HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Không phải tất cả bệnh nhân béo phì đều phát triển bệnh tiểu đường loại 2
Nội dung:

Các nhà khoa học tại Đại học bang Oregon-Hoa Kỳ đã nghiên cứu ra một phương pháp phân tích mới làm sáng tỏ vấn đề về bệnh tiểu đường tuýp 2: Tại sao một số bệnh nhân béo phì lại phát triển căn bệnh này trong khi những người khác thì không.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh chuyển hóa nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 1/10 người Mỹ. Trước đây được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn, đây là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa glucose, một loại đường mang lại năng lượng quan trọng. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường liên quan đến béo phì. Đối với một số bệnh nhân, không đáp ứng đúng cách với insulin-chống lại tác động của insulin, loại hormone do tuyến tụy sản xuất ra, mở cửa cho đường đi vào tế bào. Ở giai đoạn sau của bệnh, khi tuyến tụy suy kiệt, người bệnh không sản xuất đủ insulin để duy trì lượng đường bình thường.

Trong cả hai trường hợp, đường tích tụ trong máu và nếu không được điều trị, tác động làm suy yếu nhiều cơ quan chính, đôi khi đến mức tàn tật hoặc đe dọa tính mạng. Yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường tuýp 2 là thừa cân, thường là kết quả của việc ăn quá nhiều chất béo và đường kết hợp với hoạt động thể chất thấp.

Nhóm nghiên cứu gồm các tác giả Andrey Morgun và Natalia Shulzhenko của Đại học bang Oregon và Giorgio Trinchieri thuộc Viện Ung thư Quốc gia đã phát triển một kỹ thuật phân tích mới, phân tích mạng lưới đa cơ quan, để khám phá các cơ chế đằng sau tình trạng kháng insulin toàn thân giai đoạn đầu. Họ đã tìm hiểu những cơ quan, con đường sinh học và gen nào đang đóng vai trò nào.

Các phát hiện cho thấy một loại vi khuẩn đường ruột cụ thể dẫn đến mô mỡ trắng chứa các tế bào đại thực bào; các tế bào lớn là một phần của hệ thống miễn dịch; liên quan đến kháng insulin, đã được công bố trên tạp chí Journal of Experimental Medicine.

Phó giáo sư Andrey Morgun cho biết: “Các thí nghiệm và phân tích của chúng tôi dự đoán rằng chế độ ăn nhiều chất béo/đường cao chủ yếu tác động lên mô mỡ trắng bằng cách thúc đẩy thiệt hại liên quan đến hệ vi sinh vật đối với quá trình tổng hợp năng lượng, dẫn đến kháng insulin toàn thân. Các phương pháp điều trị thay đổi hệ vi sinh vật của bệnh nhân theo cách nhắm mục tiêu kháng insulin trong tế bào đại thực bào mô mỡ có thể là một chiến lược điều trị mới cho bệnh tiểu đường tuýp 2”. Hệ vi sinh vật đường ruột của con người có hơn 10 nghìn tỷ tế bào vi sinh vật từ khoảng 1.000 loài vi khuẩn khác nhau.

Phó giáo sư Morgun và Shulzhenko, trong nghiên cứu trước đó đã phát triển một phương pháp tính toán, phân tích mạng transkingdom, dự đoán những loại vi khuẩn cụ thể kiểm soát sự biểu hiện của các gen động vật có vú liên quan đến tình trạng y tế cụ thể như bệnh tiểu đường.

Phó giáo sư Shulzhenko cho biết: “Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một đại dịch toàn cầu và số ca chẩn đoán được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới. Chế độ ăn phương Tây - giàu chất béo bão hòa và đường tinh luyện là một trong những yếu tố chính. Nhưng vi khuẩn đường ruột có vai trò quan trọng trong việc điều hòa tác động của chế độ ăn uống”.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã dựa vào cả phân tích mạng transkingdom và phân tích mạng đa cơ quan. Và tiến hành thí nghiệm trên chuột, xem xét ruột, gan, cơ và mô mỡ trắng, đồng thời kiểm tra dấu hiệu phân tử; gen nào đang được biểu hiện; của đại thực bào mô mỡ trắng ở bệnh nhân béo phì.

Phó giáo sư Morgun nói: “Bệnh tiểu đường do chế độ ăn phương Tây gây ra được đặc trưng bởi tổn thương ty thể phụ thuộc vào hệ vi sinh vật. Mô mỡ có vai trò chủ yếu trong việc đề kháng insulin toàn thân và chúng tôi đã xác định đặc điểm của chương trình biểu hiện gen và cơ quan điều hòa chính của đại thực bào mô mỡ có liên quan đến kháng insulin. Chúng tôi phát hiện ra rằng vi khuẩn Oscillibacter, được làm giàu bằng chế độ ăn uống phương Tây, gây ra sự gia tăng của đại thực bào mô mỡ kháng insulin”.

Phó giáo sư Shulzhenko cho biết: “Trước đây chúng tôi đã chỉ ra rằng rối loạn hồi tràng làm trầm trọng thêm khả năng dung nạp glucose bằng cách ức chế mức insulin, có thể liên quan đến các giai đoạn tiến triển hơn của bệnh tiểu đường tuýp 2”.

Đ.T.V (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2022-06-obese-patients-diabetes.html, 4/6/2022




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Không phải tất cả bệnh nhân béo phì đều phát triển bệnh tiểu đường loại 2
Ngày xuất bản: Thứ ba - 14/06/2022 23:15
Nội dung:

Các nhà khoa học tại Đại học bang Oregon-Hoa Kỳ đã nghiên cứu ra một phương pháp phân tích mới làm sáng tỏ vấn đề về bệnh tiểu đường tuýp 2: Tại sao một số bệnh nhân béo phì lại phát triển căn bệnh này trong khi những người khác thì không.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh chuyển hóa nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 1/10 người Mỹ. Trước đây được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn, đây là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa glucose, một loại đường mang lại năng lượng quan trọng. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường liên quan đến béo phì. Đối với một số bệnh nhân, không đáp ứng đúng cách với insulin-chống lại tác động của insulin, loại hormone do tuyến tụy sản xuất ra, mở cửa cho đường đi vào tế bào. Ở giai đoạn sau của bệnh, khi tuyến tụy suy kiệt, người bệnh không sản xuất đủ insulin để duy trì lượng đường bình thường.

Trong cả hai trường hợp, đường tích tụ trong máu và nếu không được điều trị, tác động làm suy yếu nhiều cơ quan chính, đôi khi đến mức tàn tật hoặc đe dọa tính mạng. Yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường tuýp 2 là thừa cân, thường là kết quả của việc ăn quá nhiều chất béo và đường kết hợp với hoạt động thể chất thấp.

Nhóm nghiên cứu gồm các tác giả Andrey Morgun và Natalia Shulzhenko của Đại học bang Oregon và Giorgio Trinchieri thuộc Viện Ung thư Quốc gia đã phát triển một kỹ thuật phân tích mới, phân tích mạng lưới đa cơ quan, để khám phá các cơ chế đằng sau tình trạng kháng insulin toàn thân giai đoạn đầu. Họ đã tìm hiểu những cơ quan, con đường sinh học và gen nào đang đóng vai trò nào.

Các phát hiện cho thấy một loại vi khuẩn đường ruột cụ thể dẫn đến mô mỡ trắng chứa các tế bào đại thực bào; các tế bào lớn là một phần của hệ thống miễn dịch; liên quan đến kháng insulin, đã được công bố trên tạp chí Journal of Experimental Medicine.

Phó giáo sư Andrey Morgun cho biết: “Các thí nghiệm và phân tích của chúng tôi dự đoán rằng chế độ ăn nhiều chất béo/đường cao chủ yếu tác động lên mô mỡ trắng bằng cách thúc đẩy thiệt hại liên quan đến hệ vi sinh vật đối với quá trình tổng hợp năng lượng, dẫn đến kháng insulin toàn thân. Các phương pháp điều trị thay đổi hệ vi sinh vật của bệnh nhân theo cách nhắm mục tiêu kháng insulin trong tế bào đại thực bào mô mỡ có thể là một chiến lược điều trị mới cho bệnh tiểu đường tuýp 2”. Hệ vi sinh vật đường ruột của con người có hơn 10 nghìn tỷ tế bào vi sinh vật từ khoảng 1.000 loài vi khuẩn khác nhau.

Phó giáo sư Morgun và Shulzhenko, trong nghiên cứu trước đó đã phát triển một phương pháp tính toán, phân tích mạng transkingdom, dự đoán những loại vi khuẩn cụ thể kiểm soát sự biểu hiện của các gen động vật có vú liên quan đến tình trạng y tế cụ thể như bệnh tiểu đường.

Phó giáo sư Shulzhenko cho biết: “Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một đại dịch toàn cầu và số ca chẩn đoán được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới. Chế độ ăn phương Tây - giàu chất béo bão hòa và đường tinh luyện là một trong những yếu tố chính. Nhưng vi khuẩn đường ruột có vai trò quan trọng trong việc điều hòa tác động của chế độ ăn uống”.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã dựa vào cả phân tích mạng transkingdom và phân tích mạng đa cơ quan. Và tiến hành thí nghiệm trên chuột, xem xét ruột, gan, cơ và mô mỡ trắng, đồng thời kiểm tra dấu hiệu phân tử; gen nào đang được biểu hiện; của đại thực bào mô mỡ trắng ở bệnh nhân béo phì.

Phó giáo sư Morgun nói: “Bệnh tiểu đường do chế độ ăn phương Tây gây ra được đặc trưng bởi tổn thương ty thể phụ thuộc vào hệ vi sinh vật. Mô mỡ có vai trò chủ yếu trong việc đề kháng insulin toàn thân và chúng tôi đã xác định đặc điểm của chương trình biểu hiện gen và cơ quan điều hòa chính của đại thực bào mô mỡ có liên quan đến kháng insulin. Chúng tôi phát hiện ra rằng vi khuẩn Oscillibacter, được làm giàu bằng chế độ ăn uống phương Tây, gây ra sự gia tăng của đại thực bào mô mỡ kháng insulin”.

Phó giáo sư Shulzhenko cho biết: “Trước đây chúng tôi đã chỉ ra rằng rối loạn hồi tràng làm trầm trọng thêm khả năng dung nạp glucose bằng cách ức chế mức insulin, có thể liên quan đến các giai đoạn tiến triển hơn của bệnh tiểu đường tuýp 2”.

Đ.T.V (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2022-06-obese-patients-diabetes.html, 4/6/2022




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây