HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy tri thức địa phương dân tộc thổ tại các huyện miền Tây Nghệ An”
Nội dung:
Sáng ngày 19/11, tại Văn phòng Sở KH&CN đã tổ chức buổi nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy tri thức địa phương dân tộc thổ tại các huyện miền Tây Nghệ An” do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn làm đơn vị chủ trì, TS Lê Thị Hiếu làm chủ nhiệm, ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở KH&CN, chủ trì buổi nghiệm thu.
img 6939
Toàn cảnh buổi nghiệm thu
Tại buổi nghiệm thu, chủ nhiệm đề tài đã trình bày báo cáo kết quả thực hiện hiện của nhóm. Với đối tượng nghiên cứu là tri thức địa phương trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, tri thức về y học dân gian, tri thức địa phương trong ẩm thực, tri thức nghề thủ công truyền thống; tri thức dân ca - dân vũ qua phương thức tiếp cận là tập trung vào tìm hiểu tri thức văn hóa qua chủ thể người Thổ tại các huyện miền núi phía Tây Nghệ An. Đề tài đã xây dựng được bộ giải pháp bảo tồn và phát huy tri thức địa phương thông qua hoạt động sinh kế cũng như các hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần bảo tồn, phát huy ứng dụng tri thức đồng bào Thổ trong phát triển kinh tế hiện nay một cách hiệu quả.
img 6942
Chủ nhiệm đề tài - Tiến sỹ Lê Thị Hiếu
Qua báo cáo được trình bày, hội đồng phản biện đã đánh giá rất cao quá trình nghiên cứu triển khai thực hiện của nhóm đề tài. Với dữ liệu điều tra rộng, hàm lượng khoa học cao. Đề tài được sử dụng phương pháp định lượng với dữ liệu điều tra rộng, hàm lượng khoa học cao, đầy đủ, chính xác. Bên cạnh đó đề tài cũng cần sưả đổi bổ sung một số nội dung: Cần phối hợp với các sở ban ngành liên quan nhằm đưa đề tài đi vào thực tế nhằm duy trì các hoạt động truyền thống cũng như công nhận các tri thức trồng trọt, y học dân gian… của đồng bào dân tộc thổ; Cần có các tiểu tiết ở mỗi cuối mỗi phần, phần bộ giải pháp khá đầy đủ nhưng cần bám sát với thực tế hơn. Ngoài ra, nhóm thực hiện có thể đề xuất in thành sách, tài liệu tham khảo nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu.
Đề tài được thông qua và đồng ý nghiệm thu, xếp loại: Xuất sắc./.
Tin: Thúy Vinh
 



NHUẬN BÚT


Tác giả: Thúy Vinh
Tiêu đề: Nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy tri thức địa phương dân tộc thổ tại các huyện miền Tây Nghệ An”
Ngày xuất bản: ngày 19 tháng 11 năm 2021
Nội dung:
Sáng ngày 19/11, tại Văn phòng Sở KH&CN đã tổ chức buổi nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy tri thức địa phương dân tộc thổ tại các huyện miền Tây Nghệ An” do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn làm đơn vị chủ trì, TS Lê Thị Hiếu làm chủ nhiệm, ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở KH&CN, chủ trì buổi nghiệm thu.
img 6939
Toàn cảnh buổi nghiệm thu
Tại buổi nghiệm thu, chủ nhiệm đề tài đã trình bày báo cáo kết quả thực hiện hiện của nhóm. Với đối tượng nghiên cứu là tri thức địa phương trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, tri thức về y học dân gian, tri thức địa phương trong ẩm thực, tri thức nghề thủ công truyền thống; tri thức dân ca - dân vũ qua phương thức tiếp cận là tập trung vào tìm hiểu tri thức văn hóa qua chủ thể người Thổ tại các huyện miền núi phía Tây Nghệ An. Đề tài đã xây dựng được bộ giải pháp bảo tồn và phát huy tri thức địa phương thông qua hoạt động sinh kế cũng như các hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần bảo tồn, phát huy ứng dụng tri thức đồng bào Thổ trong phát triển kinh tế hiện nay một cách hiệu quả.
img 6942
Chủ nhiệm đề tài - Tiến sỹ Lê Thị Hiếu
Qua báo cáo được trình bày, hội đồng phản biện đã đánh giá rất cao quá trình nghiên cứu triển khai thực hiện của nhóm đề tài. Với dữ liệu điều tra rộng, hàm lượng khoa học cao. Đề tài được sử dụng phương pháp định lượng với dữ liệu điều tra rộng, hàm lượng khoa học cao, đầy đủ, chính xác. Bên cạnh đó đề tài cũng cần sưả đổi bổ sung một số nội dung: Cần phối hợp với các sở ban ngành liên quan nhằm đưa đề tài đi vào thực tế nhằm duy trì các hoạt động truyền thống cũng như công nhận các tri thức trồng trọt, y học dân gian… của đồng bào dân tộc thổ; Cần có các tiểu tiết ở mỗi cuối mỗi phần, phần bộ giải pháp khá đầy đủ nhưng cần bám sát với thực tế hơn. Ngoài ra, nhóm thực hiện có thể đề xuất in thành sách, tài liệu tham khảo nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu.
Đề tài được thông qua và đồng ý nghiệm thu, xếp loại: Xuất sắc./.
Tin: Thúy Vinh
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây