HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Kết quả bước đầu triển khai mô hình trồng khảo nghiệm và ghép cải tạo giống vải chín sớm, chất lượng cao PH40 tại tỉnh Nghệ An
Nội dung:
Giống vải chín sớm PH40 do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc điều tra, tuyển chọn từ bộ giống vải ưu tú khắp các tỉnh miền Bắc, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống chính thức (Quyết định số 5070 ngày 31/12/2019). Giống này có những đặc điểm vượt trội như: Thời gian ra hoa tập trung từ ngày 10 - 12/01; thu hoạch từ 10 -20/5 hàng năm (sớm hơn so với các giống vải chính vụ khoảng 20-30 ngày); vải ra thành chùm quả to và nhiều quả, quả hình tim, màu đỏ nhung khi chín; khối lượng quả đạt 50 – 55 gr/quả; năng suất trung bình từ 35 – 40 kg/cây đối với cây đạt 5- 8 tuổi, cao hơn so với các giống trồng phổ biến tại các địa phương khoảng 150-170%; cùi dày, hạt nhỏ, tỷ lệ ăn được đạt trung bình 78%, vị ngọt vừa, thanh mát; chất lượng tốt độ Brix đạt 17,5.

Để triển khai nhiệm vụ, tháng 12/2021 nhóm thực hiện đã tiến hành đốn 20 cây vải năng suất thấp, chất lượng quả rất kém, cần ghép cải tạo tại Vườn Quốc gia Pù Mát. Sau gần 1 năm, các cây vải đã đốn đạt yêu cầu để ghép cải tạo (mầm mới ra đạt chiều dài trên 40 cm, đường kính cành trên 1,0 – 1,2 cm), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An đã kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa quả (Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Miền núi Phía Bắc) thực hiện ghép cải tạo giống vải. Phía Đoàn cán bộ vào ghép có TS. Triệu Tiến Dũng – Trưởng phòng, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa quả làm Trưởng đoàn cùng 2 cán bộ có chuyên môn về ghép cải tạo cây vải.

Trong quá trình triển khai, cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa quả đã hướng dẫn đầy đủ, thực hiện các thao tác ghép chi tiết theo quy trình ghép cải tạo giống vải PH40 cho các cán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN và cán bộ kỹ thuật Vườn Quốc gia Pù Mát học tập kỹ thuật và thực hành một cách thuần thục. Kết quả đã ghép cải tạo được 20 cây, với mỗi cây 7 – 10 đoạn cành, mỗi đoạn cành có 3 – 5 mắt ghép. Ngoài ra, phía Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa quả hướng dẫn quy trình chăm sóc cây sau ghép, theo dõi sự tiếp hợp của đoạn cành ghép, cách phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh gây hại (bọ xít, kiến,...) để đảm bảo đoạn cành ghép phát triển tốt, hạn chế tối đa tỷ lệ hư hỏng.
Bên cạnh đó, mô hình trồng khảo nghiệm 206 cây giống vải chín sớm, chất lượng cao PH40 được triển khai từ tháng 02/2022 tại Trạm Nghiên cứu thực nghiệm và Ươm tạo công nghệ cao Thái Hòa theo quy trình trồng và chăm sóc do Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc ban hành. Kết quả sau gần 10 tháng trồng cho thấy: Cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh hại, chiều cao cây trung bình đạt 97,0 cm; đường kính tán trung bình đạt 89,9 cm, đường kính gốc trung bình đạt 2,16 cm.
Võ Đình Lai
Trạm Nghiên cứu thực nghiệm và Ươm tạo công nghệ cao Thái Hòa, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Kết quả bước đầu triển khai mô hình trồng khảo nghiệm và ghép cải tạo giống vải chín sớm, chất lượng cao PH40 tại tỉnh Nghệ An
Ngày xuất bản: ngày 28 tháng 11 năm 2022
Nội dung:
Giống vải chín sớm PH40 do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc điều tra, tuyển chọn từ bộ giống vải ưu tú khắp các tỉnh miền Bắc, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống chính thức (Quyết định số 5070 ngày 31/12/2019). Giống này có những đặc điểm vượt trội như: Thời gian ra hoa tập trung từ ngày 10 - 12/01; thu hoạch từ 10 -20/5 hàng năm (sớm hơn so với các giống vải chính vụ khoảng 20-30 ngày); vải ra thành chùm quả to và nhiều quả, quả hình tim, màu đỏ nhung khi chín; khối lượng quả đạt 50 – 55 gr/quả; năng suất trung bình từ 35 – 40 kg/cây đối với cây đạt 5- 8 tuổi, cao hơn so với các giống trồng phổ biến tại các địa phương khoảng 150-170%; cùi dày, hạt nhỏ, tỷ lệ ăn được đạt trung bình 78%, vị ngọt vừa, thanh mát; chất lượng tốt độ Brix đạt 17,5.

Để triển khai nhiệm vụ, tháng 12/2021 nhóm thực hiện đã tiến hành đốn 20 cây vải năng suất thấp, chất lượng quả rất kém, cần ghép cải tạo tại Vườn Quốc gia Pù Mát. Sau gần 1 năm, các cây vải đã đốn đạt yêu cầu để ghép cải tạo (mầm mới ra đạt chiều dài trên 40 cm, đường kính cành trên 1,0 – 1,2 cm), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An đã kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa quả (Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Miền núi Phía Bắc) thực hiện ghép cải tạo giống vải. Phía Đoàn cán bộ vào ghép có TS. Triệu Tiến Dũng – Trưởng phòng, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa quả làm Trưởng đoàn cùng 2 cán bộ có chuyên môn về ghép cải tạo cây vải.

Trong quá trình triển khai, cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa quả đã hướng dẫn đầy đủ, thực hiện các thao tác ghép chi tiết theo quy trình ghép cải tạo giống vải PH40 cho các cán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN và cán bộ kỹ thuật Vườn Quốc gia Pù Mát học tập kỹ thuật và thực hành một cách thuần thục. Kết quả đã ghép cải tạo được 20 cây, với mỗi cây 7 – 10 đoạn cành, mỗi đoạn cành có 3 – 5 mắt ghép. Ngoài ra, phía Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa quả hướng dẫn quy trình chăm sóc cây sau ghép, theo dõi sự tiếp hợp của đoạn cành ghép, cách phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh gây hại (bọ xít, kiến,...) để đảm bảo đoạn cành ghép phát triển tốt, hạn chế tối đa tỷ lệ hư hỏng.
Bên cạnh đó, mô hình trồng khảo nghiệm 206 cây giống vải chín sớm, chất lượng cao PH40 được triển khai từ tháng 02/2022 tại Trạm Nghiên cứu thực nghiệm và Ươm tạo công nghệ cao Thái Hòa theo quy trình trồng và chăm sóc do Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc ban hành. Kết quả sau gần 10 tháng trồng cho thấy: Cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh hại, chiều cao cây trung bình đạt 97,0 cm; đường kính tán trung bình đạt 89,9 cm, đường kính gốc trung bình đạt 2,16 cm.
Võ Đình Lai
Trạm Nghiên cứu thực nghiệm và Ươm tạo công nghệ cao Thái Hòa, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây