HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Tạo chuyển biến cho nông sản từ ứng dụng khoa học-công nghệ
Nội dung:

Với những lợi thế về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, tỉnh Lai Châu đang nỗ lực tập trung nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ chế biến để chủ động về đầu ra cho những sản phẩm đặc thù.

Năm 2021 là năm đầu UBND xã Nậm Xe (huyện Phong Thổ) phối hợp Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, Văn phòng Plan Lai Châu, Ban quản lý dự án Plan trồng thử nghiệm mô hình cây đậu tương DT84. Mô hình được thực hiện trên diện tích 4,8 ha, có 48 học viên của bốn bản trong xã tham gia. Trong thời gian triển khai, các hộ tham gia mô hình đã được cán bộ chuyên môn hướng dẫn cách chăm sóc cây đậu tương theo từng giai đoạn, làm cỏ, theo dõi tình hình sâu, bệnh hại và được hỗ trợ 100% giống, phân bón các loại.

Sau gần 100 ngày, mô hình đã cho kết quả tốt. Giống đậu tương DT84 phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, khả năng kháng bệnh tốt, năng suất đạt 13 tạ/ha, số tiền lãi thu được từ mỗi héc-ta là hơn 13,6 triệu đồng. Mô hình đã thật sự làm thay đổi nhận thức của nhân dân trong việc chuyển đổi cây hoa màu trên đất nương và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần giảm nghèo bền vững.

Chị Lý Thị Tiền, bản Mỏ, xã Nậm Xe vừa thu hoạch đậu tương, hồ hởi nói: “Tôi mong muốn thời gian tới được tham gia nhiều vào các mô hình như thế này. Đặc biệt, trồng đậu tương xen với cây chè làm tăng giá trị dinh dưỡng cho đất”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải cho biết, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo về hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đạt một số kết quả nổi bật như: tạo ra sự chuyển biến về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; một số đặc sản được nâng cao giá trị hàng hóa (tăng 30% so với trước).

Đến nay, tỉnh đã có 80 sản phẩm hàng hóa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chấp nhận đơn đăng ký; 35 nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ, trong đó có bảy nhãn hiệu chứng nhận cho nông sản địa phương (gạo Séng Cù, gạo Tẻ Râu, gạo Khẩu Ký, gạo Nếp Tan Co Giàng, chè Tam Đường, chè Tân Uyên, miến dong Bình Lư). Đặc biệt, tỉnh cho phép sử dụng bản đồ huyện Tam Đường để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Tam Đường” và sử dụng tên địa danh Phong Thổ và bản đồ huyện Phong Thổ để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tả Cù Phong Thổ”.

Tuy nhiên, đồng chí Tống Thanh Hải cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo. Vì vậy, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung xây dựng, phát triển từ 3-5 sản phẩm đặc trưng, lợi thế của địa phương thông qua thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tiếp tục hỗ trợ đổi mới công nghệ; tập trung triển khai nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ ở một số lĩnh vực then chốt.

Tỉnh Lai Châu mong muốn Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tỉnh triển khai một số đề án, dự án lĩnh vực khoa học và công nghệ; đề xuất triển khai thí điểm một số đề tài khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ cho sản phẩm cây sâm Lai Châu; ưu tiên hỗ trợ, định hướng hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực nông nghiệp,... nhằm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Để phát huy lợi thế phát triển của tỉnh Lai Châu đối với các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao..., Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho rằng, tỉnh cần tiếp tục tập trung ưu tiên, phát triển quy hoạch vùng trồng cho một số sản phẩm đặc hữu, kết hợp với xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng chuyển đổi số, đồng thời phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp,... Đây sẽ là tiền đề vững chắc để tạo sự bứt phá về kinh tế-xã hội của tỉnh.

MINH TUẤN




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Tạo chuyển biến cho nông sản từ ứng dụng khoa học-công nghệ
Ngày xuất bản: ngày 17 tháng 03 năm 2022
Nội dung:

Với những lợi thế về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, tỉnh Lai Châu đang nỗ lực tập trung nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ chế biến để chủ động về đầu ra cho những sản phẩm đặc thù.

Năm 2021 là năm đầu UBND xã Nậm Xe (huyện Phong Thổ) phối hợp Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, Văn phòng Plan Lai Châu, Ban quản lý dự án Plan trồng thử nghiệm mô hình cây đậu tương DT84. Mô hình được thực hiện trên diện tích 4,8 ha, có 48 học viên của bốn bản trong xã tham gia. Trong thời gian triển khai, các hộ tham gia mô hình đã được cán bộ chuyên môn hướng dẫn cách chăm sóc cây đậu tương theo từng giai đoạn, làm cỏ, theo dõi tình hình sâu, bệnh hại và được hỗ trợ 100% giống, phân bón các loại.

Sau gần 100 ngày, mô hình đã cho kết quả tốt. Giống đậu tương DT84 phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, khả năng kháng bệnh tốt, năng suất đạt 13 tạ/ha, số tiền lãi thu được từ mỗi héc-ta là hơn 13,6 triệu đồng. Mô hình đã thật sự làm thay đổi nhận thức của nhân dân trong việc chuyển đổi cây hoa màu trên đất nương và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần giảm nghèo bền vững.

Chị Lý Thị Tiền, bản Mỏ, xã Nậm Xe vừa thu hoạch đậu tương, hồ hởi nói: “Tôi mong muốn thời gian tới được tham gia nhiều vào các mô hình như thế này. Đặc biệt, trồng đậu tương xen với cây chè làm tăng giá trị dinh dưỡng cho đất”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải cho biết, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo về hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đạt một số kết quả nổi bật như: tạo ra sự chuyển biến về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; một số đặc sản được nâng cao giá trị hàng hóa (tăng 30% so với trước).

Đến nay, tỉnh đã có 80 sản phẩm hàng hóa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chấp nhận đơn đăng ký; 35 nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ, trong đó có bảy nhãn hiệu chứng nhận cho nông sản địa phương (gạo Séng Cù, gạo Tẻ Râu, gạo Khẩu Ký, gạo Nếp Tan Co Giàng, chè Tam Đường, chè Tân Uyên, miến dong Bình Lư). Đặc biệt, tỉnh cho phép sử dụng bản đồ huyện Tam Đường để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Tam Đường” và sử dụng tên địa danh Phong Thổ và bản đồ huyện Phong Thổ để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tả Cù Phong Thổ”.

Tuy nhiên, đồng chí Tống Thanh Hải cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo. Vì vậy, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung xây dựng, phát triển từ 3-5 sản phẩm đặc trưng, lợi thế của địa phương thông qua thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tiếp tục hỗ trợ đổi mới công nghệ; tập trung triển khai nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ ở một số lĩnh vực then chốt.

Tỉnh Lai Châu mong muốn Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tỉnh triển khai một số đề án, dự án lĩnh vực khoa học và công nghệ; đề xuất triển khai thí điểm một số đề tài khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ cho sản phẩm cây sâm Lai Châu; ưu tiên hỗ trợ, định hướng hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực nông nghiệp,... nhằm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Để phát huy lợi thế phát triển của tỉnh Lai Châu đối với các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao..., Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho rằng, tỉnh cần tiếp tục tập trung ưu tiên, phát triển quy hoạch vùng trồng cho một số sản phẩm đặc hữu, kết hợp với xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng chuyển đổi số, đồng thời phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp,... Đây sẽ là tiền đề vững chắc để tạo sự bứt phá về kinh tế-xã hội của tỉnh.

MINH TUẤN




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây