HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Anh Sơn với công tác ứng dụng TBKH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU
Nội dung:
Anh Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh gần 100 km về phía Tây Nam. Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp; một bộ phận nhân dân chưa có ý thức vươn lên trong cuộc sống, còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách giúp đỡ, hỗ trợ của nhà nước, chưa mạnh dạn đầu tư ứng dụng tiến bộ KHCN mới vào sản xuất. Đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ chủ yếu là từ vốn ngân sách nhà nước, mức đầu tư còn thấp, chưa đủ lực để tạo nên những đột phá trong nghiên cứu và triển khai ứng dụng; nhận thức của một số cán bộ, nhân dân về vai trò của KHCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn chưa thật sự đầy đủ và sâu sắc. Trong đó, đáng lưu ý nhất là một số doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh ít quan tâm đến hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Sau khi Nghị quyết số 06-NQ/TU được ban hành và triển khai thực hiện, các hoạt động KH&CN có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đã đi vào cuộc sống, từng bước khẳng định vai trò KH&CN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và trong từng ngành, p\hục vụ đa mục tiêu: xoá đói giảm nghèo; bảo vệ môi trường; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
Công tác ứng dụng tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An  khóa XVIII về “Phát triển KH&CN giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” được chú trọng thực hiện và đạt kết quả cao.
Cụ thể, giai đoạn 2016-2020 đã triển khai 95 mô hình ứng dụng tiến bộ KH&KT vào sản xuất và đời sống, các mô hình được hỗ trợ từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Nhìn chung, việc triển khai ứng dụng các tiến bộ KH&CN đã bước đầu giúp nông dân chuyển đổi nhận thức, coi tiến bộ KH&CN là nguồn lực thiết thực giúp nông dân xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ chế thị trường.
Nhiều tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống được đưa vào ứng dụng có hiệu quả. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện tự nhiên, địa chất từng vùng, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã đem lại năng suất và đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội, tăng thu nhập và đảm bảo cho đời sống người dân. Một số mô hình đã đạt hiệu quả cao như: Đưa nhanh các giống mới vào sản xuất đại trà trên cây trồng, vật nuôi: 93% diện tích ngô lai ngoại; 65% diện tích lúa thuần chất lượng; 70% diện tích mía giống mới; 60% lợn áp siêu và lợn siêu nạc; bò thịt chất lượng cao; Xây dựng thành công dự án hỗ trợ mô hình sản xuất và chế biến chè an toàn theo hướng VietGAP tại xí nghiệp chế biến chè Hùng Sơn đã góp phần nâng cao chất lượng và thương hiệu chè của Hùng Sơn với quy mô hơn 380 ha và tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất và chế biến chè Vietgap tại hợp tác xã Minh Sáng xã Hùng Sơn đã được Cục chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1 cấp chứng chỉ sản phẩm chè Minh Sáng đạt tiêu chuẩn Vietgap năm 2017; Xây dựng thành công mô hình sản xuất Cam an toàn theo hướng VietGAP tại xã Đỉnh Sơn đã góp phần nâng cao chất lượng và thương hiệu cam Bãi Phủ nằm trong chỉ dẫn địa lý Cam Vinh; Xây dựng thành công mô hình sản xuất Cam bù Kim Nhan an toàn theo hướng VietGAP tại xã Hội Sơn đã góp phần nâng cao chất lượng và thương hiệu Cam bù Kim Nhan; Mô hình ứng dụng công nghệ cao Isarel sản xuất  rau, quả an toàn thực phẩm trong nhà lưới tại xã Hội Sơn (2.000 m2), xã Phúc Sơn (3.000 m2) được đầu tư gần 5 tỷ đồng, tạo ra sản phẩm có giá trị thu nhập cao trên đơn vị diện tích; Mô hình liên kết trồng mía giống mới năng suất, chất lượng cao (giống KK3; QĐ 93-159) tại các xã Thọ Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Vĩnh Sơn,...đến nay nhân rộng diện tích mía  giống mới là 1.156 ha (chiếm 70,1 % diện tích mía); Mô hình cánh đồng lớn lúa chất lượng cao (HN6; QP5; NA6) trong vụ xuân, vụ hè thu với quy mô khoảng 550 ha (mỗi mô hình từ 30 ha trở lên); Mô hình liên kết trồng ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi quy mô 850 - 900 ha/năm  thực hiện tại các xã Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Tường Sơn, Đức Sơn, Vĩnh Sơn... Mô hình “Hệ thống cấp nước tưới tự động bằng năng lượng mặt trời phục vụ tưới chè công nghiệp được triển khai tại hộ gia đình ông Trần Đức Châu (thôn Tân Tiến, xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn). Tổng kinh phí 110 triệu đồng trong đó trung tâm ứng dụng tiếp bộ KH&CN tỉnh Nghệ An hỗ trợ 70 triệu đồng hộ gia đình đối ứng 40 triệu đồng. Kết quả bước đầu là rất khả quan cả về mặt khoa học cũng như hiệu quả kinh tế cho các vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với các vùng chưa có lưới điện Quốc gia; Mô hình sản xuất bí đỏ, bí xanh, các loại rau, quả (mướp, dưa chuột, cà dừa) tại xã Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Tường Sơn, Tào Sơn, Phúc Sơn và một số xã trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao tăng thu nhập cho người dân từ 150 đến hơn 250 triệu đồng/ha đã nhân rộng trên địa bàn huyện (khoảng 300 ha); Mô hình nuôi cá rô phí đường nghiệp trong lồng nhựa chi phí thấp kinh phí 69,2 triệu đồng từ nguồn KH&CN đã triển khai thả 4.000 con cá giống cở 3cm/con sau 6 tháng nuôi cá đạt 0,8kg – 0,9kg/con tổng sản lượng cá đạt 3.525 kg với giá bán 50.000đ/kg  = 176,3 triệu đồng trừ chi phí 129,8 triệu đồng còn lợi nhuận 46,5 triệu đồng; Mô hình ứng dụng tiến bộ KH&KT phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao (3B) tại các xã: Vĩnh Sơn, Tường Sơn, Cẩm Sơn, Thạch Sơn (trọng lượng bê 6 tháng đạt 120 kg, cao hơn bò lai sin 50 kg, lợi nhuận tăng 35 - 40 % so với bò lai sin cùng thời gian); Mô hình liên kết chăn nuôi gà và sản phẩm từ gà theo hướng an toàn sinh học tại xã Lĩnh Sơn với quy mô 30 hộ gia đình (mỗi hộ bình quân 1.000 con gà/lứa); Dự án trồng giống Táo đỏ Mỹ và giống táo 05 và dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN nhân giống và phát triển cây Cam Bù Sen trên địa bàn huyện Anh Sơn hiện đang trong quá trình thực hiện… Giai đoạn 2016 - 2020 đã triển khai nhân rộng mô hình ứng dụng đệm lót sinh học balasa N1 trong chăn nuôi gà tại các xã, thị trấn với hơn 32.180 m2, ứng dụng 4.938 kg chế phẩm biogen xử lý thuốc BVTV cho 614 ha đất trồng rau, sản xuất được 13.050 tấn phân hữu cơ vi sinh trị giá 2,5 triệu đồng/tấn = 32,6 tỷ đồng trừ chi phí sản xuất 10,4 tỷ còn lợi nhuận 22,2 tỷ đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Chè Hùng Sơn được cấp chứng chỉ sản phẩm chè Minh Sáng đạt tiêu chuẩn Vietgap năm 2017
Huyện cũng đã triển khai ứng dụng thành công nhiều biện pháp kỹ thuật như: kỹ thuật tưới nhỏ giọt theo công nghệ tưới tiên tiến kết hợp hệ thống điều khiển tưới tự động, tưới phun mưa trên dưa lưới, cây ăn quả, chè công nghiệp...  Mô hình công nghệ 4.0: Ứng dụng công nghệ máy bay không người lái phun thuốc BVTV, phân bón lá cho cây trồng công suất phun 50ha/ngày. Mô hình này do Tổ hợp tác UAV Kim Lam thuộc tổ dân phố 4, thị trấn Anh Sơn đầu tư với tổng nguồn vốn là 870 triệu đồng. Mô hình mới được đầu tư, dự kiến thời gian tới sẽ được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm chi phí, nhân công và tăng hiệu quả trong việc sử dụng thuốc http://ngheandost.gov.vn/documents/10190/2094840/nong1.JPG?t=1598263086025bảo vệ thực vật…
Việc áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, chương trình “3 giảm, 3 tăng”, canh tác bền vững, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, ICM, sản xuất theo quy trình VietGAP,…nhằm nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường cũng được chú trọng thực hiện.
Công tác cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất tăng nhanh. Áp dụng các kỹ thuật mới trong nuôi cá lồng công nghệ cao ở các sông suối, hồ đập lớn trên địa bàn huyện. Hiện tại trên địa bàn có 76 lồng bè nuôi cá lồng (với các loại giống cá trắm, cá chép... ) năng suất bình quân đạt 600-700kg/lồng/năm, tổng thu đạt 60 triệu đồng trừ chi phí lợi nhuận 45-50 triệu đồng/lồng/năm. UBND huyện tiếp tục chỉ đạo hỗ trợ chính sách nhân rộng mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn huyện.
Huyện cũng đã triển khai đầu tư xây dựng dự án Trung tâm nghiên cứu và phát triển vật nuôi công nghệ cao tại xã Hùng Sơn. Áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để nhân nhanh đàn lợn lai kinh tế, lợn siêu nạc, chăn nuôi lợn đang chuyển dịch mạnh sang chăn nuôi tập trung quy mô gia trại, trang trại. Hiện có 7 mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại quy mô trên 30 nái ngoại; 8 trang trại nuôi lợn thịt qui mô từ 200 – 600 con/lứa; 02 trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao  qui mô 4.000 con/lứa, gắn với liên kết chuỗi giá trị (tập đoàn MaVin) tại xã Hùng Sơn, Đỉnh Sơn. Phát triển chất lượng đàn bò góp phần tích cực trong việc cải tạo đàn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho các hộ nông dân (Bò lai sin chiếm 85%; 65-70% tổng đàn lợn nái được phối giống bằng thụ tinh nhân tạo và sử dụng tinh lợn đực giống cao sản).
Như vậy, trong giai đoạn 2016 - 2020, các nhiệm vụ, mục tiêu của Nghị quyết, Chương trình hành động và các kế hoạch thực hiện đã được các ngành, các cấp trong huyện triển khai nghiêm túc, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đã đạt và vượt mức đề ra, nhất là các chỉ tiêu nhằm đưa KH&CN phục vụ thiết thực, hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, như: số lượng doanh nghiệp, Công ty TNHH được hỗ trợ về KH&CN đã tăng lên; hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN đã tập trung có trọng tâm, trọng điểm vào phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của huyện như chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất, cung ứng nguồn giống tại chỗ, nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực vùng sâu, vùng xa... Hoạt động hỗ trợ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, đã tạo đà cho các sản phẩm hàng hóa của huyện thâm nhập vào thị trường trong và ngoài tỉnh, tiềm lực KH&CN đang từng bước được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư phát triển./.
Nguyễn Hữu Thìn

 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Anh Sơn với công tác ứng dụng TBKH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU
Ngày xuất bản: ngày 27 tháng 06 năm 2021
Nội dung:
Anh Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh gần 100 km về phía Tây Nam. Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp; một bộ phận nhân dân chưa có ý thức vươn lên trong cuộc sống, còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách giúp đỡ, hỗ trợ của nhà nước, chưa mạnh dạn đầu tư ứng dụng tiến bộ KHCN mới vào sản xuất. Đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ chủ yếu là từ vốn ngân sách nhà nước, mức đầu tư còn thấp, chưa đủ lực để tạo nên những đột phá trong nghiên cứu và triển khai ứng dụng; nhận thức của một số cán bộ, nhân dân về vai trò của KHCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn chưa thật sự đầy đủ và sâu sắc. Trong đó, đáng lưu ý nhất là một số doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh ít quan tâm đến hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Sau khi Nghị quyết số 06-NQ/TU được ban hành và triển khai thực hiện, các hoạt động KH&CN có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đã đi vào cuộc sống, từng bước khẳng định vai trò KH&CN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và trong từng ngành, p\hục vụ đa mục tiêu: xoá đói giảm nghèo; bảo vệ môi trường; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
Công tác ứng dụng tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An  khóa XVIII về “Phát triển KH&CN giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” được chú trọng thực hiện và đạt kết quả cao.
Cụ thể, giai đoạn 2016-2020 đã triển khai 95 mô hình ứng dụng tiến bộ KH&KT vào sản xuất và đời sống, các mô hình được hỗ trợ từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Nhìn chung, việc triển khai ứng dụng các tiến bộ KH&CN đã bước đầu giúp nông dân chuyển đổi nhận thức, coi tiến bộ KH&CN là nguồn lực thiết thực giúp nông dân xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ chế thị trường.
Nhiều tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống được đưa vào ứng dụng có hiệu quả. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện tự nhiên, địa chất từng vùng, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã đem lại năng suất và đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội, tăng thu nhập và đảm bảo cho đời sống người dân. Một số mô hình đã đạt hiệu quả cao như: Đưa nhanh các giống mới vào sản xuất đại trà trên cây trồng, vật nuôi: 93% diện tích ngô lai ngoại; 65% diện tích lúa thuần chất lượng; 70% diện tích mía giống mới; 60% lợn áp siêu và lợn siêu nạc; bò thịt chất lượng cao; Xây dựng thành công dự án hỗ trợ mô hình sản xuất và chế biến chè an toàn theo hướng VietGAP tại xí nghiệp chế biến chè Hùng Sơn đã góp phần nâng cao chất lượng và thương hiệu chè của Hùng Sơn với quy mô hơn 380 ha và tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất và chế biến chè Vietgap tại hợp tác xã Minh Sáng xã Hùng Sơn đã được Cục chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1 cấp chứng chỉ sản phẩm chè Minh Sáng đạt tiêu chuẩn Vietgap năm 2017; Xây dựng thành công mô hình sản xuất Cam an toàn theo hướng VietGAP tại xã Đỉnh Sơn đã góp phần nâng cao chất lượng và thương hiệu cam Bãi Phủ nằm trong chỉ dẫn địa lý Cam Vinh; Xây dựng thành công mô hình sản xuất Cam bù Kim Nhan an toàn theo hướng VietGAP tại xã Hội Sơn đã góp phần nâng cao chất lượng và thương hiệu Cam bù Kim Nhan; Mô hình ứng dụng công nghệ cao Isarel sản xuất  rau, quả an toàn thực phẩm trong nhà lưới tại xã Hội Sơn (2.000 m2), xã Phúc Sơn (3.000 m2) được đầu tư gần 5 tỷ đồng, tạo ra sản phẩm có giá trị thu nhập cao trên đơn vị diện tích; Mô hình liên kết trồng mía giống mới năng suất, chất lượng cao (giống KK3; QĐ 93-159) tại các xã Thọ Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Vĩnh Sơn,...đến nay nhân rộng diện tích mía  giống mới là 1.156 ha (chiếm 70,1 % diện tích mía); Mô hình cánh đồng lớn lúa chất lượng cao (HN6; QP5; NA6) trong vụ xuân, vụ hè thu với quy mô khoảng 550 ha (mỗi mô hình từ 30 ha trở lên); Mô hình liên kết trồng ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi quy mô 850 - 900 ha/năm  thực hiện tại các xã Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Tường Sơn, Đức Sơn, Vĩnh Sơn... Mô hình “Hệ thống cấp nước tưới tự động bằng năng lượng mặt trời phục vụ tưới chè công nghiệp được triển khai tại hộ gia đình ông Trần Đức Châu (thôn Tân Tiến, xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn). Tổng kinh phí 110 triệu đồng trong đó trung tâm ứng dụng tiếp bộ KH&CN tỉnh Nghệ An hỗ trợ 70 triệu đồng hộ gia đình đối ứng 40 triệu đồng. Kết quả bước đầu là rất khả quan cả về mặt khoa học cũng như hiệu quả kinh tế cho các vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với các vùng chưa có lưới điện Quốc gia; Mô hình sản xuất bí đỏ, bí xanh, các loại rau, quả (mướp, dưa chuột, cà dừa) tại xã Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Tường Sơn, Tào Sơn, Phúc Sơn và một số xã trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao tăng thu nhập cho người dân từ 150 đến hơn 250 triệu đồng/ha đã nhân rộng trên địa bàn huyện (khoảng 300 ha); Mô hình nuôi cá rô phí đường nghiệp trong lồng nhựa chi phí thấp kinh phí 69,2 triệu đồng từ nguồn KH&CN đã triển khai thả 4.000 con cá giống cở 3cm/con sau 6 tháng nuôi cá đạt 0,8kg – 0,9kg/con tổng sản lượng cá đạt 3.525 kg với giá bán 50.000đ/kg  = 176,3 triệu đồng trừ chi phí 129,8 triệu đồng còn lợi nhuận 46,5 triệu đồng; Mô hình ứng dụng tiến bộ KH&KT phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao (3B) tại các xã: Vĩnh Sơn, Tường Sơn, Cẩm Sơn, Thạch Sơn (trọng lượng bê 6 tháng đạt 120 kg, cao hơn bò lai sin 50 kg, lợi nhuận tăng 35 - 40 % so với bò lai sin cùng thời gian); Mô hình liên kết chăn nuôi gà và sản phẩm từ gà theo hướng an toàn sinh học tại xã Lĩnh Sơn với quy mô 30 hộ gia đình (mỗi hộ bình quân 1.000 con gà/lứa); Dự án trồng giống Táo đỏ Mỹ và giống táo 05 và dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN nhân giống và phát triển cây Cam Bù Sen trên địa bàn huyện Anh Sơn hiện đang trong quá trình thực hiện… Giai đoạn 2016 - 2020 đã triển khai nhân rộng mô hình ứng dụng đệm lót sinh học balasa N1 trong chăn nuôi gà tại các xã, thị trấn với hơn 32.180 m2, ứng dụng 4.938 kg chế phẩm biogen xử lý thuốc BVTV cho 614 ha đất trồng rau, sản xuất được 13.050 tấn phân hữu cơ vi sinh trị giá 2,5 triệu đồng/tấn = 32,6 tỷ đồng trừ chi phí sản xuất 10,4 tỷ còn lợi nhuận 22,2 tỷ đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Chè Hùng Sơn được cấp chứng chỉ sản phẩm chè Minh Sáng đạt tiêu chuẩn Vietgap năm 2017
Huyện cũng đã triển khai ứng dụng thành công nhiều biện pháp kỹ thuật như: kỹ thuật tưới nhỏ giọt theo công nghệ tưới tiên tiến kết hợp hệ thống điều khiển tưới tự động, tưới phun mưa trên dưa lưới, cây ăn quả, chè công nghiệp...  Mô hình công nghệ 4.0: Ứng dụng công nghệ máy bay không người lái phun thuốc BVTV, phân bón lá cho cây trồng công suất phun 50ha/ngày. Mô hình này do Tổ hợp tác UAV Kim Lam thuộc tổ dân phố 4, thị trấn Anh Sơn đầu tư với tổng nguồn vốn là 870 triệu đồng. Mô hình mới được đầu tư, dự kiến thời gian tới sẽ được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm chi phí, nhân công và tăng hiệu quả trong việc sử dụng thuốc http://ngheandost.gov.vn/documents/10190/2094840/nong1.JPG?t=1598263086025bảo vệ thực vật…
Việc áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, chương trình “3 giảm, 3 tăng”, canh tác bền vững, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, ICM, sản xuất theo quy trình VietGAP,…nhằm nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường cũng được chú trọng thực hiện.
Công tác cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất tăng nhanh. Áp dụng các kỹ thuật mới trong nuôi cá lồng công nghệ cao ở các sông suối, hồ đập lớn trên địa bàn huyện. Hiện tại trên địa bàn có 76 lồng bè nuôi cá lồng (với các loại giống cá trắm, cá chép... ) năng suất bình quân đạt 600-700kg/lồng/năm, tổng thu đạt 60 triệu đồng trừ chi phí lợi nhuận 45-50 triệu đồng/lồng/năm. UBND huyện tiếp tục chỉ đạo hỗ trợ chính sách nhân rộng mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn huyện.
Huyện cũng đã triển khai đầu tư xây dựng dự án Trung tâm nghiên cứu và phát triển vật nuôi công nghệ cao tại xã Hùng Sơn. Áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để nhân nhanh đàn lợn lai kinh tế, lợn siêu nạc, chăn nuôi lợn đang chuyển dịch mạnh sang chăn nuôi tập trung quy mô gia trại, trang trại. Hiện có 7 mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại quy mô trên 30 nái ngoại; 8 trang trại nuôi lợn thịt qui mô từ 200 – 600 con/lứa; 02 trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao  qui mô 4.000 con/lứa, gắn với liên kết chuỗi giá trị (tập đoàn MaVin) tại xã Hùng Sơn, Đỉnh Sơn. Phát triển chất lượng đàn bò góp phần tích cực trong việc cải tạo đàn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho các hộ nông dân (Bò lai sin chiếm 85%; 65-70% tổng đàn lợn nái được phối giống bằng thụ tinh nhân tạo và sử dụng tinh lợn đực giống cao sản).
Như vậy, trong giai đoạn 2016 - 2020, các nhiệm vụ, mục tiêu của Nghị quyết, Chương trình hành động và các kế hoạch thực hiện đã được các ngành, các cấp trong huyện triển khai nghiêm túc, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đã đạt và vượt mức đề ra, nhất là các chỉ tiêu nhằm đưa KH&CN phục vụ thiết thực, hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, như: số lượng doanh nghiệp, Công ty TNHH được hỗ trợ về KH&CN đã tăng lên; hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN đã tập trung có trọng tâm, trọng điểm vào phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của huyện như chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất, cung ứng nguồn giống tại chỗ, nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực vùng sâu, vùng xa... Hoạt động hỗ trợ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, đã tạo đà cho các sản phẩm hàng hóa của huyện thâm nhập vào thị trường trong và ngoài tỉnh, tiềm lực KH&CN đang từng bước được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư phát triển./.
Nguyễn Hữu Thìn

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây