HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiệm thu đề tài: Nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển của các đối tượng gây hại chính và đề xuất quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây cam Nghệ An.
Nội dung:
Chiều ngày 13/1, tại văn phòng sở KH&CN đã tổ chức buổi nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển của các đối tượng gây hại chính và đề xuất quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây cam Nghệ An” do Tiến sỹ Nguyễn Thị Nhung làm chủ nhiệm cùng sự tham gia của hội đồng phản biện, ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở, Chủ tịch hội đồng, chủ trì buổi nghiệm thu.

Toàn cảnh buổi nghiệm thu
Tại buổi nghiệm thu, chủ nhiệm đề tài đã trình bày báo cáo quá trình triển khai thực hiện và kết quả đạt được. Với đối tượng nghiên cứu là các loại sâu, bệnh gây hại chính trên cây cam, đề tài đã xây dựng mục tiêu chính là xác định được quy luật phát sinh, phát triển của các đối tượng gây hại chính và đề xuất được quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây cam, góp phần phát triển bền vững cây cam đặc sản của tỉnh Nghệ An từ đó đưa ra được danh mục thành phần các đối tượng gây hại chính trên cây cam được trồng tại 4 huyện có diện tích trồng cam lớn: Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Thanh Chương và Yên Thành; xác định được quy luật diễn biến phát sinh, phát triển của các đối tượng gây hại chính trên cây cam trồng tại 4 huyện ở Nghệ An; Đưa ra được quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây cam và xây dựng mô hình áp dụng tại Nghệ An.

Thành viên phản biện đánh giá
Qua phần báo cáo được trình bày, hội đồng phản biện đã đánh giá cao nội dung của đề tài. Đề tài được nghiên cứu rất cụ thể, đầy đủ với hàm lượng khoa học thực tiễn cao, các số liệu điều tra, số liệu thí nghiệm được thực hiện đúng tiêu chuẩn. Kết quả của đề tài góp phần nâng cao nhận thức canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại trong sản xuất cam tại Nghệ An. Đây cũng là cơ sở để nông dân tự tin trong đầu tư thâm canh, mở rộng sản xuất, tăng năng suất phục hồi nghề trồng cam. Bên cạnh đó,  hội đồng cũng sửa đổi, bổ sung một số thông tin: Phần kết  luận cần viết gọn, súc tích và có tính kết luận cao; bổ sung nội dung thu hoạch sản phẩm; Cần bổ sung một số loại phân bón, chế phẩm kích thích để sử dụng trong trường hợp cần thiết... Ngoài ra hội đồng cũng đề xuất việc đặt hàng in thành sách làm tài liệu tham khảo sau khi biên tập hoàn thiện.
Hội đồng thông qua và đồng ý nghiệm thu, xếp loại Khá./.
 



NHUẬN BÚT


Tác giả: Thúy Vinh
Tiêu đề: Nghiệm thu đề tài: Nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển của các đối tượng gây hại chính và đề xuất quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây cam Nghệ An.
Ngày xuất bản: ngày 16 tháng 01 năm 2022
Nội dung:
Chiều ngày 13/1, tại văn phòng sở KH&CN đã tổ chức buổi nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển của các đối tượng gây hại chính và đề xuất quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây cam Nghệ An” do Tiến sỹ Nguyễn Thị Nhung làm chủ nhiệm cùng sự tham gia của hội đồng phản biện, ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở, Chủ tịch hội đồng, chủ trì buổi nghiệm thu.

Toàn cảnh buổi nghiệm thu
Tại buổi nghiệm thu, chủ nhiệm đề tài đã trình bày báo cáo quá trình triển khai thực hiện và kết quả đạt được. Với đối tượng nghiên cứu là các loại sâu, bệnh gây hại chính trên cây cam, đề tài đã xây dựng mục tiêu chính là xác định được quy luật phát sinh, phát triển của các đối tượng gây hại chính và đề xuất được quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây cam, góp phần phát triển bền vững cây cam đặc sản của tỉnh Nghệ An từ đó đưa ra được danh mục thành phần các đối tượng gây hại chính trên cây cam được trồng tại 4 huyện có diện tích trồng cam lớn: Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Thanh Chương và Yên Thành; xác định được quy luật diễn biến phát sinh, phát triển của các đối tượng gây hại chính trên cây cam trồng tại 4 huyện ở Nghệ An; Đưa ra được quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây cam và xây dựng mô hình áp dụng tại Nghệ An.

Thành viên phản biện đánh giá
Qua phần báo cáo được trình bày, hội đồng phản biện đã đánh giá cao nội dung của đề tài. Đề tài được nghiên cứu rất cụ thể, đầy đủ với hàm lượng khoa học thực tiễn cao, các số liệu điều tra, số liệu thí nghiệm được thực hiện đúng tiêu chuẩn. Kết quả của đề tài góp phần nâng cao nhận thức canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại trong sản xuất cam tại Nghệ An. Đây cũng là cơ sở để nông dân tự tin trong đầu tư thâm canh, mở rộng sản xuất, tăng năng suất phục hồi nghề trồng cam. Bên cạnh đó,  hội đồng cũng sửa đổi, bổ sung một số thông tin: Phần kết  luận cần viết gọn, súc tích và có tính kết luận cao; bổ sung nội dung thu hoạch sản phẩm; Cần bổ sung một số loại phân bón, chế phẩm kích thích để sử dụng trong trường hợp cần thiết... Ngoài ra hội đồng cũng đề xuất việc đặt hàng in thành sách làm tài liệu tham khảo sau khi biên tập hoàn thiện.
Hội đồng thông qua và đồng ý nghiệm thu, xếp loại Khá./.
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây