HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Ba bạn trẻ Việt Nam khởi nghiệp từ mũ cách ly di động Vihelm
Nội dung:

 

Vihelm chọn thay đổi việc cách ly y tế bằng phương pháp "cách ly di động", tức là F0 hay F1 thay vì phải cách ly tại nhà hay tập trung vẫn có thể đội thiết bị này và ra ngoài sinh hoạt bình thường. Nhóm sáng chế tin rằng cách ly di động sẽ tránh cho xã hội tổn thất khi bị mất công việc và thu nhập, cũng như những tổn thất tinh thần khi phải tự giam mình trong nhà quá lâu.

Khởi nguồn của ý tưởng

Theo một báo cáo của UNCTAD được công bố ngày 30 tháng 6 năm 2021, sự sụp đổ trong ngành du lịch quốc tế do đại dịch Covid-19 có thể gây ra thiệt hại hơn 4 nghìn tỷ USD cho GDP toàn cầu trong các năm 2020 và 2021. Báo cáo cũng cho biết du lịch quốc tế và các lĩnh vực liên quan bị thiệt hại ước tính khoảng 2,4 nghìn tỷ USD vào năm 2020 do tác động trực tiếp và gián tiếp của lượng khách du lịch quốc tế giảm mạnh (Hình 1).

Tổng thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) Zurab Pololikashvili cho biết: “Du lịch là một cứu cánh cho hàng triệu người và việc hỗ trợ khởi động lại an toàn du lịch là rất quan trọng đối với việc phục hồi việc làm và tạo ra các nguồn lực cần thiết, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nhiều trong số đó phụ thuộc nhiều vào du lịch quốc tế.”

Còn ở Việt Nam, dịch Covid-19 diễn ra năm 2020 đã tác động mạnh đến nền kinh tế, trong đó, ngành Du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh (Hình 2). Các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại và sự e ngại của du khách do lo sợ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du lịch trở nên vắng khách, doanh thu ngành du lịch sụt giảm mạnh. Theo Tổng cục Thống kê, ước tính doanh thu du lịch lữ hành tháng 5/2021 đạt 387 tỷ đồng, giảm 53,5% so với tháng trước và giảm 17,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, doanh thu du lịch lữ hành đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, giảm 48,2% so với cùng kỳ năm trước.

 

 

Trong bối cảnh đó, một ý tưởng lóe lên trong đầu Đỗ Trọng Minh Đức (sinh năm 2003, Trường Montverde Academy - Mỹ) về việc cách ly y tế bằng phương pháp "cách ly di động", tức là F0 hay F1 có thể đội một loại mũ bảo hiểm đặc biệt và ra ngoài sinh hoạt bình thường. Và rồi từ ý tưởng đó, Minh Đức mường tượng ra một viễn cảnh Việt Nam có thể thu hút được khách du lịch trong thời gian dịch bệnh để phục hồi kinh tế, các bác sĩ, ý tá ở tuyến đầu có thể duy trì được khả năng làm việc lâu hơn.

Với ý tưởng sáng tạo đó, được sự giúp đỡ, dẫn dắt của nhà sáng chế Nguyễn Đình Nam (Nguyên Chủ tịch một công ty có uy tín lớn ở Việt Nam về công nghệ smart camera - VP9), cùng sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè là Trần Nguyễn Khánh An (sinh năm 2006, Trường Dewey Schools, Hà Nội) và Nguyễn Hoàng Phúc (sinh năm 2007, Trường quốc tế Pháp Lfay Hà Nội), Đỗ Trọng Minh Đức đã phát triển một chiếc mũ bảo hiểm có thể che kín đầu và mặt của người sử dụng với mặt nạ lọc không khí (PAPR) ) để cung cấp không khí sạch. Mũ được trang bị cảm biến giám sát và kết nối qua Bluetooth với một trung tâm giám sát. Nhóm các nhà sáng chế đặt tên cho sáng chế của mình là VIHELM, sự kết hợp giữa Việt Nam và helmet (mũ bảo hiểm).

Quá trình phát triển sản phẩm

VIHELM là mũ bảo hộ che kín đường hô hấp, được bơm không khí liên tục qua 1 màng lọc virus, khiến virus không thể lây xuyên qua mũ bảo hộ trong suốt thời gian người dùng đội mũ, đồng thời có hệ thống quạt làm thoáng không khí, không đọng hơi nước cản trở tầm nhìn. Tuy nhiên, loại PAPR này có nhược điểm lớn mà Bộ Y tế Hoa Kỳ đã phân tích rõ là: không đội được lâu vì nếu bị ngứa ở đầu hoặc mặt thì không thể gãi được, và khi đội mũ có thể bị căng thẳng đến mức không làm việc được nếu bị chảy nước mũi v.v..

Bình thường nếu không bị đe dọa bởi virus, người dùng có thể tháo mũ ra tạm thời, nhưng trong môi trường có virus thì virus bám đầy mặt ngoài của mũ, chỉ cần tháo ra thì virus sẽ nhiễm vào cơ thể. Muốn an toàn thì phải khử trùng toàn thân trước khi tháo, cần thực hiện ở phòng khử trùng chuyên dụng. Vì hạn chế đó nên PAPR ít khi được dùng cho phòng chống dịch bệnh. So với phiên bản đầu, bản thương mại của mũ Vihelm có nhiều cải tiến cả về thiết kế và màu sắc. Găng tay gắn theo mũ đã được đổi sang loại vải có chất liệu giống như khẩu trang y tế, có thể ngăn chặn sự tiếp xúc của virus và điều chỉnh để tiện sử dụng hơn khi lấy thức ăn hay điều hướng khi gãi, xoa mặt. Kết cấu của mũ nhỏ gọn hơn, dễ sử dụng hơn với người dùng mọi lứa tuổi.

Nhờ đó, người dùng có thể đội mũ thoải mái liên tục trong suốt một ca làm việc nhiều tiếng đồng hồ mà không lo bị ngứa hay nóng. Theo đánh giá thử nghiệm của nhóm nghiên cứu, khi nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 giảm tới 99,9% khi sử dụng sản phẩm.

 

Tới thời điểm hiện tại, Vihelm đã hoàn thiện phiên bản thứ 5. So với phiên bản đầu, thiết kế cải tiến này gọn nhẹ và thẩm mỹ hơn. Găng tay gắn theo mũ đã được đổi sang loại vải có chất liệu giống như khẩu trang y tế, có thể ngăn chặn sự tiếp xúc của virus và điều chỉnh để tiện sử dụng hơn khi lấy thức ăn hay điều hướng khi gãi, xoa mặt. Kết cấu của mũ nhỏ gọn hơn.

Nhóm sáng chế cũng đưa ra phiên bản mũ vải Vihood Version 1 mềm và gọn nhẹ và Vihood Version 2 có thêm bộ lọc khí thở ra và tùy biến vị trí cắm ống thởi, tiện lợi và an toàn hơn.

"Còn phải có thêm một vài phiên bản cải tiến nữa để cho ra được một sản phẩm thực sự ưng ý và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn trước khi đưa vào sản xuất", Minh Đức nói. Các yếu tố cần cải tiến gồm: thiết kế, các chất liệu sử dụng để làm vỏ mũ, găng tay (làm sao để đảm bảo an toàn và vẫn tối ưu về kinh tế), thời gian sử dụng mũ tiện nghi lâu dài, giao tiếp thuận lợi.

Em cũng chia sẻ, với một sản phẩm đặc thù như Vihelm, yếu tố then chốt vẫn là đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn trong y tế. "Điều em băn khoăn nhiều nhất chính là bộ lọc không khí, làm thế nào để lưu thông mạnh hơn, đạt chuẩn. Nhóm của em đã thử dùng cả quạt trong CPU của máy tính nhưng chưa đạt, cần loại quạt làm mát công suất lớn hơn", Đức nói.

Khánh An cho biết: "Vật liệu chính được sử dụng để làm ra Vihelm là nhựa PVC cho phần khung mũ và vải latex trên 6 lỗ tròn. Vì nguyên liệu chủ yếu là nhựa và vải ở Việt Nam có sẵn nên chiếc mũ hoàn toàn là "made in Việt Nam". Theo thiết kế này, tính toán sơ bộ chi phí nguyên liệu sản xuất khoảng 60 USD (gần 1,4 triệu đồng), rẻ hơn rất nhiều so với những chiếc mũ PAPR của 3M hay Boston. Nhưng để sản xuất thì cần đầu tư bộ khuôn, máy CNC hoặc máy in 3D.

Đạt tiêu chuẩn lưu hành ở Việt Nam, Mỹ, EU

Từ một sáng chế có tính ứng dụng cao, sau hơn một năm đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và bảo hộ quốc tế, nhóm sáng chế Vihelm đã mang đến nhiều cải tiến, đồng thời chế tạo thành sản phẩm cụ thể, được Bộ Y tế Việt Nam công nhận đạt chuẩn nhóm A, được phép lưu hành trên thị trường.

Mũ cách ly di động Vihelm cũng đã nộp hồ sơ đăng ký và được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ cấp phép. Mới đây mũ cũng đã được Tây Ban Nha cấp chứng nhận CE, có nghĩa "Tuân thủ tiêu chuẩn châu Âu", được phép bán tại thị trường EU và Khu vực kinh tế châu Âu.

Tại Việt Nam, không quá khó để tìm thấy sản phẩm mũ cách ly di động Vihelm được bày bán trên các sàn thương mại điện tử và một số cửa hàng tiện ích. 

 

Sau hơn 2 tháng triển khai, phiên bản thứ hai được nâng cấp, hôm 1/8, đã gửi tham dự cuộc thi Đổi mới Sáng tạo Quốc tế ICAN lần thứ 5, năm 2020, do Hoa Kỳ và Canada đồng tổ chức, được Ban Tổ chức công bố lọt vào vòng chung kết.

Mới đây, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới  trao danh hiệu Đại sứ trẻ sở hữu trí tuệ cho nhóm các nhà sáng chế Vihelm của Việt Nam. Buổi vinh danh diễn ra sáng 29/11 nhân chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại trụ sở Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Geneva, Thụy Sĩ. Đây là 3 học sinh đầu tiên của khu vực châu Á Thái Bình Dương được WIPO trao tặng danh hiệu này.

Bộ ba hy vọng sẽ tiếp tục cải tiến sản phẩm của mình và phát triển thêm các phiên bản ở tầm giá thấp hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng có thu nhập thấp trong thời gian tới.

Nguyễn Lê Hằng (Tổng hợp)




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Ba bạn trẻ Việt Nam khởi nghiệp từ mũ cách ly di động Vihelm
Ngày xuất bản: ngày 20 tháng 01 năm 2022
Nội dung:

 

Vihelm chọn thay đổi việc cách ly y tế bằng phương pháp "cách ly di động", tức là F0 hay F1 thay vì phải cách ly tại nhà hay tập trung vẫn có thể đội thiết bị này và ra ngoài sinh hoạt bình thường. Nhóm sáng chế tin rằng cách ly di động sẽ tránh cho xã hội tổn thất khi bị mất công việc và thu nhập, cũng như những tổn thất tinh thần khi phải tự giam mình trong nhà quá lâu.

Khởi nguồn của ý tưởng

Theo một báo cáo của UNCTAD được công bố ngày 30 tháng 6 năm 2021, sự sụp đổ trong ngành du lịch quốc tế do đại dịch Covid-19 có thể gây ra thiệt hại hơn 4 nghìn tỷ USD cho GDP toàn cầu trong các năm 2020 và 2021. Báo cáo cũng cho biết du lịch quốc tế và các lĩnh vực liên quan bị thiệt hại ước tính khoảng 2,4 nghìn tỷ USD vào năm 2020 do tác động trực tiếp và gián tiếp của lượng khách du lịch quốc tế giảm mạnh (Hình 1).

Tổng thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) Zurab Pololikashvili cho biết: “Du lịch là một cứu cánh cho hàng triệu người và việc hỗ trợ khởi động lại an toàn du lịch là rất quan trọng đối với việc phục hồi việc làm và tạo ra các nguồn lực cần thiết, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nhiều trong số đó phụ thuộc nhiều vào du lịch quốc tế.”

Còn ở Việt Nam, dịch Covid-19 diễn ra năm 2020 đã tác động mạnh đến nền kinh tế, trong đó, ngành Du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh (Hình 2). Các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại và sự e ngại của du khách do lo sợ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du lịch trở nên vắng khách, doanh thu ngành du lịch sụt giảm mạnh. Theo Tổng cục Thống kê, ước tính doanh thu du lịch lữ hành tháng 5/2021 đạt 387 tỷ đồng, giảm 53,5% so với tháng trước và giảm 17,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, doanh thu du lịch lữ hành đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, giảm 48,2% so với cùng kỳ năm trước.

 

 

Trong bối cảnh đó, một ý tưởng lóe lên trong đầu Đỗ Trọng Minh Đức (sinh năm 2003, Trường Montverde Academy - Mỹ) về việc cách ly y tế bằng phương pháp "cách ly di động", tức là F0 hay F1 có thể đội một loại mũ bảo hiểm đặc biệt và ra ngoài sinh hoạt bình thường. Và rồi từ ý tưởng đó, Minh Đức mường tượng ra một viễn cảnh Việt Nam có thể thu hút được khách du lịch trong thời gian dịch bệnh để phục hồi kinh tế, các bác sĩ, ý tá ở tuyến đầu có thể duy trì được khả năng làm việc lâu hơn.

Với ý tưởng sáng tạo đó, được sự giúp đỡ, dẫn dắt của nhà sáng chế Nguyễn Đình Nam (Nguyên Chủ tịch một công ty có uy tín lớn ở Việt Nam về công nghệ smart camera - VP9), cùng sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè là Trần Nguyễn Khánh An (sinh năm 2006, Trường Dewey Schools, Hà Nội) và Nguyễn Hoàng Phúc (sinh năm 2007, Trường quốc tế Pháp Lfay Hà Nội), Đỗ Trọng Minh Đức đã phát triển một chiếc mũ bảo hiểm có thể che kín đầu và mặt của người sử dụng với mặt nạ lọc không khí (PAPR) ) để cung cấp không khí sạch. Mũ được trang bị cảm biến giám sát và kết nối qua Bluetooth với một trung tâm giám sát. Nhóm các nhà sáng chế đặt tên cho sáng chế của mình là VIHELM, sự kết hợp giữa Việt Nam và helmet (mũ bảo hiểm).

Quá trình phát triển sản phẩm

VIHELM là mũ bảo hộ che kín đường hô hấp, được bơm không khí liên tục qua 1 màng lọc virus, khiến virus không thể lây xuyên qua mũ bảo hộ trong suốt thời gian người dùng đội mũ, đồng thời có hệ thống quạt làm thoáng không khí, không đọng hơi nước cản trở tầm nhìn. Tuy nhiên, loại PAPR này có nhược điểm lớn mà Bộ Y tế Hoa Kỳ đã phân tích rõ là: không đội được lâu vì nếu bị ngứa ở đầu hoặc mặt thì không thể gãi được, và khi đội mũ có thể bị căng thẳng đến mức không làm việc được nếu bị chảy nước mũi v.v..

Bình thường nếu không bị đe dọa bởi virus, người dùng có thể tháo mũ ra tạm thời, nhưng trong môi trường có virus thì virus bám đầy mặt ngoài của mũ, chỉ cần tháo ra thì virus sẽ nhiễm vào cơ thể. Muốn an toàn thì phải khử trùng toàn thân trước khi tháo, cần thực hiện ở phòng khử trùng chuyên dụng. Vì hạn chế đó nên PAPR ít khi được dùng cho phòng chống dịch bệnh. So với phiên bản đầu, bản thương mại của mũ Vihelm có nhiều cải tiến cả về thiết kế và màu sắc. Găng tay gắn theo mũ đã được đổi sang loại vải có chất liệu giống như khẩu trang y tế, có thể ngăn chặn sự tiếp xúc của virus và điều chỉnh để tiện sử dụng hơn khi lấy thức ăn hay điều hướng khi gãi, xoa mặt. Kết cấu của mũ nhỏ gọn hơn, dễ sử dụng hơn với người dùng mọi lứa tuổi.

Nhờ đó, người dùng có thể đội mũ thoải mái liên tục trong suốt một ca làm việc nhiều tiếng đồng hồ mà không lo bị ngứa hay nóng. Theo đánh giá thử nghiệm của nhóm nghiên cứu, khi nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 giảm tới 99,9% khi sử dụng sản phẩm.

 

Tới thời điểm hiện tại, Vihelm đã hoàn thiện phiên bản thứ 5. So với phiên bản đầu, thiết kế cải tiến này gọn nhẹ và thẩm mỹ hơn. Găng tay gắn theo mũ đã được đổi sang loại vải có chất liệu giống như khẩu trang y tế, có thể ngăn chặn sự tiếp xúc của virus và điều chỉnh để tiện sử dụng hơn khi lấy thức ăn hay điều hướng khi gãi, xoa mặt. Kết cấu của mũ nhỏ gọn hơn.

Nhóm sáng chế cũng đưa ra phiên bản mũ vải Vihood Version 1 mềm và gọn nhẹ và Vihood Version 2 có thêm bộ lọc khí thở ra và tùy biến vị trí cắm ống thởi, tiện lợi và an toàn hơn.

"Còn phải có thêm một vài phiên bản cải tiến nữa để cho ra được một sản phẩm thực sự ưng ý và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn trước khi đưa vào sản xuất", Minh Đức nói. Các yếu tố cần cải tiến gồm: thiết kế, các chất liệu sử dụng để làm vỏ mũ, găng tay (làm sao để đảm bảo an toàn và vẫn tối ưu về kinh tế), thời gian sử dụng mũ tiện nghi lâu dài, giao tiếp thuận lợi.

Em cũng chia sẻ, với một sản phẩm đặc thù như Vihelm, yếu tố then chốt vẫn là đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn trong y tế. "Điều em băn khoăn nhiều nhất chính là bộ lọc không khí, làm thế nào để lưu thông mạnh hơn, đạt chuẩn. Nhóm của em đã thử dùng cả quạt trong CPU của máy tính nhưng chưa đạt, cần loại quạt làm mát công suất lớn hơn", Đức nói.

Khánh An cho biết: "Vật liệu chính được sử dụng để làm ra Vihelm là nhựa PVC cho phần khung mũ và vải latex trên 6 lỗ tròn. Vì nguyên liệu chủ yếu là nhựa và vải ở Việt Nam có sẵn nên chiếc mũ hoàn toàn là "made in Việt Nam". Theo thiết kế này, tính toán sơ bộ chi phí nguyên liệu sản xuất khoảng 60 USD (gần 1,4 triệu đồng), rẻ hơn rất nhiều so với những chiếc mũ PAPR của 3M hay Boston. Nhưng để sản xuất thì cần đầu tư bộ khuôn, máy CNC hoặc máy in 3D.

Đạt tiêu chuẩn lưu hành ở Việt Nam, Mỹ, EU

Từ một sáng chế có tính ứng dụng cao, sau hơn một năm đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và bảo hộ quốc tế, nhóm sáng chế Vihelm đã mang đến nhiều cải tiến, đồng thời chế tạo thành sản phẩm cụ thể, được Bộ Y tế Việt Nam công nhận đạt chuẩn nhóm A, được phép lưu hành trên thị trường.

Mũ cách ly di động Vihelm cũng đã nộp hồ sơ đăng ký và được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ cấp phép. Mới đây mũ cũng đã được Tây Ban Nha cấp chứng nhận CE, có nghĩa "Tuân thủ tiêu chuẩn châu Âu", được phép bán tại thị trường EU và Khu vực kinh tế châu Âu.

Tại Việt Nam, không quá khó để tìm thấy sản phẩm mũ cách ly di động Vihelm được bày bán trên các sàn thương mại điện tử và một số cửa hàng tiện ích. 

 

Sau hơn 2 tháng triển khai, phiên bản thứ hai được nâng cấp, hôm 1/8, đã gửi tham dự cuộc thi Đổi mới Sáng tạo Quốc tế ICAN lần thứ 5, năm 2020, do Hoa Kỳ và Canada đồng tổ chức, được Ban Tổ chức công bố lọt vào vòng chung kết.

Mới đây, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới  trao danh hiệu Đại sứ trẻ sở hữu trí tuệ cho nhóm các nhà sáng chế Vihelm của Việt Nam. Buổi vinh danh diễn ra sáng 29/11 nhân chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại trụ sở Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Geneva, Thụy Sĩ. Đây là 3 học sinh đầu tiên của khu vực châu Á Thái Bình Dương được WIPO trao tặng danh hiệu này.

Bộ ba hy vọng sẽ tiếp tục cải tiến sản phẩm của mình và phát triển thêm các phiên bản ở tầm giá thấp hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng có thu nhập thấp trong thời gian tới.

Nguyễn Lê Hằng (Tổng hợp)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây