HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Hội thảo khoa học “Đánh giá thực trạng suy thoái; đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi và phát triển cây cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An”
Nội dung:
Chiều nay, ngày 5/1/2023, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá thực trạng suy thoái; đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi và phát triển cây cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Tham dự hội thảo về phía Trung ương có ông Thân Ngọc Hoàng - Phó cục trưởng Cục Phát triển KH&CN địa phương, TS Nguyễn Thị Bích Ngọc - Viện Bảo vệ thực vật, TS Cao Văn Chí - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi. Về phía tỉnh Nghệ An, có ông Chu Hữu Bằng - Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh, ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở KH&CN, bà Võ Thị Nhung - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, đại diện các huyện, các nhà vườn trồng cam và doanh nghiệp kinh doanh cam. Ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở KH&CN, bà Võ Thị Nhung - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Quốc Thành cho biết: Thực trạng suy thoái cây cam trên địa bàn tỉnh hiện nay là rất đáng báo động, sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất, sản lượng, chất lượng và thương hiệu “cam Vinh”. Để 2 khắc phục thực trạng suy thoái trên cây cam, trong những năm gần đây UBND tỉnh, các ngành, các cấp và người dân đã có nhiều nỗ lực để khắc phục, cải tạo phục hồi, song nhìn chung chưa mang lại kết quả tích cực, thậm chí diễn biến suy thoái và suy thoái trên các vườn cam diễn biến ngày càng nặng hơn. Đứng trước vấn đề này, cần có khảo sát, đánh giá thực trạng, nguyên nhân suy thoái trên cây cam; đánh giá các kết quả cải tạo phục hồi tại các mô hình, từ đó xây dựng giải pháp cũng như xây dựng quy trình kỹ thuật, hay ít nhất cũng khuyến cáo các kỹ thuật cơ bản để cải tạo, phục hồi cây cam. Khi có các giải pháp, các quy trình kỹ thuật thì tuyên truyền để các cấp quản lý và người dân áp dụng, tránh thực trạng thâm canh cam kém hiệu quả, ngày càng suy thoái, đặc biệt là có thể cải tạo, phục hồi các vườn cam đã suy thoái. Bên cạnh đó, để phát triển cây cam lâu dài, đạt được mục tiêu của các đề án thì cần có phương án cụ thể để quy hoạch lại vùng trồng cam, đề xuất được các giải pháp phát triển cây cam tái canh, trồng mới.

Ts Lê Văn Khánh - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng TBKHCN báo cáo kết quả điều tra và nghiên cứu về tình hình suy thoái cam trên địa bàn tỉnh. Cây cam đã đóng góp nhiều để phát triển kinh tế cho tỉnh Nghệ An trong một giai đoạn dài, tuy nhiên trong 3 - 5 năm gần đây diện tích cam liên tục suy giảm, năng suất và chất lượng cam cũng suy giảm do bị suy thoái. Tại 10 huyện, thị trồng nhiều cam và chiếm hầu hết diện tích cam của toàn tỉnh trên các giống cam chủ yếu (chiếm trên 95% diện tích cam) đến tháng 10/2022 diện tích cam bị suy thoái là 1.624,7 ha, chiếm 59,9% diện tích cam hiện có là 2.664,6 ha. Trong đó, diện tích cam suy thoái nhẹ là 546,1 ha, chiếm 33,6%; trung bình là 733,3 ha, chiếm 45,1% và nặng là 345,3 ha, chiếm 21,3%. Cây cam bị suy thoái ở tất cả các độ tuổi, trong đó giai đoạn bắt đầu kinh doanh cho sản phẩm (4-7 năm tuổi) bị suy thoái nhiều với 1.130,3 ha, chiếm 69,6%. Nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thoái cam, nhưng tại từng địa phương có một số nguyên nhân chính khác nhau nhưng chủ yếu là do dịch bệnh (bệnh Greening và các bệnh do tuyến trùng, nấm gây hại) phát triển mạnh làm cam suy thoái, sản xuất không hiệu quả dẫn đến thiếu đầu tư thâm canh. Trên cơ sở thực trạng sản xuất và suy thoái cam thì để duy trì, phát triển cây cam trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới cần: Quản lý, đầu tư chăm sóc diện tích cam chưa bị suy thoái; tổ chức cải tạo, phục hồi các vườn cam suy thoái nhẹ và trung bình hiện có; quy hoạch lại vùng trồng cam và quản lý, thực hiện chặt chẽ quy hoạch trồng mới.

Tại hội thảo có nhiều huyện Quỳ Hợp, Con Cuông, Yên Thành… đã có các tham luận nói rõ tình hình trồng, phát triển cũng như tình hình suy thoái cam của địa phương mình. Các nhà khoa học cũng đã có ý kiến về vấn đề suy thoái cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An. TS Nguyễn Minh Ngọc - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật có nhiều ý kiến về vấn đề dịch bệnh, suy thoái của cam ở tỉnh Nghệ An. Bà chỉ ra các nguyên nhân gây suyy thoái cam như công tác giống, sâu bệnh hại, đất đai bị thoái hóa, điều kiện khí hậu thời tiết diễn biến bất lợi, nhận thức của người nông dân về chăm sóc và phòng trờ dịch bệnh còn hạn chế. Từ đó đề xuất là cần giữ những diện tích còn giữ được, cần phải xét nghiệm đất trước khi quyết định trồng cam.
TS Cao Văn Chí - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi chỉ ra các nguyên nhân gây suy thoái cam ở Nghệ An và đề xuất phương án khắc phục. như: cần có giải pháp về giống, giải pháp về việc áp dụng quy trình kỹ thuật trong trồng và chăm sóc, giải pháp về quản lý sâu bệnh gây hại, giải pháp áp dụng KHCN trong giai đoạn cận và sau thu hoạch vá giải pháp về thị trường tiêu thụ/.
Hải Yến

 



NHUẬN BÚT


Tác giả: Hải Yến
Tiêu đề: Hội thảo khoa học “Đánh giá thực trạng suy thoái; đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi và phát triển cây cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An”
Ngày xuất bản: ngày 05 tháng 01 năm 2023
Nội dung:
Chiều nay, ngày 5/1/2023, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá thực trạng suy thoái; đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi và phát triển cây cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Tham dự hội thảo về phía Trung ương có ông Thân Ngọc Hoàng - Phó cục trưởng Cục Phát triển KH&CN địa phương, TS Nguyễn Thị Bích Ngọc - Viện Bảo vệ thực vật, TS Cao Văn Chí - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi. Về phía tỉnh Nghệ An, có ông Chu Hữu Bằng - Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh, ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở KH&CN, bà Võ Thị Nhung - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, đại diện các huyện, các nhà vườn trồng cam và doanh nghiệp kinh doanh cam. Ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở KH&CN, bà Võ Thị Nhung - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Quốc Thành cho biết: Thực trạng suy thoái cây cam trên địa bàn tỉnh hiện nay là rất đáng báo động, sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất, sản lượng, chất lượng và thương hiệu “cam Vinh”. Để 2 khắc phục thực trạng suy thoái trên cây cam, trong những năm gần đây UBND tỉnh, các ngành, các cấp và người dân đã có nhiều nỗ lực để khắc phục, cải tạo phục hồi, song nhìn chung chưa mang lại kết quả tích cực, thậm chí diễn biến suy thoái và suy thoái trên các vườn cam diễn biến ngày càng nặng hơn. Đứng trước vấn đề này, cần có khảo sát, đánh giá thực trạng, nguyên nhân suy thoái trên cây cam; đánh giá các kết quả cải tạo phục hồi tại các mô hình, từ đó xây dựng giải pháp cũng như xây dựng quy trình kỹ thuật, hay ít nhất cũng khuyến cáo các kỹ thuật cơ bản để cải tạo, phục hồi cây cam. Khi có các giải pháp, các quy trình kỹ thuật thì tuyên truyền để các cấp quản lý và người dân áp dụng, tránh thực trạng thâm canh cam kém hiệu quả, ngày càng suy thoái, đặc biệt là có thể cải tạo, phục hồi các vườn cam đã suy thoái. Bên cạnh đó, để phát triển cây cam lâu dài, đạt được mục tiêu của các đề án thì cần có phương án cụ thể để quy hoạch lại vùng trồng cam, đề xuất được các giải pháp phát triển cây cam tái canh, trồng mới.

Ts Lê Văn Khánh - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng TBKHCN báo cáo kết quả điều tra và nghiên cứu về tình hình suy thoái cam trên địa bàn tỉnh. Cây cam đã đóng góp nhiều để phát triển kinh tế cho tỉnh Nghệ An trong một giai đoạn dài, tuy nhiên trong 3 - 5 năm gần đây diện tích cam liên tục suy giảm, năng suất và chất lượng cam cũng suy giảm do bị suy thoái. Tại 10 huyện, thị trồng nhiều cam và chiếm hầu hết diện tích cam của toàn tỉnh trên các giống cam chủ yếu (chiếm trên 95% diện tích cam) đến tháng 10/2022 diện tích cam bị suy thoái là 1.624,7 ha, chiếm 59,9% diện tích cam hiện có là 2.664,6 ha. Trong đó, diện tích cam suy thoái nhẹ là 546,1 ha, chiếm 33,6%; trung bình là 733,3 ha, chiếm 45,1% và nặng là 345,3 ha, chiếm 21,3%. Cây cam bị suy thoái ở tất cả các độ tuổi, trong đó giai đoạn bắt đầu kinh doanh cho sản phẩm (4-7 năm tuổi) bị suy thoái nhiều với 1.130,3 ha, chiếm 69,6%. Nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thoái cam, nhưng tại từng địa phương có một số nguyên nhân chính khác nhau nhưng chủ yếu là do dịch bệnh (bệnh Greening và các bệnh do tuyến trùng, nấm gây hại) phát triển mạnh làm cam suy thoái, sản xuất không hiệu quả dẫn đến thiếu đầu tư thâm canh. Trên cơ sở thực trạng sản xuất và suy thoái cam thì để duy trì, phát triển cây cam trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới cần: Quản lý, đầu tư chăm sóc diện tích cam chưa bị suy thoái; tổ chức cải tạo, phục hồi các vườn cam suy thoái nhẹ và trung bình hiện có; quy hoạch lại vùng trồng cam và quản lý, thực hiện chặt chẽ quy hoạch trồng mới.

Tại hội thảo có nhiều huyện Quỳ Hợp, Con Cuông, Yên Thành… đã có các tham luận nói rõ tình hình trồng, phát triển cũng như tình hình suy thoái cam của địa phương mình. Các nhà khoa học cũng đã có ý kiến về vấn đề suy thoái cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An. TS Nguyễn Minh Ngọc - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật có nhiều ý kiến về vấn đề dịch bệnh, suy thoái của cam ở tỉnh Nghệ An. Bà chỉ ra các nguyên nhân gây suyy thoái cam như công tác giống, sâu bệnh hại, đất đai bị thoái hóa, điều kiện khí hậu thời tiết diễn biến bất lợi, nhận thức của người nông dân về chăm sóc và phòng trờ dịch bệnh còn hạn chế. Từ đó đề xuất là cần giữ những diện tích còn giữ được, cần phải xét nghiệm đất trước khi quyết định trồng cam.
TS Cao Văn Chí - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi chỉ ra các nguyên nhân gây suy thoái cam ở Nghệ An và đề xuất phương án khắc phục. như: cần có giải pháp về giống, giải pháp về việc áp dụng quy trình kỹ thuật trong trồng và chăm sóc, giải pháp về quản lý sâu bệnh gây hại, giải pháp áp dụng KHCN trong giai đoạn cận và sau thu hoạch vá giải pháp về thị trường tiêu thụ/.
Hải Yến

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây