HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: Không chỉ để tôn vinh
Nội dung:

Bên cạnh việc ghi nhận, tôn vinh những doanh nghiệp xuất sắc, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia còn là công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp tự soi chiếu lại các hoạt động quản trị, sản xuất, kinh doanh,... của mình một cách toàn diện, từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh cũng như tiếp cận những chuẩn mực tiên tiến trên thế giới.

Vận hành dây chuyền sản xuất gạch tại Công ty Viglacera - một trong những doanh nghiệp được nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương 2019. Ảnh: halongcity.gov.vn
Vận hành dây chuyền sản xuất gạch tại Công ty Viglacera - một trong những doanh nghiệp được nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương 2019.
Ảnh: halongcity.gov.vn

Bộ tiêu chí để doanh nghiệp "soi chiếu"

Được xây dựng dựa trên cơ sở áp dụng các tiêu chí của Giải thưởng Malcolm Balrige của Mỹ, tiêu chí xét thưởng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (được quy định tại Điều 27 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008) gồm 7 tiêu chí khắt khe, khoa học và toàn diện nhằm đánh giá mọi mặt hoạt động và kết quả của tổ chức, doanh nghiệp.

Cụ thể, các tiêu chí này bao gồm: Vai trò của lãnh đạo (120 điểm); hoạch định chiến lược (85 điểm); định hướng vào khách hàng (85 điểm); đo lường, phân tích và quản trị tri thức (90 điểm); định hướng vào nguồn nhân lực (85 điểm); quản lý quá trình hoạt động (85 điểm) và kết quả hoạt động (450 điểm). Các tiêu chí sau đó tiếp tục được chia thành 18 hạng mục và thể hiện thành hơn 200 câu hỏi chi tiết để phục vu cho việc đánh giá.

Ông Phùng Mạnh Trường - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam nhận định trên Vietq, bên cạnh việc là một hình thức tôn vinh về chất lượng ở cấp quốc gia cho những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc, cái hay của giải thưởng này là nó giúp cung cấp một công cụ quản lý tiên tiến thông qua các tiêu chí xét chọn giải thưởng để doanh nghiệp nhìn thấy rõ những điểm yếu, điểm mạnh và đặc biệt là cơ hội cải tiến để tự hoàn thiện hệ thống quản lý, hiệu quả hoạt động hướng tới sự phát triển bền vững. "7 tiêu chí giống như tấm gương phản chiếu để doanh nghiệp tự soi lại mình và tự hoàn thiện mình", ông nhấn mạnh.

Chẳng hạn, với tiêu chí đầu tiên về vai trò của lãnh đạo, các doanh nghiệp sẽ có cơ sở để nhìn nhận lại, lãnh đạo cao nhất đã thiết lập tầm nhìn và các giá trị của tổ chức, doanh nghiệp như thế nào? Hành động cá nhân của lãnh đạo thể hiện sự cam kết về tuân thủ luật pháp và hành vi đạo đức như thế nào? Hay với tiêu chí về chính sách định hướng vào khách hàng và thị trường, các doanh nghiệp sẽ có chuẩn mực để đánh giá cách thức tổ chức của mình đang thực hiện sự gắn bó, cam kết với khách hàng như thế nào, đang lắng nghe mong muốn của khách hàng và sử dụng những thông tin đó ra sao...

Dưới góc nhìn của một lãnh đạo doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hương Liên,Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sao Thái Dương - một trong những công ty được trao Giải Vàng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2020, chia sẻ trong một buổi tọa đàm online, các tiêu chí đánh giá của giải thưởng rất toàn diện, bao trùm hoạt động của doanh nghiệp từ bộ máy lãnh đạo đến tư duy tổ chức. Trong đó, bà đặc biệt quan tâm đến bộ tiêu chí quản lý tri thức bởi các tiêu chí này có thể giúp những doanh nghiệp vừa và nhỏ đánh giá và xây dựng được những bước đi trong tương lai, phù hợp với định hướng phát triển của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, phát triển bền vững....

Thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng lực

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Sao Thái Dương - doanh nghiệp đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia 2020. Ảnh: Bảo Như
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Sao Thái Dương - doanh nghiệp đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia 2020. Ảnh: Bảo Như

Với việc cung cấp một bộ tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động, Giải thưởng Chất lượng Quốc giađã đem lại tác động tích cực đối với hoạt động quản trị, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, dù cho họ có tham gia đăng ký xét chọn giải hay không, theo ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE).

Ông Toàn cho rằng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia quản lý, đánh giá khắt khe từ khâu cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm đầu vào cho đến đầu ra là nguồn khách hàng, cũng như đánh giá hàng loạt các tiêu chí về vai trò của người lãnh đạo, nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách tỉ mỉ và chuyên nghiệp, do vậy nó hướng các doanh nghiệp đến sự phát triển toàn diện và bền vững, đặc biệt là khả năng chống chịu đối với các cú sốc ở bên ngoài.

Chẳng hạn, trong đại dịch Covid-19, "đối với những doanh nghiệp bình thường không quan tâm phát triển nguồn nhân lực thì khi xuất hiện khủng hoảng sẽ lập tức cắt giảm nhân lực hoặc tìm mọi cách để hạn chế chi phí. Nhưng với những doanh nghiệp đã tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, 1 trong 7 tiêu chí đánh giá của giải thưởng là phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực ngày một tốt hơn, thì họ sẽ tìm mọi cách để giữ chân người tài và tìm cơ hội để phục hồi, phát triển [...] đến lúc dịch bệnh được kiểm soát thì nguồn nhân lực đã sẵn có và doanh nghiệp đó bứt tốc rất nhanh so với các doanh nghiệp sau khủng hoảng mới bắt đầu chiêu mộ người tài", ông đánh giá.

Cùng chung nhận định này, ông Phùng Mạnh Trường cũng cho rằng, tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đề cập những vấn đề cốt lõi như quản trị tri thức, quản trị rủi ro. "Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt, nghiêm túc những vấn đề này thì trước biến động thị trường, rủi ro từ dịch bệnh, bão lũ đều có thể đối phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực. Những rủi ro có thể nằm trong kịch bản mà doanh nghiệp đã dự liệu, chuẩn bị. Thực tế cho thấy, dù là khó khăn từ dịch bệnh hay các yếu tố khách quan khác thì một số doanh nghiệp vẫn đứng vững nhờ vào hệ thống quản trị của họ".

Thực tế, như bàNguyễn Thị Hương LiêncủaSao Thái Dươngcho biết, ngay từ ngày đầu thành lập, công ty này đã nỗ lực áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào dây chuyền, công nghệ như tiêu chuẩn GMP ASEAN, ISO, cũng như phát triển các sản phẩm hướng tới tiêu chuẩn của châu Âu, Mỹ. Có thể thấy, đó đều là những hoạt động liên quan đến những tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. Nhờ vậy, trong đại dịch vừa qua, Công ty vẫn có thể trụ vững và thậm chí là tham gia vào nghiên cứu các sản phẩm phục vụ cho xã hội như bộ kit xét nghiệm virus SARS-COV-2.

Theo báo cáo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, trong 2 năm 2019 - 2020, mặc dù đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng các doanh nghiệp tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc giavẫn đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ước tính, doanh thu của các doanh nghiệp đạt giải là hơn 192 ngàn tỷ, lợi nhuận hơn 17 ngàn tỷ, nộp ngân sách hơn 7 ngàn tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 100 nghìn người lao động.

Để giải thưởng có sức lan tỏa rộng rãi hơn, ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - cho biết, thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ đưa các tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Quốc giavào áp dụng rộng rãi tại tất cả các doanh nghiệp thông qua Chương trình Năng suất Chất lượng giai đoạn 2020-2030. Bên cạnh đó, Tổng cục cũng xem xét nghiên cứu xây dựng mô hình điểm doanh nghiệp đã áp dụng thành công các tiêu chí Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và đã đạt giải để chia sẻ kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác phấn đấu. Đồng thời, Tổng cục sẽ chú trọng xây dựng mạng lưới, phát triển đội ngũ chuyên gia tư vấn, đánh giá có trình độ cao về Giải thưởng Chất lượng Quốc gianhằm hỗ trợ đắc lực cho hội đồng sơ tuyển tại các địa phương, bộ, ngành và Hội đồng quốc gia, cũng như sẽ thúc đẩy triển khai cơ chế mới để bộ ngành thành lập hội đồng sơ tuyển (trước đây chỉ có 2 cấp hội đồng là hội đồng tỉnh và hội đồng quốc gia). "Theo cơ chế này, các bộ, ngành chủ động đề xuất, xem xét, lựa chọn doanh nghiệp ưu tú tiêu biểu trong lĩnh vực hoạt động của bộ ngành giới thiệu cho hội đồng quốc gia. Đây cũng là giải pháp về mặt cơ chế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tham gia giải thưởng", ông nói.
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là một hình thức tôn vinh, khen thưởng hằng năm ở cấp quốc gia của Thủ tướng Chính phủ cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc về chất lượng trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; nâng cao vị thế các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam, tăng cường năng lực, khả năng cạnh tranh và hội nhập trên thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng văn hoá, phong trào năng suất, chất lượng trong tổ chức, doanh nghiệp nhằm đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế-xã hội đất nước.

Giải thưởng được khởi xướng từ năm 1996. Quá trình tuyển chọn doanh nghiệp đạt giải rất khắt khe và phải trải qua hai cấp: hội đồng sơ tuyển cấp tỉnh, thành phố và hội đồng quốc gia. Sau 25 năm triển khai, đến nay đã có 2.030 lượt doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, trong đó có 280 lượt doanh nghiệp được tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia. Đặc biệt, trong các doanh nghiệp Việt Nam đạt giải, đã có 50 doanh nghiệp tiêu biểu được vinh danh ở cấp độ quốc tế khi được tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương (GPEA).

Trong năm 2019 và 2020, giải thưởng được trao cho 116 doanh nghiệp. Trong đó, có 40 doanh nghiệp đạt Giải Vàng Chất lượng và 76 doanh nghiệp đạtGiải thưởng Chất lượng Quốc gia.




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: Không chỉ để tôn vinh
Ngày xuất bản: ngày 27 tháng 04 năm 2021
Nội dung:

Bên cạnh việc ghi nhận, tôn vinh những doanh nghiệp xuất sắc, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia còn là công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp tự soi chiếu lại các hoạt động quản trị, sản xuất, kinh doanh,... của mình một cách toàn diện, từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh cũng như tiếp cận những chuẩn mực tiên tiến trên thế giới.

Vận hành dây chuyền sản xuất gạch tại Công ty Viglacera - một trong những doanh nghiệp được nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương 2019. Ảnh: halongcity.gov.vn
Vận hành dây chuyền sản xuất gạch tại Công ty Viglacera - một trong những doanh nghiệp được nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương 2019.
Ảnh: halongcity.gov.vn

Bộ tiêu chí để doanh nghiệp "soi chiếu"

Được xây dựng dựa trên cơ sở áp dụng các tiêu chí của Giải thưởng Malcolm Balrige của Mỹ, tiêu chí xét thưởng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (được quy định tại Điều 27 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008) gồm 7 tiêu chí khắt khe, khoa học và toàn diện nhằm đánh giá mọi mặt hoạt động và kết quả của tổ chức, doanh nghiệp.

Cụ thể, các tiêu chí này bao gồm: Vai trò của lãnh đạo (120 điểm); hoạch định chiến lược (85 điểm); định hướng vào khách hàng (85 điểm); đo lường, phân tích và quản trị tri thức (90 điểm); định hướng vào nguồn nhân lực (85 điểm); quản lý quá trình hoạt động (85 điểm) và kết quả hoạt động (450 điểm). Các tiêu chí sau đó tiếp tục được chia thành 18 hạng mục và thể hiện thành hơn 200 câu hỏi chi tiết để phục vu cho việc đánh giá.

Ông Phùng Mạnh Trường - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam nhận định trên Vietq, bên cạnh việc là một hình thức tôn vinh về chất lượng ở cấp quốc gia cho những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc, cái hay của giải thưởng này là nó giúp cung cấp một công cụ quản lý tiên tiến thông qua các tiêu chí xét chọn giải thưởng để doanh nghiệp nhìn thấy rõ những điểm yếu, điểm mạnh và đặc biệt là cơ hội cải tiến để tự hoàn thiện hệ thống quản lý, hiệu quả hoạt động hướng tới sự phát triển bền vững. "7 tiêu chí giống như tấm gương phản chiếu để doanh nghiệp tự soi lại mình và tự hoàn thiện mình", ông nhấn mạnh.

Chẳng hạn, với tiêu chí đầu tiên về vai trò của lãnh đạo, các doanh nghiệp sẽ có cơ sở để nhìn nhận lại, lãnh đạo cao nhất đã thiết lập tầm nhìn và các giá trị của tổ chức, doanh nghiệp như thế nào? Hành động cá nhân của lãnh đạo thể hiện sự cam kết về tuân thủ luật pháp và hành vi đạo đức như thế nào? Hay với tiêu chí về chính sách định hướng vào khách hàng và thị trường, các doanh nghiệp sẽ có chuẩn mực để đánh giá cách thức tổ chức của mình đang thực hiện sự gắn bó, cam kết với khách hàng như thế nào, đang lắng nghe mong muốn của khách hàng và sử dụng những thông tin đó ra sao...

Dưới góc nhìn của một lãnh đạo doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hương Liên,Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sao Thái Dương - một trong những công ty được trao Giải Vàng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2020, chia sẻ trong một buổi tọa đàm online, các tiêu chí đánh giá của giải thưởng rất toàn diện, bao trùm hoạt động của doanh nghiệp từ bộ máy lãnh đạo đến tư duy tổ chức. Trong đó, bà đặc biệt quan tâm đến bộ tiêu chí quản lý tri thức bởi các tiêu chí này có thể giúp những doanh nghiệp vừa và nhỏ đánh giá và xây dựng được những bước đi trong tương lai, phù hợp với định hướng phát triển của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, phát triển bền vững....

Thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng lực

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Sao Thái Dương - doanh nghiệp đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia 2020. Ảnh: Bảo Như
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Sao Thái Dương - doanh nghiệp đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia 2020. Ảnh: Bảo Như

Với việc cung cấp một bộ tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động, Giải thưởng Chất lượng Quốc giađã đem lại tác động tích cực đối với hoạt động quản trị, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, dù cho họ có tham gia đăng ký xét chọn giải hay không, theo ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE).

Ông Toàn cho rằng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia quản lý, đánh giá khắt khe từ khâu cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm đầu vào cho đến đầu ra là nguồn khách hàng, cũng như đánh giá hàng loạt các tiêu chí về vai trò của người lãnh đạo, nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách tỉ mỉ và chuyên nghiệp, do vậy nó hướng các doanh nghiệp đến sự phát triển toàn diện và bền vững, đặc biệt là khả năng chống chịu đối với các cú sốc ở bên ngoài.

Chẳng hạn, trong đại dịch Covid-19, "đối với những doanh nghiệp bình thường không quan tâm phát triển nguồn nhân lực thì khi xuất hiện khủng hoảng sẽ lập tức cắt giảm nhân lực hoặc tìm mọi cách để hạn chế chi phí. Nhưng với những doanh nghiệp đã tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, 1 trong 7 tiêu chí đánh giá của giải thưởng là phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực ngày một tốt hơn, thì họ sẽ tìm mọi cách để giữ chân người tài và tìm cơ hội để phục hồi, phát triển [...] đến lúc dịch bệnh được kiểm soát thì nguồn nhân lực đã sẵn có và doanh nghiệp đó bứt tốc rất nhanh so với các doanh nghiệp sau khủng hoảng mới bắt đầu chiêu mộ người tài", ông đánh giá.

Cùng chung nhận định này, ông Phùng Mạnh Trường cũng cho rằng, tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đề cập những vấn đề cốt lõi như quản trị tri thức, quản trị rủi ro. "Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt, nghiêm túc những vấn đề này thì trước biến động thị trường, rủi ro từ dịch bệnh, bão lũ đều có thể đối phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực. Những rủi ro có thể nằm trong kịch bản mà doanh nghiệp đã dự liệu, chuẩn bị. Thực tế cho thấy, dù là khó khăn từ dịch bệnh hay các yếu tố khách quan khác thì một số doanh nghiệp vẫn đứng vững nhờ vào hệ thống quản trị của họ".

Thực tế, như bàNguyễn Thị Hương LiêncủaSao Thái Dươngcho biết, ngay từ ngày đầu thành lập, công ty này đã nỗ lực áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào dây chuyền, công nghệ như tiêu chuẩn GMP ASEAN, ISO, cũng như phát triển các sản phẩm hướng tới tiêu chuẩn của châu Âu, Mỹ. Có thể thấy, đó đều là những hoạt động liên quan đến những tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. Nhờ vậy, trong đại dịch vừa qua, Công ty vẫn có thể trụ vững và thậm chí là tham gia vào nghiên cứu các sản phẩm phục vụ cho xã hội như bộ kit xét nghiệm virus SARS-COV-2.

Theo báo cáo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, trong 2 năm 2019 - 2020, mặc dù đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng các doanh nghiệp tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc giavẫn đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ước tính, doanh thu của các doanh nghiệp đạt giải là hơn 192 ngàn tỷ, lợi nhuận hơn 17 ngàn tỷ, nộp ngân sách hơn 7 ngàn tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 100 nghìn người lao động.

Để giải thưởng có sức lan tỏa rộng rãi hơn, ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - cho biết, thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ đưa các tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Quốc giavào áp dụng rộng rãi tại tất cả các doanh nghiệp thông qua Chương trình Năng suất Chất lượng giai đoạn 2020-2030. Bên cạnh đó, Tổng cục cũng xem xét nghiên cứu xây dựng mô hình điểm doanh nghiệp đã áp dụng thành công các tiêu chí Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và đã đạt giải để chia sẻ kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác phấn đấu. Đồng thời, Tổng cục sẽ chú trọng xây dựng mạng lưới, phát triển đội ngũ chuyên gia tư vấn, đánh giá có trình độ cao về Giải thưởng Chất lượng Quốc gianhằm hỗ trợ đắc lực cho hội đồng sơ tuyển tại các địa phương, bộ, ngành và Hội đồng quốc gia, cũng như sẽ thúc đẩy triển khai cơ chế mới để bộ ngành thành lập hội đồng sơ tuyển (trước đây chỉ có 2 cấp hội đồng là hội đồng tỉnh và hội đồng quốc gia). "Theo cơ chế này, các bộ, ngành chủ động đề xuất, xem xét, lựa chọn doanh nghiệp ưu tú tiêu biểu trong lĩnh vực hoạt động của bộ ngành giới thiệu cho hội đồng quốc gia. Đây cũng là giải pháp về mặt cơ chế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tham gia giải thưởng", ông nói.
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là một hình thức tôn vinh, khen thưởng hằng năm ở cấp quốc gia của Thủ tướng Chính phủ cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc về chất lượng trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; nâng cao vị thế các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam, tăng cường năng lực, khả năng cạnh tranh và hội nhập trên thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng văn hoá, phong trào năng suất, chất lượng trong tổ chức, doanh nghiệp nhằm đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế-xã hội đất nước.

Giải thưởng được khởi xướng từ năm 1996. Quá trình tuyển chọn doanh nghiệp đạt giải rất khắt khe và phải trải qua hai cấp: hội đồng sơ tuyển cấp tỉnh, thành phố và hội đồng quốc gia. Sau 25 năm triển khai, đến nay đã có 2.030 lượt doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, trong đó có 280 lượt doanh nghiệp được tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia. Đặc biệt, trong các doanh nghiệp Việt Nam đạt giải, đã có 50 doanh nghiệp tiêu biểu được vinh danh ở cấp độ quốc tế khi được tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương (GPEA).

Trong năm 2019 và 2020, giải thưởng được trao cho 116 doanh nghiệp. Trong đó, có 40 doanh nghiệp đạt Giải Vàng Chất lượng và 76 doanh nghiệp đạtGiải thưởng Chất lượng Quốc gia.




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây