HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Giới khoa học lo ngại biến thể phụ BA.2 kéo dài đợt dịch do Omicron
Nội dung:

Giới khoa học tin rằng dòng phụ BA.2 thậm chí còn lây lan nhanh hơn dòng phổ biến nhất của chủng Omicron là BA.1. Họ lo ngại BA.2 sẽ kéo dài làn sóng dịch bệnh do Omicron trên toàn cầu.


Giới khoa học lo ngại biến thể phụ BA.2 kéo dài đợt dịch do Omicron - Ảnh 1.

Người dân đeo khẩu trang trên đường phố thủ đô London, Anh - Ảnh: REUTERS

Theo báo New York Times, biến thể BA.2 đã lây lan ở ít nhất 57 nước trên thế giới, đặc biệt ở nhiều khu vực tại châu Âu và châu Á.

Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới, bao gồm Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tin rằng BA.1 và BA.2 không khác nhau về nguy cơ gây bệnh nặng ở người. BA.1 vẫn thống trị các ca mắc mới trên thế giới, chiếm 96,4% tổng số ca mắc mới tính đến ngày 31-1, theo WHO.

Tuy nhiên, việc giải trình tự gene chỉ ra rằng BA.2 đang lây lan nhanh chóng trên toàn cầu, và dự kiến sẽ sớm chiếm ưu thế ở Nepal, Philippines, Qatar và các nước khác.

Tại Đan Mạch và Ấn Độ, dòng phụ này đã lây lan nhanh chóng và trở thành biến thể lấn át.

Tại Mỹ, vào tháng 1 chưa có tới 100 ca mắc BA.2, song dòng phụ này đang chiếm khoảng 12% số ca mắc mới hiện nay ở Mỹ.

Nghiên cứu REACT công bố ngày 10-3 của ĐH Imperial College London (Anh) phát hiện dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron đang dần thay thế dòng BA.1 chiếm ưu thế trước đó ở Anh.

"BA.2 dường như dễ lây lan hơn. Nó có thể kéo dài làn sóng Omicron của đại dịch", ông Paul Elliott, chuyên gia dịch tễ học của ĐH Imperial College London, nhận định.

Ngoài ra, theo Hãng tin Reuters, nghiên cứu REACT cũng cho thấy số ca COVID-19 mới tăng ở nhóm người trên 55 tuổi tại xứ England do tiếp xúc xã hội tăng và hiệu quả bảo vệ của vắc xin giảm. 

Anh đã thông báo chương trình tiêm tăng cường trong mùa xuân năm nay dành cho người trên 75 tuổi và một số nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khác để phòng trường hợp khả năng miễn dịch của liều tăng cường ban đầu suy giảm.




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Giới khoa học lo ngại biến thể phụ BA.2 kéo dài đợt dịch do Omicron
Ngày xuất bản: Thứ năm - 17/03/2022 22:27
Nội dung:

Giới khoa học tin rằng dòng phụ BA.2 thậm chí còn lây lan nhanh hơn dòng phổ biến nhất của chủng Omicron là BA.1. Họ lo ngại BA.2 sẽ kéo dài làn sóng dịch bệnh do Omicron trên toàn cầu.


Giới khoa học lo ngại biến thể phụ BA.2 kéo dài đợt dịch do Omicron - Ảnh 1.

Người dân đeo khẩu trang trên đường phố thủ đô London, Anh - Ảnh: REUTERS

Theo báo New York Times, biến thể BA.2 đã lây lan ở ít nhất 57 nước trên thế giới, đặc biệt ở nhiều khu vực tại châu Âu và châu Á.

Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới, bao gồm Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tin rằng BA.1 và BA.2 không khác nhau về nguy cơ gây bệnh nặng ở người. BA.1 vẫn thống trị các ca mắc mới trên thế giới, chiếm 96,4% tổng số ca mắc mới tính đến ngày 31-1, theo WHO.

Tuy nhiên, việc giải trình tự gene chỉ ra rằng BA.2 đang lây lan nhanh chóng trên toàn cầu, và dự kiến sẽ sớm chiếm ưu thế ở Nepal, Philippines, Qatar và các nước khác.

Tại Đan Mạch và Ấn Độ, dòng phụ này đã lây lan nhanh chóng và trở thành biến thể lấn át.

Tại Mỹ, vào tháng 1 chưa có tới 100 ca mắc BA.2, song dòng phụ này đang chiếm khoảng 12% số ca mắc mới hiện nay ở Mỹ.

Nghiên cứu REACT công bố ngày 10-3 của ĐH Imperial College London (Anh) phát hiện dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron đang dần thay thế dòng BA.1 chiếm ưu thế trước đó ở Anh.

"BA.2 dường như dễ lây lan hơn. Nó có thể kéo dài làn sóng Omicron của đại dịch", ông Paul Elliott, chuyên gia dịch tễ học của ĐH Imperial College London, nhận định.

Ngoài ra, theo Hãng tin Reuters, nghiên cứu REACT cũng cho thấy số ca COVID-19 mới tăng ở nhóm người trên 55 tuổi tại xứ England do tiếp xúc xã hội tăng và hiệu quả bảo vệ của vắc xin giảm. 

Anh đã thông báo chương trình tiêm tăng cường trong mùa xuân năm nay dành cho người trên 75 tuổi và một số nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khác để phòng trường hợp khả năng miễn dịch của liều tăng cường ban đầu suy giảm.




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây