tiên, năng suất cam đạt trung bình 2.400 - 2.500 kg/ha. Năng suất bưởi đạt 5.600 - 6.400 quả/ha. Các giống được lựa chọn đã được phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng quả./.
Xuân Hồng (TH)
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây