HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Vệ tinh của Việt Nam sẽ bay vào quỹ đạo cùng 8 vệ tinh khác
Nội dung:

Trung tâm Vũ trụ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, ngày 17/8, Vệ tinh NanoDragon do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) chế tạo đã chính thức bàn giao cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, phía nam Nhật Bản.

Trước khi bàn giao, trong 2 ngày 16 và 17/8, JAXA đã thực hiện các công đoạn kiểm tra lần cuối bảo đảm an toàn phóng vệ tinh như kiểm tra hình dáng, kích thước, hệ thống đóng cắt nguồn điện trong khi phóng…

Theo JAXA, dự kiến vệ tinh NanoDragon sẽ được phóng lên quỹ đạo trước tháng 3/2022 theo Chương trình “Trình diễn công nghệ vệ tinh sáng tạo 2”.

Tham gia phóng cùng vệ tinh của Việt Nam lần này có tất cả 9 vệ tinh, bao gồm: 1 vệ tinh chính của  JAXA, nặng khoảng 100 kg (vệ tinh RAISE-2); 4 vệ tinh lớp micro (gồm: HIBARI (55 kg) của Viện Công nghệ Tokyo; Z-Sat (46 kg) của Công ty TNHH Mitsubishi Heavy Industries; DRUMS (62 kg) của Công ty TNHH Kawasaki Heavy Industries; TeikyoSat-4 (52 kg) của Trường Đại học Teikyo); 4 vệ tinh lớp cubesat (gồm: NanoDragon (3,8 kg) của VNSC phối hợp cùng Công ty TNHH điện tử Meisei; ASTERISC (4 kg) của Viện Công nghệ Chiba; ARICA (1 kg) của Trường Đại học Aoyama Gakuin; KOSEN-1 (3 kg) của Trường Cao đẳng quốc gia Kochi.

Tất các vệ tinh này sẽ được phóng bằng tên lửa Epsilon số 5 của Nhật Bản. Lịch phóng chi tiết sẽ được Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản thông báo đến các đối tác.

Vệ tinh NanoDragon  là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg, với kích thước tiêu chuẩn 3U (100x100x340,5mm),  là sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển Vệ tinh nhỏ “Made in Vietnam” của VNSC nhằm thực hiện "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 4/2/2021. 

Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của VNSC.


THANH QUÝ



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Vệ tinh của Việt Nam sẽ bay vào quỹ đạo cùng 8 vệ tinh khác
Ngày xuất bản: Thứ năm - 19/08/2021 00:12
Nội dung:

Trung tâm Vũ trụ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, ngày 17/8, Vệ tinh NanoDragon do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) chế tạo đã chính thức bàn giao cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, phía nam Nhật Bản.

Trước khi bàn giao, trong 2 ngày 16 và 17/8, JAXA đã thực hiện các công đoạn kiểm tra lần cuối bảo đảm an toàn phóng vệ tinh như kiểm tra hình dáng, kích thước, hệ thống đóng cắt nguồn điện trong khi phóng…

Theo JAXA, dự kiến vệ tinh NanoDragon sẽ được phóng lên quỹ đạo trước tháng 3/2022 theo Chương trình “Trình diễn công nghệ vệ tinh sáng tạo 2”.

Tham gia phóng cùng vệ tinh của Việt Nam lần này có tất cả 9 vệ tinh, bao gồm: 1 vệ tinh chính của  JAXA, nặng khoảng 100 kg (vệ tinh RAISE-2); 4 vệ tinh lớp micro (gồm: HIBARI (55 kg) của Viện Công nghệ Tokyo; Z-Sat (46 kg) của Công ty TNHH Mitsubishi Heavy Industries; DRUMS (62 kg) của Công ty TNHH Kawasaki Heavy Industries; TeikyoSat-4 (52 kg) của Trường Đại học Teikyo); 4 vệ tinh lớp cubesat (gồm: NanoDragon (3,8 kg) của VNSC phối hợp cùng Công ty TNHH điện tử Meisei; ASTERISC (4 kg) của Viện Công nghệ Chiba; ARICA (1 kg) của Trường Đại học Aoyama Gakuin; KOSEN-1 (3 kg) của Trường Cao đẳng quốc gia Kochi.

Tất các vệ tinh này sẽ được phóng bằng tên lửa Epsilon số 5 của Nhật Bản. Lịch phóng chi tiết sẽ được Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản thông báo đến các đối tác.

Vệ tinh NanoDragon  là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg, với kích thước tiêu chuẩn 3U (100x100x340,5mm),  là sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển Vệ tinh nhỏ “Made in Vietnam” của VNSC nhằm thực hiện "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 4/2/2021. 

Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của VNSC.


THANH QUÝ



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây