HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Sản xuất thành công giống cây Mắc khén tại Nghệ An
Nội dung:
Cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC) có tên gọi khác là Hoàng mộc hôi hay là cây tiêu rừng, thuộc họ Cam (Rutaceae), là cây thân gỗ nhỡ, cao từ 14 - 18m, vỏ có nhiều gai mọc. Cây Mắc khén phân bố khá rộng ở vùng Tây Bắc, trong đó có nhiều ở tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Ở Nghệ An cây mọc tự nhiên ở những cánh rừng vùng cao ở miền Tây xứ Nghệ. Hạt của cây Mắc khén có vị cay, thơm nồng, rất đặc biệt. Loại hạt này đã được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày của đồng bào người Thái, Mông, Khơ mú ở Nghệ An và người dân ở vùng cao khác, mang lại nét đặc thù về văn hóa ẩm thực, là linh hồn của các món ăn như thức chấm (chẻo),  thịt nướng (cá, gà, lợn, bò), tẩm ướp thịt sấy khô, gác bếp, hun khói. Ngoài làm gia vị, hạt và các bộ phận khác của cây (lá, rễ, vỏ) còn được người dân sử dụng làm các vị thuốc điều trị một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, cảm cúm...  
sn1
Hình 1. Vườn ươm cây Mắc khén tại Trạm bảo vệ rừng Na Chạng, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Hình 2. Cây Mắc khén đủ tiêu chuẩn xuất vườn
            Hiện nay, hạt của cây Mắc khén được khai thác chủ yếu từ tự nhiên với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Các sản phẩm từ cây Mắc khén được khai thác triệt để và tận thu, dẫn đến số lượng cây trong tự nhiên đang giảm dần. Nhận thấy tiềm năng lớn trong phát triển cây Mắc khén thành cây gia vị, dược liệu hàng hóa ở miền Tây Nghệ An, từ năm 2019 Trung tâm ứng dụng tiến bộ Nghệ An (Trung tâm) đã tiến hành nhiệm vụ KHCN bảo tồn cây Mắc Khén và đã xây dựng thành công mô hình bảo tồn với 50 cây trên địa bàn xã Tiền Phong, huyện Quế Phong. Từ cuối năm 2020, Trung tâm đã chủ trì, phối hợp với Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt để tiến hành nghiên cứu sản xuất giống cây Mắc khén từ hạt giống thu trong tự nhiên. Kết quả nghiên cứu đã xác định được công thức xử lý hạt giống phù hợp nhất, cho tỉ lệ hạt nảy mầm đạt 40 %. Từ khi gieo hạt đến khi nảy mầm là 58 ngày. Cây được cho vào bầu trước hình thành rễ thật. Sau gần 6 tháng ươm, hơn 7000 cây giống đã được sản xuất qua hai đợt, phần lớn đạt chiều cao từ 15-35 cm. Cây giống đã được đảo bầu từ 1-2 lần, đảm bảo tiêu chuẩn xuất vườn. Thành công này là cơ sở để sản xuất giống cây Mắc Khén đại trà, cung cấp nguồn cây giống chủ động cho phát triển trồng cây Mắc Khén ở miền Tây Nghệ An, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở vùng đất giàu tiềm năng này.
                                                                                    Nguyễn Quang Huy
                         Trung tâm Ứnng dụng Tiến bộ Khoa học và Công Nghệ Nghệ An
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Sản xuất thành công giống cây Mắc khén tại Nghệ An
Ngày xuất bản: ngày 09 tháng 06 năm 2021
Nội dung:
Cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC) có tên gọi khác là Hoàng mộc hôi hay là cây tiêu rừng, thuộc họ Cam (Rutaceae), là cây thân gỗ nhỡ, cao từ 14 - 18m, vỏ có nhiều gai mọc. Cây Mắc khén phân bố khá rộng ở vùng Tây Bắc, trong đó có nhiều ở tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Ở Nghệ An cây mọc tự nhiên ở những cánh rừng vùng cao ở miền Tây xứ Nghệ. Hạt của cây Mắc khén có vị cay, thơm nồng, rất đặc biệt. Loại hạt này đã được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày của đồng bào người Thái, Mông, Khơ mú ở Nghệ An và người dân ở vùng cao khác, mang lại nét đặc thù về văn hóa ẩm thực, là linh hồn của các món ăn như thức chấm (chẻo),  thịt nướng (cá, gà, lợn, bò), tẩm ướp thịt sấy khô, gác bếp, hun khói. Ngoài làm gia vị, hạt và các bộ phận khác của cây (lá, rễ, vỏ) còn được người dân sử dụng làm các vị thuốc điều trị một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, cảm cúm...  
sn1
Hình 1. Vườn ươm cây Mắc khén tại Trạm bảo vệ rừng Na Chạng, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Hình 2. Cây Mắc khén đủ tiêu chuẩn xuất vườn
            Hiện nay, hạt của cây Mắc khén được khai thác chủ yếu từ tự nhiên với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Các sản phẩm từ cây Mắc khén được khai thác triệt để và tận thu, dẫn đến số lượng cây trong tự nhiên đang giảm dần. Nhận thấy tiềm năng lớn trong phát triển cây Mắc khén thành cây gia vị, dược liệu hàng hóa ở miền Tây Nghệ An, từ năm 2019 Trung tâm ứng dụng tiến bộ Nghệ An (Trung tâm) đã tiến hành nhiệm vụ KHCN bảo tồn cây Mắc Khén và đã xây dựng thành công mô hình bảo tồn với 50 cây trên địa bàn xã Tiền Phong, huyện Quế Phong. Từ cuối năm 2020, Trung tâm đã chủ trì, phối hợp với Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt để tiến hành nghiên cứu sản xuất giống cây Mắc khén từ hạt giống thu trong tự nhiên. Kết quả nghiên cứu đã xác định được công thức xử lý hạt giống phù hợp nhất, cho tỉ lệ hạt nảy mầm đạt 40 %. Từ khi gieo hạt đến khi nảy mầm là 58 ngày. Cây được cho vào bầu trước hình thành rễ thật. Sau gần 6 tháng ươm, hơn 7000 cây giống đã được sản xuất qua hai đợt, phần lớn đạt chiều cao từ 15-35 cm. Cây giống đã được đảo bầu từ 1-2 lần, đảm bảo tiêu chuẩn xuất vườn. Thành công này là cơ sở để sản xuất giống cây Mắc Khén đại trà, cung cấp nguồn cây giống chủ động cho phát triển trồng cây Mắc Khén ở miền Tây Nghệ An, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở vùng đất giàu tiềm năng này.
                                                                                    Nguyễn Quang Huy
                         Trung tâm Ứnng dụng Tiến bộ Khoa học và Công Nghệ Nghệ An
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây