HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiệm thu dự án: “Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất và chế biến giảo cổ lam, hoài sơn và mướp đắng rừng (Khổ qua) theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Kỳ Sơn
Nội dung:
Chiều ngày 25/11, Sở KH&CN đã tổ chức buổi nghiệm thu dự án: “Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất và chế biến giảo cổ lam, hoài sơn và mướp đắng rừng theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Kỳ Sơn” do đơn vị Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Hương Sơn chủ trì dự án, ThS Phạm văn Khoa làm chủ nhiệm. Buổi nghiệm thu do ông Hoàng Nghĩa Nhạc - Phó Giám đốc Sở, Chủ tịch Hội đồng.

Chủ nhiệm dự án trình bày báo cáo
Tại buổi nghiệm thu, chủ nhiệm dự án đã trình bày quá trình triển khai thực hiện dự án với các nội dung chính: Xây dựng thành công mô hình trồng cây dược liệu giảo cổ lam, hoài sơn quy mô 02ha,cho sản lượng 22 tấn giảo cổ lam tươi tương ứng 3.1 tấn khô, 25 tấn hoài sơn tương ứng 5 tấn khô. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, dự án đã hoàn thành đầy đủ các nội dung: Hoàn thiện quy trình chế biến phù hợp với điều kiện sinh thái tại Nghệ An; Đào tạo tập huấn cán bộ kỹ thuật, các hộ dân nắm vững quy trình chế biến các sản phẩm giảo cổ lam, hoài sơn, mướp đắng rừng.

Thành viên phản biện đánh giá dự án
Với những kết quả nghiên cứu cũng như sản phẩm dự án có được, hội đồng phản biện đã đánh giá cao hiệu quả của dự án mang lại. Dự án không chỉ mang lại hiệu quả khoa học mà còn hiệu quả kinh tế - xã hội, kết nối được với các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nông dân. Dự án đã hình thành được cơ sở chế biến các loại cây dược liệu tại vùng có nhiều cây dược liệu phong phú như huyện Kỳ Sơn, qua đó giúp người dân có thêm đối tượng để trồng trọt, tạo ra sinh kế bền vững, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế cây dược liệu tại địa phương. Bên cạnh đó, hội đồng cũng bổ sung các ý kiến cần hoàn thiện như: Cần bổ sung bảng biểu, quy trình trồng; nội dung định hướng phát triển, đánh giá hiệu quả mô hình để đề xuất nhân rộng mô hình, bổ sung tính bền vững cũng như khả năng nhân rộng của dự án, các giải pháp về bao tiêu sản phẩm...
Dự án được thông qua và đồng ý nghiệm thu xếp loại: Khá./.
 



NHUẬN BÚT


Tác giả: Thúy Vinh
Tiêu đề: Nghiệm thu dự án: “Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất và chế biến giảo cổ lam, hoài sơn và mướp đắng rừng (Khổ qua) theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Kỳ Sơn
Ngày xuất bản: ngày 27 tháng 11 năm 2021
Nội dung:
Chiều ngày 25/11, Sở KH&CN đã tổ chức buổi nghiệm thu dự án: “Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất và chế biến giảo cổ lam, hoài sơn và mướp đắng rừng theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Kỳ Sơn” do đơn vị Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Hương Sơn chủ trì dự án, ThS Phạm văn Khoa làm chủ nhiệm. Buổi nghiệm thu do ông Hoàng Nghĩa Nhạc - Phó Giám đốc Sở, Chủ tịch Hội đồng.

Chủ nhiệm dự án trình bày báo cáo
Tại buổi nghiệm thu, chủ nhiệm dự án đã trình bày quá trình triển khai thực hiện dự án với các nội dung chính: Xây dựng thành công mô hình trồng cây dược liệu giảo cổ lam, hoài sơn quy mô 02ha,cho sản lượng 22 tấn giảo cổ lam tươi tương ứng 3.1 tấn khô, 25 tấn hoài sơn tương ứng 5 tấn khô. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, dự án đã hoàn thành đầy đủ các nội dung: Hoàn thiện quy trình chế biến phù hợp với điều kiện sinh thái tại Nghệ An; Đào tạo tập huấn cán bộ kỹ thuật, các hộ dân nắm vững quy trình chế biến các sản phẩm giảo cổ lam, hoài sơn, mướp đắng rừng.

Thành viên phản biện đánh giá dự án
Với những kết quả nghiên cứu cũng như sản phẩm dự án có được, hội đồng phản biện đã đánh giá cao hiệu quả của dự án mang lại. Dự án không chỉ mang lại hiệu quả khoa học mà còn hiệu quả kinh tế - xã hội, kết nối được với các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nông dân. Dự án đã hình thành được cơ sở chế biến các loại cây dược liệu tại vùng có nhiều cây dược liệu phong phú như huyện Kỳ Sơn, qua đó giúp người dân có thêm đối tượng để trồng trọt, tạo ra sinh kế bền vững, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế cây dược liệu tại địa phương. Bên cạnh đó, hội đồng cũng bổ sung các ý kiến cần hoàn thiện như: Cần bổ sung bảng biểu, quy trình trồng; nội dung định hướng phát triển, đánh giá hiệu quả mô hình để đề xuất nhân rộng mô hình, bổ sung tính bền vững cũng như khả năng nhân rộng của dự án, các giải pháp về bao tiêu sản phẩm...
Dự án được thông qua và đồng ý nghiệm thu xếp loại: Khá./.
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây