HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Startup Việt: Những bài học từ gọi vốn
Nội dung:

Gọi vốn từ các nhà đầu tư và thuyết phục họ đặt niềm tin là một phần quan trọng của các nhà khởi nghiệp, nếu muốn đưa startup của mình đến thành công.



Mặc dù trên thị trường Việt Nam cũng như nước ngoài, không thiếu những startup trở nên nổi tiếng sau một cú quyết định đầu tư, rót vốn của của các “chuyên gia săn startup”, nhưng phần nhiều, họ vẫn phải nhận lấy thất bại khi không thuyết phục được ai sẵn lòng đặt niềm tin vào sản phẩm của mình. Vậy phải có bí quyết gì để họ có thể tìm lấy vận may cho mình chứ? Những trao đổi một cách cởi mở và chân tình giữa các startup và nhà đầu tư đã mở ra cho những ai mơ ước khởi nghiệp và muốn đặt chân vào thị trường mới góc nhìn gần hơn về bí quyết gọi vốn.

Giai đoạn ươm mầm (Seed Round): Đội ngũ sáng lập giữ vai trò quyết định

Nhiều startup ở giai đoạn đầu gọi vốn thường chưa có báo cáo tài chính, doanh số bán hàng rõ nét, thậm chí sản phẩm cũng chưa đủ hoàn hảo để chứng minh năng lực với nhà đầu tư, thế mạnh lớn nhất ban đầu của họ không chỉ là ý tưởng mà chính ở đội ngũ.

Shark Nguyễn Mạnh Dũng từng khẳng định tại Shark Tank Forum 2018 khi nói rằng, nhà đầu tư có thể thay đổi được mô hình kinh doanh, về sản phẩm, thậm chí văn hóa, nhưng sẽ không thể thay đổi được con người. Nhà sáng lập chính là linh hồn của công ty.

Cùng với đội ngũ sáng lập, mỗi thời điểm startup sẽ cần người cố vấn phù hợp. Điển hình như Jupviec.vn, ở giai đoạn đầu khởi nghiệp, anh Phan Hồng Minh đã được một kỹ sư công nghệ đề nghị tư vấn về công nghệ, mô hình kinh doanh miễn phí trong ba tháng. Cũng chính người mentor này đã chia sẻ kinh nghiệm gọi vốn và giới thiệu Jupviec.vn với Cyber Agent.

Có một đội ngũ đủ mạnh là một chuyện, startup cũng cần có được tư duy đúng khi đi gọi vốn bằng việc xác định được số tiền cần gọi và chọn được nhà đầu tư phù hợp. Bài học này được người đồng sáng lập của Ecomobi Nguyễn Xuân Đông chia sẻ trong một hội thảo của Techfest 2020. Theo anh Đông, startup nên gọi gấp 1,5- 2 lần lượng tiền sẽ sử dụng trong một chu kỳ phát triển để đảm bảo có thể vượt qua bất kỳ sự cố nào cho đến lần gọi vốn tiếp theo. Ngoài ra, việc tìm kiếm được một quỹ đầu tư có được kinh nghiệm, mạng lưới (networking) rộng trong lĩnh vực của startup là điều quý giá hơn cả tiền với bất kỳ công ty khởi nghiệp nào. Ví dụ như Ecomobi khi làm việc với ESP Capital đã tìm kiếm được những khách hàng quan trọng trong mạng lưới các doanh nghiệp mà ESP đầu tư.

Ở góc độ của nhà đầu tư, đại diện quỹ Genesia Ventures cho biết, khi lựa chọn, nhà đầu tư sẽ đánh giá “nỗi đau của thị trường” mà startup giải quyết và sự phù hợp cả đội ngũ sáng lập. Chị Hoàng Thị Kim Dung nói: “Không chỉ là quy mô thị trường mà còn là nỗi đau đủ lớn để thuyết phục người dùng trả tiền hay không”. Từ đó, nhà đầu tư cũng đánh giá xem đội ngũ startup có phù hợp để giải quyết hay không dựa vào kinh nghiệm, mối quan hệ trong thị trường, sự hiểu biết kiến thức chuyên môn của họ. “Họ phải chứng minh mình hiểu thị trường hơn ai hết và có thể làm ra sản phẩm phù hợp nhất” – chị Dung nhấn mạnh.

Gọi vốn pre-Series A đến series A: Cân bằng giữa tham vọng và thực tế

Ở mỗi giai đoạn phát triển của startup, nhà đầu tư sẽ có những quan tâm khác nhau đến startup mà mình muốn rót tiền đầu tư. Thông thường, nếu ở vòng tiền hạt giống và hạt giống là giai đoạn xây dựng đội ngũ và sản phẩm phù hợp với thị trường thì giai đoạn tiền series A đến series A là để kiểm chứng sự phù hợp và tăng trưởng quy mô. Khi đã nhận được vốn ở giai đoạn phát triển tiếp theo thì có nghĩa, nhiều áp lực sẽ đến với các startup. Bởi những mốc mà nhà đầu tư đặt ra như các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) và biên độ tăng trưởng hàng tháng, hàng năm sẽ trở thành thách thức với startup.

Do đó, theo chị Hoàng Thị Kim Dung, “startup cần đặt mục tiêu theo những giai đoạn ngắn như 3 tháng – 6 tháng - 12 tháng và so sánh với kết quả trên thực tế đạt được. Nếu không đạt thì rút ra bài học và điều chỉnh trong các giai đoạn tiếp theo”. Trong quá trình triển khai kế hoạch này, điều chị nhắc nhở với các startup là cần cân bằng giữa tham vọng và thực tế. Điều này có nghĩa, mục tiêu của startup phải đủ lớn nhưng không được viển vông. Không nhà đầu tư nào muốn đồng hành cùng một startup chỉ vẽ ra miếng giấc mơ nhưng không đủ sức đạt được nó. Để tránh được sự thất bại nhiều phần sẽ đến, startup biết chăm chút, chỉn chu với việc hoàn thành từng mục tiêu sẽ gây dựng niềm tin với nhà đầu tư và cả cộng sự của chính mình. “Các mục tiêu không thể quá an toàn,nhưng cũng đừng mơ mộng. Cân bằng là yếu tố quan trọng” – chị Dung nhấn mạnh đến bài học nằm lòng này.

Kinh nghiệm sau nhiều lần gọi vốn cũng giúp startup trưởng thành. Đại diện Jupviec.vn cho biết, khi gọi vốn lần ba, họ đã bắt đầu có số liệu và chuẩn bị được một bản kế hoạch kinh doanh thuyết phục để sẵn sàng chứng minh cho nhà đầu tư thấy. Anh Phan Hồng Minh nói: “Chúng tôi được một chuyên gia tài chính hiểu cách làm việc của quỹ đầu tư hỗ trợ nên đã xây dựng được các mô hình tài chính cũng như kế hoạch kinh doanh thuyết phục”.

Bên cạnh đó, qua mỗi vòng, đội ngũ cần cho thấy đã tiến bộ hơn của tổ chức, sản phẩm, phù hợp hơn với thị trường. “Bằng chứng là số đơn hàng tăng lên, lượng người dùng quay trở lại. Sản phẩm phù hợp với thị trường là khách hàng dùng lần một và quay lại dùng thêm lần hai, ba…” – anh Phan Hồng Minh nói.

Cùng với những số liệu này, đại diện Ecomobi từng khuyên các startup cần chuẩn bị một data-room đầy đủ để nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận các thông tin cơ bản như công việc kinh doanh, thông tin cổ đông, chương trình cổ phiếu mà công ty đã cam kết với nhân viên…

Sau gọi vốn: Áp lực “cùng hội, cùng thuyền”

Một trong những điều mà nhà sáng lập Jupviec.vn nhấn mạnh là các startup phải tránh tâm lý “tiền đã là của mình, tiêu thế nào cũng được” bởi “cần đứng vào vị trí của nhà đầu tư để hiểu suy nghĩ của họ”. Làm được điều này, startup sẽ trân trọng từng đồng tiền khi sử dụng.

Thực tế, ngay ở phía các quỹ đầu tư, mọi chuyện cũng không dễ dàng, bởi quỹ cũng đi nhận vốn từ các tổ chức tài chính nên “chúng tôi trân quý tiền của quỹ hơn của chính mình” – đại diện quỹ Geneisa Ventures cho biết. Cũng như startup, quỹ cũng có áp lực của quỹ vì khi trao đổi cả tiền đầu tư và niềm tin vào thành công, cả hai đều bị ràng buộc lại trong một mối quan hệ mà ai cũng cần phải thắng: startup cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn mới còn quỹ muốn được chứng thực hiệu quả đầu tư. Trong trường hợp này, áp lực mỗi bên đều như nhau, quan trọng đó là áp lực tích cực để cùng nhau tiến lên. “Bởi sau khi nhận vốn, chúng ta đã cùng đi trên một con thuyền, việc phải làm là cùng tiến về phía trước’ – chị Dung nhấn mạnh.



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Startup Việt: Những bài học từ gọi vốn
Ngày xuất bản: ngày 27 tháng 09 năm 2021
Nội dung:

Gọi vốn từ các nhà đầu tư và thuyết phục họ đặt niềm tin là một phần quan trọng của các nhà khởi nghiệp, nếu muốn đưa startup của mình đến thành công.



Mặc dù trên thị trường Việt Nam cũng như nước ngoài, không thiếu những startup trở nên nổi tiếng sau một cú quyết định đầu tư, rót vốn của của các “chuyên gia săn startup”, nhưng phần nhiều, họ vẫn phải nhận lấy thất bại khi không thuyết phục được ai sẵn lòng đặt niềm tin vào sản phẩm của mình. Vậy phải có bí quyết gì để họ có thể tìm lấy vận may cho mình chứ? Những trao đổi một cách cởi mở và chân tình giữa các startup và nhà đầu tư đã mở ra cho những ai mơ ước khởi nghiệp và muốn đặt chân vào thị trường mới góc nhìn gần hơn về bí quyết gọi vốn.

Giai đoạn ươm mầm (Seed Round): Đội ngũ sáng lập giữ vai trò quyết định

Nhiều startup ở giai đoạn đầu gọi vốn thường chưa có báo cáo tài chính, doanh số bán hàng rõ nét, thậm chí sản phẩm cũng chưa đủ hoàn hảo để chứng minh năng lực với nhà đầu tư, thế mạnh lớn nhất ban đầu của họ không chỉ là ý tưởng mà chính ở đội ngũ.

Shark Nguyễn Mạnh Dũng từng khẳng định tại Shark Tank Forum 2018 khi nói rằng, nhà đầu tư có thể thay đổi được mô hình kinh doanh, về sản phẩm, thậm chí văn hóa, nhưng sẽ không thể thay đổi được con người. Nhà sáng lập chính là linh hồn của công ty.

Cùng với đội ngũ sáng lập, mỗi thời điểm startup sẽ cần người cố vấn phù hợp. Điển hình như Jupviec.vn, ở giai đoạn đầu khởi nghiệp, anh Phan Hồng Minh đã được một kỹ sư công nghệ đề nghị tư vấn về công nghệ, mô hình kinh doanh miễn phí trong ba tháng. Cũng chính người mentor này đã chia sẻ kinh nghiệm gọi vốn và giới thiệu Jupviec.vn với Cyber Agent.

Có một đội ngũ đủ mạnh là một chuyện, startup cũng cần có được tư duy đúng khi đi gọi vốn bằng việc xác định được số tiền cần gọi và chọn được nhà đầu tư phù hợp. Bài học này được người đồng sáng lập của Ecomobi Nguyễn Xuân Đông chia sẻ trong một hội thảo của Techfest 2020. Theo anh Đông, startup nên gọi gấp 1,5- 2 lần lượng tiền sẽ sử dụng trong một chu kỳ phát triển để đảm bảo có thể vượt qua bất kỳ sự cố nào cho đến lần gọi vốn tiếp theo. Ngoài ra, việc tìm kiếm được một quỹ đầu tư có được kinh nghiệm, mạng lưới (networking) rộng trong lĩnh vực của startup là điều quý giá hơn cả tiền với bất kỳ công ty khởi nghiệp nào. Ví dụ như Ecomobi khi làm việc với ESP Capital đã tìm kiếm được những khách hàng quan trọng trong mạng lưới các doanh nghiệp mà ESP đầu tư.

Ở góc độ của nhà đầu tư, đại diện quỹ Genesia Ventures cho biết, khi lựa chọn, nhà đầu tư sẽ đánh giá “nỗi đau của thị trường” mà startup giải quyết và sự phù hợp cả đội ngũ sáng lập. Chị Hoàng Thị Kim Dung nói: “Không chỉ là quy mô thị trường mà còn là nỗi đau đủ lớn để thuyết phục người dùng trả tiền hay không”. Từ đó, nhà đầu tư cũng đánh giá xem đội ngũ startup có phù hợp để giải quyết hay không dựa vào kinh nghiệm, mối quan hệ trong thị trường, sự hiểu biết kiến thức chuyên môn của họ. “Họ phải chứng minh mình hiểu thị trường hơn ai hết và có thể làm ra sản phẩm phù hợp nhất” – chị Dung nhấn mạnh.

Gọi vốn pre-Series A đến series A: Cân bằng giữa tham vọng và thực tế

Ở mỗi giai đoạn phát triển của startup, nhà đầu tư sẽ có những quan tâm khác nhau đến startup mà mình muốn rót tiền đầu tư. Thông thường, nếu ở vòng tiền hạt giống và hạt giống là giai đoạn xây dựng đội ngũ và sản phẩm phù hợp với thị trường thì giai đoạn tiền series A đến series A là để kiểm chứng sự phù hợp và tăng trưởng quy mô. Khi đã nhận được vốn ở giai đoạn phát triển tiếp theo thì có nghĩa, nhiều áp lực sẽ đến với các startup. Bởi những mốc mà nhà đầu tư đặt ra như các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) và biên độ tăng trưởng hàng tháng, hàng năm sẽ trở thành thách thức với startup.

Do đó, theo chị Hoàng Thị Kim Dung, “startup cần đặt mục tiêu theo những giai đoạn ngắn như 3 tháng – 6 tháng - 12 tháng và so sánh với kết quả trên thực tế đạt được. Nếu không đạt thì rút ra bài học và điều chỉnh trong các giai đoạn tiếp theo”. Trong quá trình triển khai kế hoạch này, điều chị nhắc nhở với các startup là cần cân bằng giữa tham vọng và thực tế. Điều này có nghĩa, mục tiêu của startup phải đủ lớn nhưng không được viển vông. Không nhà đầu tư nào muốn đồng hành cùng một startup chỉ vẽ ra miếng giấc mơ nhưng không đủ sức đạt được nó. Để tránh được sự thất bại nhiều phần sẽ đến, startup biết chăm chút, chỉn chu với việc hoàn thành từng mục tiêu sẽ gây dựng niềm tin với nhà đầu tư và cả cộng sự của chính mình. “Các mục tiêu không thể quá an toàn,nhưng cũng đừng mơ mộng. Cân bằng là yếu tố quan trọng” – chị Dung nhấn mạnh đến bài học nằm lòng này.

Kinh nghiệm sau nhiều lần gọi vốn cũng giúp startup trưởng thành. Đại diện Jupviec.vn cho biết, khi gọi vốn lần ba, họ đã bắt đầu có số liệu và chuẩn bị được một bản kế hoạch kinh doanh thuyết phục để sẵn sàng chứng minh cho nhà đầu tư thấy. Anh Phan Hồng Minh nói: “Chúng tôi được một chuyên gia tài chính hiểu cách làm việc của quỹ đầu tư hỗ trợ nên đã xây dựng được các mô hình tài chính cũng như kế hoạch kinh doanh thuyết phục”.

Bên cạnh đó, qua mỗi vòng, đội ngũ cần cho thấy đã tiến bộ hơn của tổ chức, sản phẩm, phù hợp hơn với thị trường. “Bằng chứng là số đơn hàng tăng lên, lượng người dùng quay trở lại. Sản phẩm phù hợp với thị trường là khách hàng dùng lần một và quay lại dùng thêm lần hai, ba…” – anh Phan Hồng Minh nói.

Cùng với những số liệu này, đại diện Ecomobi từng khuyên các startup cần chuẩn bị một data-room đầy đủ để nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận các thông tin cơ bản như công việc kinh doanh, thông tin cổ đông, chương trình cổ phiếu mà công ty đã cam kết với nhân viên…

Sau gọi vốn: Áp lực “cùng hội, cùng thuyền”

Một trong những điều mà nhà sáng lập Jupviec.vn nhấn mạnh là các startup phải tránh tâm lý “tiền đã là của mình, tiêu thế nào cũng được” bởi “cần đứng vào vị trí của nhà đầu tư để hiểu suy nghĩ của họ”. Làm được điều này, startup sẽ trân trọng từng đồng tiền khi sử dụng.

Thực tế, ngay ở phía các quỹ đầu tư, mọi chuyện cũng không dễ dàng, bởi quỹ cũng đi nhận vốn từ các tổ chức tài chính nên “chúng tôi trân quý tiền của quỹ hơn của chính mình” – đại diện quỹ Geneisa Ventures cho biết. Cũng như startup, quỹ cũng có áp lực của quỹ vì khi trao đổi cả tiền đầu tư và niềm tin vào thành công, cả hai đều bị ràng buộc lại trong một mối quan hệ mà ai cũng cần phải thắng: startup cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn mới còn quỹ muốn được chứng thực hiệu quả đầu tư. Trong trường hợp này, áp lực mỗi bên đều như nhau, quan trọng đó là áp lực tích cực để cùng nhau tiến lên. “Bởi sau khi nhận vốn, chúng ta đã cùng đi trên một con thuyền, việc phải làm là cùng tiến về phía trước’ – chị Dung nhấn mạnh.



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây