HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Rau nhót xứ Nghệ
Nội dung:
Rau nhót là loại rau dại mọc rải rác trên cánh đồng muối mặn, ven các đầm lầy nước lợ và hồ tôm ở các xã vùng biển Quỳnh Lưu. Rau nhót sinh trưởng và phát triển hoàn toàn trong môi trường tự nhiên nên đây là loại rau có vị rất đặc biệt, có lợi cho sức khỏe và được xem là một loại rau sạch.
Khi thời tiết lập xuân, rau nhót phát triển xanh tốt, phụ nữ vùng biển thường tranh thủ đi hái rau về chế biến món ăn cho gia đình, nếu hái được nhiều thì đem bán ở các chợ quê. Chình vì đây là loại rau sạch, giàu chất dinh dưỡng nên được nhiều người tìm mua. Thời gian gần đây, rau nhót bán được giá, thậm chí là "cháy" hàng. 
Nhận thấy giá trị kinh tế của sản phẩm này, anh Trần Văn Quân (xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai đã có ý tưởng tạo ra một loại cây trồng thích ứng với sự biến đổi khí hậu như hiện nay. mang một món ăn đặc sản xứ Nghệ đi ra các tỉnh thành trên toàn quốc. Sản xuất không bị phụ thuộc vào nguồn nước ngọt, tận dụng các vùng đất không thể canh tác, bỏ hoang.
https://lh4.googleusercontent.com/YmnEXx-44WuSuXD5ehrFxmheXiBpnf3zix3PyLfPQinezup1nyB0jRdvwmqjSh0ytirZgfct11X-6ZV1uigZFH7KBJbG124EJ5cY4CuyvwAEn3QyhNR9P-T70eVKR_kYo1BHvmQ=s0

Việt Nam hiện có gần 2 triệu ha đất mặn, xấp xỉ chiếm 6% diện tích tự nhiên. Hiện nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu với biểu hiện là nước biển dâng lên. Vấn đề mặn hóa có nguy cơ trầm trọng hơn đặc biệt là các vùng ven biển như Đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề tìm cây gì để thích hợp với biến đổi khí hậu như hiện nay đã là câu hỏi kiến nhiều người trăn trở. Theo anh Quân, cây rau nhót có thể là một giải pháp trong đó.
Từ xa xưa món nộm rau nhót đã là một món ăn dân dã đời thường ở vùng ven biển Nghệ An. Hiện nay, món nộm rau nhót đã trở thành đặc sản Nghệ An nơi đây. Bởi vậy, người dân vùng ven biển Nghệ An không chỉ đơn thuần đi thu hoạch rau nhót tự nhiên để bán mà đã tiến tới trồng rau nhót kinh doanh. Từ giữa năm 2019, anh Quân đã triển khai trồng rau này, tuy nhiên gặp không ít khó khăn mà có thể nói là thất bại.  Không nản chí! Vốn là người miền biển, sinh ra trong cái nắng, cái gió, trong sự chát mặn của biển cả anh đã tận tâm và bỏ nhiều công sức tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng phát triển của loại cây này để tiếp tục trồng. Đến nay đã có rau để bán và phân phối giống cây này.
Cái hay của cây rau nhót này là chịu được độ mặn cao đến 30‰, nên tương đối dễ trồng. Ở những vùng đất chua phèn đều trồng được và phát triển tốt. Cây rau nhót có thể trở thành cây lương thực trong tương lai. Cây trồng này thích ứng với sự biến đổi khí hậu như hiện nay.
 
https://lh5.googleusercontent.com/LbMDd_WSnQtTrzosK4z5Mn8QYT_g-xNDplCTloapWHGIIF7f4KAUR8Dx97p9kf4sZahv9hNhB71Ab9JNsaRWBtvRCz1b2QoVC8HyoGR514U89DzWE-bJgSep7oiZivP7Yo0myOw=s0


Sản phẩm rau nhót là 1 trong 20 công trình vào vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Nghệ An mở rộng 2021. Nói về công trình khởi khởi nghiệp của mình anh Quân cho biết: Rau nhót có thể là cây trồng mới chịu được độ mặn đến 30, khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt như hiện nay để đưa vào sản xuất. Nói về đối tượng khách hàng, anh Quân cho biết thêm “Loại rau này đã có từ xa xưa nên được người dân ưa chuộng và đã trở thành món ăn dân dã đời thường của nhân dân ta. Trước kia sản phẩm chỉ ngoài tự nhiên chỉ khai thác được 2-3 tháng. Nay đã nhân giống và trồng được trồng được trên các vùng đất nhiễm mặn, nên mọi người có thể dễ dàng trồng được nhiều địa điểm khắc nghiệt. Vì vậy có thể phục vụ người tiêu dùng trong thời gian dài”.
Anh Trần Văn Quân muốn thực hiện dự án sản xuất rau nhót năng suất cao, từ 2,5-3 tạ trên 1 sào (500m2) trên một lần cắt. Một năm khai thác 7-8 tháng. Mỗi tháng cắt được từ 2-2,5 lứa. Đây là một trong những công cụ hữu ích để đối phó với ảnh hưởng khí hậu như hiện nay.Thực hiện được dự án này sẽ tạo công ăn việc làm, tận dụng được các vùng đất hoang hóa với độ mặn cao, đồng thời cung cấp 1 sản phẩm rau đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao cho thị trường.
Tuy nhiên, bản thân anh Quân và nhóm thực hiện gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện dự án như: về kỹ thuật trồng, nhân giống và chăm sóc cây rau nhót hiện vẫn chưa có tài liệu nào, nên bản thân tự xây dựng, đo lường, học hỏi rút ra kinh nghiệm. Sau khi sản xuất, việc tìm đại lý tiêu thụ và phân phối còn gặp nhiều khó khăn…, công tác maketting cũng còn bỡ gỡ.
                                                                                                                                      Hải Yến


 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Rau nhót xứ Nghệ
Ngày xuất bản: ngày 06 tháng 10 năm 2021
Nội dung:
Rau nhót là loại rau dại mọc rải rác trên cánh đồng muối mặn, ven các đầm lầy nước lợ và hồ tôm ở các xã vùng biển Quỳnh Lưu. Rau nhót sinh trưởng và phát triển hoàn toàn trong môi trường tự nhiên nên đây là loại rau có vị rất đặc biệt, có lợi cho sức khỏe và được xem là một loại rau sạch.
Khi thời tiết lập xuân, rau nhót phát triển xanh tốt, phụ nữ vùng biển thường tranh thủ đi hái rau về chế biến món ăn cho gia đình, nếu hái được nhiều thì đem bán ở các chợ quê. Chình vì đây là loại rau sạch, giàu chất dinh dưỡng nên được nhiều người tìm mua. Thời gian gần đây, rau nhót bán được giá, thậm chí là "cháy" hàng. 
Nhận thấy giá trị kinh tế của sản phẩm này, anh Trần Văn Quân (xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai đã có ý tưởng tạo ra một loại cây trồng thích ứng với sự biến đổi khí hậu như hiện nay. mang một món ăn đặc sản xứ Nghệ đi ra các tỉnh thành trên toàn quốc. Sản xuất không bị phụ thuộc vào nguồn nước ngọt, tận dụng các vùng đất không thể canh tác, bỏ hoang.
https://lh4.googleusercontent.com/YmnEXx-44WuSuXD5ehrFxmheXiBpnf3zix3PyLfPQinezup1nyB0jRdvwmqjSh0ytirZgfct11X-6ZV1uigZFH7KBJbG124EJ5cY4CuyvwAEn3QyhNR9P-T70eVKR_kYo1BHvmQ=s0

Việt Nam hiện có gần 2 triệu ha đất mặn, xấp xỉ chiếm 6% diện tích tự nhiên. Hiện nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu với biểu hiện là nước biển dâng lên. Vấn đề mặn hóa có nguy cơ trầm trọng hơn đặc biệt là các vùng ven biển như Đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề tìm cây gì để thích hợp với biến đổi khí hậu như hiện nay đã là câu hỏi kiến nhiều người trăn trở. Theo anh Quân, cây rau nhót có thể là một giải pháp trong đó.
Từ xa xưa món nộm rau nhót đã là một món ăn dân dã đời thường ở vùng ven biển Nghệ An. Hiện nay, món nộm rau nhót đã trở thành đặc sản Nghệ An nơi đây. Bởi vậy, người dân vùng ven biển Nghệ An không chỉ đơn thuần đi thu hoạch rau nhót tự nhiên để bán mà đã tiến tới trồng rau nhót kinh doanh. Từ giữa năm 2019, anh Quân đã triển khai trồng rau này, tuy nhiên gặp không ít khó khăn mà có thể nói là thất bại.  Không nản chí! Vốn là người miền biển, sinh ra trong cái nắng, cái gió, trong sự chát mặn của biển cả anh đã tận tâm và bỏ nhiều công sức tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng phát triển của loại cây này để tiếp tục trồng. Đến nay đã có rau để bán và phân phối giống cây này.
Cái hay của cây rau nhót này là chịu được độ mặn cao đến 30‰, nên tương đối dễ trồng. Ở những vùng đất chua phèn đều trồng được và phát triển tốt. Cây rau nhót có thể trở thành cây lương thực trong tương lai. Cây trồng này thích ứng với sự biến đổi khí hậu như hiện nay.
 
https://lh5.googleusercontent.com/LbMDd_WSnQtTrzosK4z5Mn8QYT_g-xNDplCTloapWHGIIF7f4KAUR8Dx97p9kf4sZahv9hNhB71Ab9JNsaRWBtvRCz1b2QoVC8HyoGR514U89DzWE-bJgSep7oiZivP7Yo0myOw=s0


Sản phẩm rau nhót là 1 trong 20 công trình vào vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Nghệ An mở rộng 2021. Nói về công trình khởi khởi nghiệp của mình anh Quân cho biết: Rau nhót có thể là cây trồng mới chịu được độ mặn đến 30, khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt như hiện nay để đưa vào sản xuất. Nói về đối tượng khách hàng, anh Quân cho biết thêm “Loại rau này đã có từ xa xưa nên được người dân ưa chuộng và đã trở thành món ăn dân dã đời thường của nhân dân ta. Trước kia sản phẩm chỉ ngoài tự nhiên chỉ khai thác được 2-3 tháng. Nay đã nhân giống và trồng được trồng được trên các vùng đất nhiễm mặn, nên mọi người có thể dễ dàng trồng được nhiều địa điểm khắc nghiệt. Vì vậy có thể phục vụ người tiêu dùng trong thời gian dài”.
Anh Trần Văn Quân muốn thực hiện dự án sản xuất rau nhót năng suất cao, từ 2,5-3 tạ trên 1 sào (500m2) trên một lần cắt. Một năm khai thác 7-8 tháng. Mỗi tháng cắt được từ 2-2,5 lứa. Đây là một trong những công cụ hữu ích để đối phó với ảnh hưởng khí hậu như hiện nay.Thực hiện được dự án này sẽ tạo công ăn việc làm, tận dụng được các vùng đất hoang hóa với độ mặn cao, đồng thời cung cấp 1 sản phẩm rau đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao cho thị trường.
Tuy nhiên, bản thân anh Quân và nhóm thực hiện gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện dự án như: về kỹ thuật trồng, nhân giống và chăm sóc cây rau nhót hiện vẫn chưa có tài liệu nào, nên bản thân tự xây dựng, đo lường, học hỏi rút ra kinh nghiệm. Sau khi sản xuất, việc tìm đại lý tiêu thụ và phân phối còn gặp nhiều khó khăn…, công tác maketting cũng còn bỡ gỡ.
                                                                                                                                      Hải Yến


 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây